Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú? Lời khuyên từ chuyên gia

4.7/5 - (17 bình chọn)

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không là băn khoăn, lo lắng chung của nhiều sản phụ. Việc cho con bú trong thời gian bị nổi mề đay khiến mẹ bỉm lo sợ về chất lượng dòng sữa cũng như e ngại sẽ lây bệnh cho con. Trong bài viết này, chuyên gia sức khỏe sẽ đưa ra thông tin hữu ích giúp chị em tìm được câu trả lời chính xác nhất.

Triệu chứng khi nổi mề đay sau sinh 

Nổi mề đay sau sinh là một trong những bệnh lý thường gặp ở các mẹ bỉm sữa, đặc biệt là phụ nữ sinh mổ. Bệnh có triệu chứng nổi mẩn ngoài da, tuy nhiên cũng có thể đi kèm với một số biểu hiện cơ năng và toàn thân khác. Dưới đây là một số triệu chứng rất dễ nhận biết khi nổi mề đay sau sinh:

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]
Triệu chứng cơ bản của mề đay là nổi mẩn đỏ thành vùng
Triệu chứng cơ bản của mề đay là nổi mẩn đỏ thành vùng
  • Nổi mẩn đỏ, phát ban dạng mảng với kích thước không đồng đều ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Khi mới chớm phát, bệnh chỉ xuất hiện ở một vài chỗ, sau đó nhanh chóng lan rộng ra. 
  • Các vị trí nổi mẩn có bờ tròn, đỏ và biểu hiện rõ ràng so với các vùng khác trên cơ thể. 
  • Cảm giác khó chịu, châm chích, nhất là vào ban đêm.
  • Ở những diễn biến nặng, một số mẹ xuất hiện tình trạng sưng mí, mắt, môi, bộ phận sinh dục,….
  • Nổi mề đay sau sinh dẫn đến tâm trạng mệt mỏi, có thể gây sốt nhẹ và luôn trong trạng thái lo lắng mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không

Đang cho con bú bị nổi mề đay nguyên nhân do đâu?   

Theo Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc: Phụ nữ sau sinh thường có sự thay đổi về nội tiết tố, cơ địa cũng dễ nhạy cảm hơn vì vậy có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, sản phụ bị nổi mày đay còn do một số nguyên nhân bao gồm:  

  • Rối loạn nội tiết: Quá trình thai kỳ, sinh con là giai đoạn mà cơ thể phụ nữ thay đổi nội tiết rất nhiều. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch và sức đề kháng giảm sút và tạo điều kiện cho các bệnh lý như mề đay xuất hiện. 
  • Tiết quá nhiều mồ hôi: Đây là tình trạng phổ biến ở giai đoạn sau sinh của mẹ bỉm sữa, luôn thấy nóng và tiết nhiều mồ hôi gây bít tắc lỗ chân lông khiến dễ nổi mề đay.
  • Yếu tố tâm lý: Căng thẳng trong thời gian đầu làm mẹ là biểu hiện thường gặp sau sinh do giờ giấc sinh hoạt thay đổi và có tâm lý bất ổn. Tâm lý không tốt kết hợp với thể trạng cơ thể suy yếu là một trong những nguyên nhân mẹ cho con bú bị nổi mề đay.
  • Do chế độ ăn uống: Trong giai đoạn sau sinh, ở cữ, nhiều mẹ kiêng khem quá nhiều loại thực phẩm khác nhau một cách không khoa học dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu chất và nổi mề đay. 
  • Do các tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc kháng sinh, kích sinh, gây tê, giảm đau,…cũng dẫn đến bệnh lý nổi mề đay sau sinh. 
  • Do thời tiết thay đổi đột ngột: Không chỉ mẹ sau sinh mà cơ thể bình thường khi thời tiết biến đổi quá nhanh, da không thích ứng kịp và dễ nổi mề đay. 

Ngoài những nguyên nhân chính được nêu trên thì mẹ sử dụng mỹ phẩm có thành phần không tốt, tiếp xúc với phấn hoa, lông chó mèo, côn trùng đốt… cũng gây ra nổi mề đay. 

Vậy mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?  

Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên, mẹ nổi mề đay sau sinh có thể là nguyên nhân di truyền, thay đổi nội tiết, sức đề kháng yếu, thời tiết thay đổi đột ngột… chứ không qua tiếp xúc truyền nhiễm. Mày đay không phải là bệnh lý lây lan nên hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sữa mẹ. Do vậy, mẹ đang cho con bú bị nổi mề đay vẫn có thể cho con bú bình thường được vì không sợ nguy cơ lây nhiễm. 

Tuy nhiên, nếu mẹ bỉm sử dụng thuốc để điều trị mề đay thì phải lưu ý vì một số thuốc kháng sinh có tác dụng phụ là gây tắc tia sữa và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên, khi mẹ sử dụng thuốc Tây thì không nên cho con bú vì một số thành phần trong thuốc sẽ bài tiết qua sữa mẹ, không có lợi cho cơ thể của con. 

Mẹ nổi mề đay có nên cho con bú không là băn khoăn của rất nhiều mẹ bỉm sau sinh
Mẹ nổi mề đay có nên cho con bú không là băn khoăn của rất nhiều mẹ bỉm sau sinh

Các thành phần trong thuốc ảnh hưởng đến cân nặng và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt động thần kinh của trẻ sẽ bị thay đổi nếu mẹ sử dụng thuốc kháng sinh mà vẫn cho con bú. Do vậy, nếu bị nổi mề đay sau sinh, mẹ cần thực hiện đúng theo những chỉ định của bác sĩ, không tự ý uống các loại thuốc để tránh ảnh hưởng đến trẻ. Nếu đã sử dụng Tây thì mẹ không nên cho con bú trong thời gian vài ngày.

Các phương pháp điều trị nổi mề đay sau sinh   

Thuốc Tây đặc trị mề đay thường chống chỉ định với phụ nữ đang cho con bú bởi thuốc thường gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới dòng sữa mẹ. Do vậy, chị em không nên áp dụng phương pháp này. Trong trường hợp phải sử dụng thì cần hỏi ý kiến và nhờ sự tham vấn từ bác sĩ chuyên môn. Dưới đây, chúng tôi xin gợi ý một số cách chữa mày đay an toàn mà chị em có thể lựa chọn:

Điều trị bằng phương pháp dân gian  

Điều trị mề đay bằng phương pháp dân gian được nhiều mẹ tin dùng vì lành tính và có độ an toàn cao, ít gây tác dụng phụ. Dưới đây là một số thảo dược thiên nhiên có công dụng điều trị mề đay hiệu quả và nhanh chóng: 

  • Sử dụng lá kinh giới để chữa mề đay

Kinh giới là loại thuốc dân gian có vị cay, chuyên đặc trị mẩn ngứa, nổi mề đay, côn trùng cắn,…. Sử dụng kinh giới thì mẹ bị nổi mề đay vẫn có thể cho con bú bình thường mà không ảnh hưởng đến bài tiết sữa. Ngoài có tác dụng điều trị mề đay, kinh giới còn có tác dụng tốt trong việc đào thải độc tố trong cơ thể, điều hòa khí huyết. 

  • Rau má điều trị mề đay hiệu quả

Rau má nổi tiếng là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe và được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, công dụng điều trị mề đay của rau má thì thường ít người biết đến. Sử dụng rau má rất an toàn và có lợi cho sức khỏe, mẹ điều trị mề đay vẫn có thể cho con bú. 

Rau má có công dụng điều trị mề đay rất hiệu quả
Rau má có công dụng điều trị mề đay rất hiệu quả
  • Điều trị mề đay bằng lá tía tô

Tía tô được biết đến là cây thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm. Theo nghiên cứu, công dụng tốt nhất của tía tô là điều trị các bệnh ngoài da và chữa mẩn ngứa, mề đay.

  • Dùng đinh lăng để chữa mề đay

Đinh lăng không còn là dược liệu xa lạ trong Đông y. Đặc tính của đinh lăng là có tính mát, giúp lưu thông khí huyết rất tốt. Ngoài ra, trong đinh lăng có chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm cơn ngứa, mụn nhọt… nên thường được sử dụng để chữa các bệnh lý về da liễu. 

  • Chữa mề đay bằng tắm chè xanh 

Chè xanh có chứa nhiều hoạt chất rất tốt cho cơ thể như EGCG, flavonoid, vitamin và tanin cùng nhiều khoáng chất có lợi khác. Chè xanh có công dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, giảm tức thì các cơn ngứa ngáy, mề đay… Do đó, chè xanh là một loại dược liệu thường được sử dụng để điều trị dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt,…

Sử dụng chè xanh là phương pháp điều trị mề đay dân gian được nhiều người tin dùng
Sử dụng chè xanh là phương pháp điều trị mề đay dân gian được nhiều người tin dùng
  • Điều trị hiệu quả mề đay bằng lá khế 

Một phương pháp dân gian để điều trị mề đay mà các mẹ không thể bỏ qua là sử dụng lá khế. Trong Đông y, lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm. Các hoạt chất có trong lá khế sẽ nhanh chóng giảm đi các cơn ngứa ngáy, châm chích của mề đay. Duy trì lá khế để tắm từ 3-4 lần/tuần giúp điều trị mề đay hiệu quả. 

  • Sử dụng gừng để điều trị mề đay

Một loại dược liệu quen thuộc và dễ tìm nhất chính là gừng – gia vị quen thuộc của người Việt. Gừng có đặc tính ấm, vị cay, mang công dụng thải độc tố rất tốt. Đặc biệt, trong gừng có chứa hoạt chất gingerol tương đương với histamine tự nhiên. Do vậy, sử dụng gừng để điều trị mề đay rất hiệu quả và lành tính. 

Điều trị mề đay bằng phương pháp Đông y 

Theo quan điểm YHCT, phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay là do cơ thể bị xâm nhập bởi các yếu tố ngoại tà dẫn tới tích tụ nhiều độc tố. Lâu dần sẽ gây nhiệt huyết, chức năng gan thận suy giảm mà sinh ra mẩn ngứa, sẩn phù. Để trị bệnh cần loại bỏ căn nguyên, đồng thời bồi bổ cơ thể tạo hàng rào bảo vệ vững chắc. Tuy nhiên phép trị cũng cần đảm bảo nguyên tắc an toàn cho mẹ, lành tính cho con.

Thuốc Đông y đang là lựa chọn hàng đầu của các mẹ bỉm khi điều trị mề đay
Thuốc Đông y đang là lựa chọn hàng đầu của các mẹ bỉm khi điều trị mề đay

Bài thuốc Đông y được tinh chiết 100% thảo dược, không chứa độc tố sẽ là lựa chọn tối ưu nhất cho mẹ bỉm. Chị em có thể tham khảo một số bài thuốc chữa mề đay dưới đây:

Bài thuốc 1: Bao gồm các loại thảo dược sau:

  • Kinh giới, phòng phong, cam thảo, thuyền thoái: 6g
  • Bèo cái, lá đơn, ngưu bàng, đại thanh diệp, liên kiều, đan bi, kim ngân hoa, sinh địa: 10g

Các loại thảo dược này sắc chung với nhau, liều lượng là mỗi ngày 1 thang thuốc.

Bài thuốc 2: Bao gồm tổng hợp các loại thảo dược:

  • Cỏ mần trầu, tang diệp, kim ngân hoa: 20g
  • Ké đầu ngựa, xương bồ, tang ký sinh: 16g
  • Sài hồ, hoàng cầm, bạch thược, cam thảo: 12g 

Các loại thảo dược này sắc chung với nhau, liều lượng là mỗi ngày 1 thang thuốc.

Một số biện pháp hạn chế nổi mề đay sau sinh 

Nếu các mẹ bị nổi mề đay sau sinh thì rất dễ tái phát lại nhiều lần nếu không sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ dưỡng chất. Dưới đây là một số biện pháp hạn chế tái phát bệnh mề đay sau sinh: 

  • Mẹ cần nhận được sự quan tâm, chia sẻ, động viên và chăm con cùng chồng và gia đình để có nhiều thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc cơ thể.
  • Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với mỹ phẩm có thành phần gây kích ứng.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không nên ăn những loại thực phẩm lạ.
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích và hút thuốc lá.
  • Cung cấp đầy đủ nước mỗi ngày, lưu ý dưỡng da đủ độ ẩm cần thiết. 

Trên đây là những thông tin quan trọng giúp các mẹ giải được bài toán “mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú” hay không. Nổi mề đay sau sinh là bệnh lý thường gặp, các mẹ cần chăm sóc và điều trị dứt điểm để bệnh không tái phát thường xuyên. 

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc đã nhận được phản hồi tích cực từ đông đảo người bệnh và giới chuyên môn về hiệu quả cũng như tính an toàn. [Xem review chi tiết]

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo