Đau Đầu: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Đau đầu là tình trạng mà bất cứ ai cũng từng gặp phải nhiều lần trong đời. Đau đầu có thể do trạng thái mệt mỏi của cơ thể, căng thẳng thần kinh nhưng trong nhiều trường hợp đây lại là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm cần điều trị. Kiến thức bệnh đau đầu cùng giải pháp điều trị hiệu quả sẽ được tổng hợp trong nội dung bài viết này.
Đau đầu là bệnh gì? Giải đáp chi tiết
Chứng đau đầu là trạng thái phổ biến và có thể gặp bất cứ lúc nào, ngay cả ở những người khỏe mạnh. Tình trạng đau đầu nếu diễn ra thường xuyên sẽ tác động tiêu cực tới chất lượng cuộc sống và khiến bạn mệt mỏi, giảm sút tinh thần, dễ cáu gắt.
Đau đầu thoáng qua là triệu chứng cấp tính tạm thời. Nhưng đau đầu thường xuyên, kéo dài kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, chóng mặt là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp khi bị đau đầu.
Đau đầu Migraine hay đau đầu vận mạch
Chứng đau đầu Migraine còn được gọi là đau đầu vận mạch được xếp vào một loại bệnh về thần kinh gây ra các cơn đau nửa đầu diễn tiến theo từng cơn. Điểm đặc biệt của bệnh lý này là các cơn nhức đầu sẽ xuất hiện theo nhịp mạch. Mức độ đau có thể đi từ nhẹ, đau thoáng qua đến đau nhức nghiêm trọng.
Bệnh nhân có thể đau nửa đầu bên trái, rồi loại chuyển sang đau nửa đầu bên phải theo chu kỳ. Tình trạng đau nhức đầu kéo dài trong vài giờ, hoặc cũng có thể dai dẳng liên tục trong vài ngày.
Dấu hiệu của bệnh mạn tính
Rất nhiều bệnh lý mạn tính có biểu hiện là tình trạng đau đầu chẳng hạn như đau xơ xơ, tiểu đường, lupus ban đỏ… Nếu chứng đau đầu của bạn diễn ra liên tục, thường xuyên và khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và công việc thì hãy tới gặp bác sĩ sớm để làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác bệnh.
Đau đầu do viêm xoang
Bệnh viêm xoang có thể gây ra triệu chứng đau đầu nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng đau nửa đầu. Khảo sát cho thấy có tới gần 90% bệnh nhân viêm xoang cho biết thường xuyên bị đau đầu, với mức độ vừa đến nghiêm trọng. Chỉ khi khỏi viêm xoang thì tình trạng đau đầu mới có thể chấm dứt.
Bệnh u não
U não có thể gây ra cơn đau đầu dai dẳng, triền miên, mức độ đau tăng dần và đau rất dữ dội. Nếu tình trạng đau đầu thường xuyên xảy ra và vượt quá sức chịu đựng của bạn thì nên đi khám, chụp CT scan não để biết chính xác nhất tình trạng bệnh.
Thiếu máu nghiêm trọng
Tình trạng thiếu máu kéo dài cũng gây ra các cơn đau đầu, kèm theo chóng mặt. Nguyên nhân là khi lượng máu trong cơ thể không đủ sẽ dẫn tới thiếu máu lên não và gây ra các cơn đau đầu.
Các triệu chứng đau đầu thường gặp
Ngoài các bệnh lý có liên quan mật thiết tới tình trạng đau đầu kể trên, nhiều người có thể gặp các chứng đau đầu khác nhau. Dưới đây là một số tình trạng đau đầu điển hình thường gặp nhất.
Đau nửa đầu bên trái
Tình trạng đau nửa đầu bên trái thường có liên quan đến các yếu tố gây căng thẳng thần kinh. Khi người bệnh phải đối mặt với áp lực lớn thì cuộc sống hay cường độ công việc cao, hoặc một biến cố bất ngờ nào đó… sẽ khiến thần kinh trở nên căng thẳng quá mức và dẫn tới những cơn đau nửa đầu ở bên trái.
Đau nửa sau đầu
Thường xuyên bị đau nửa sau đầu là dấu hiệu rất rõ ràng cảnh báo tình trạng thiếu máu lên não. Một số trường hợp đang có một viêm nhiễm nào đó khiến dây thần kinh thụ cảm nhạy cảm hơn và dẫn các tín hiệu khiến não bộ nhận định cơn đau nhức ở khu vực sau đầu.
Nếu đau nửa đầu sau gáy xuất hiện nhiều thì cần thận trọng nguy cơ các bệnh lý nguy hiểm cho tính mạng như xuất huyết não, đột quỵ, viêm màng não… Ngoài ra việc ngồi sai tư thế, nằm ngủ trên gối quá cao, chứng đau vai cổ gáy thông thường cùng có thể dẫn tới cơn đau nửa sau đầu.
Đau đầu buồn nôn
Tình trạng đau đầu buồn nôn cũng xảy ra khá phổ biến. Nhiều người gặp tình trạng này là do sự căng thẳng, âu lo quá mức. Ngoài ra một số vấn đề sức khỏe khác cũng có thể khiến người bệnh đau đầu kèm buồn nôn như ngộ độc thức ăn, huyết áp tăng cao đột ngột, viêm mê đạo tai, dị ứng thức ăn…
Đau đầu nhức mắt
Khá nhiều người thường xuyên than phiền về tình trạng đau đầu nhức mắt với biểu hiện nhức đầu kèm theo đau xung quanh hốc mắt hoặc một số vấn đề khác như chảy nước mắt, suy giảm thị lực…
Đa số các trường hợp này có thể là do chứng đau đầu Migraine, cơn đau thường gia tăng khi vận động nhiều và tái phát liên tục. Ngoài ra, một số tình trạng khác như cảm cúm, sốt virus, hay bệnh sốt xuất huyết cũng có thể gây ra đau đầu nhức mắt.
Đau đầu kinh niên
Đau đầu kinh niên hay còn gọi là nhức đầu mãn tính là trạng thái người bệnh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau đầu xảy đến bất cứ lúc nào, kéo dài liên tục từ 15 ngày đến một tháng. Nếu đau đầu kéo dài liên tục hơn ba tháng có thể dẫn tới tình trạng đau đầu mãn tính hàng ngày, với tần suất đau dày đặc, kéo dài hơn bốn giờ mỗi ngày.
Đau đầu vùng trán
Đau đầu vùng trán là tình trạng đau nhức đầu xảy ra ở khu vực từ hai thái dương kéo vào vùng dọc lông mày. Cơn nhức đầu thường diễn ra âm ỉ, không quá gay gắt nhưng gây cảm giác mệt mỏi, rất khó chịu.
Đau đầu vùng trán rất thường gặp và có thể do nhiều yếu tố khác nhau tác động, như căng thẳng thần kinh, vấn đề về mạch máu não, viêm nhiễm ở khu vực đầu, cổ mặt hoặc rối loạn chức năng thần kinh.
Đau đầu ù tai
Nhiều người bệnh than phiền rằng họ bị chứng đau đầu ù tai hành hạ gây mệt mỏi, gia tăng căng thẳng và áp lực. Cơn đau nhức đầu thường đi liền với tình trạng ù tai, khiến người bệnh liên tục nghe thấy âm thanh lạ ở trong tai rất khó chịu. Chứng đau đầu ù tai có thể xảy ra từng cơn, hoặc đôi khi kéo dài liên tục, có thể ù ở một bên tai hoặc cả hai tai.
Theo các chuyên gia tình trạng đau đầu ù tai có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như đau nửa đầu, huyết áp cao, rối loạn tiền đình hoặc bệnh meniere.
Đau đầu giật dây thần kinh
Biểu hiện đau đầu giật dây thần kinh rất đặc trưng cho bệnh lý đau nửa đầu Migraine. Khi mạch máu não co bóp nhanh hơn bình thường sẽ gây ra cảm giác đau nhức đầu, kèm theo giật dây thần kinh giống như mạch đập.
Ngoài ra tình trạng này cũng có thể là biểu hiện sự bất thường của mạch máu não, cảnh báo nguy cơ tắc nghẽn mạch máu não hoặc rối loạn tuần hoàn máu não.
Đau đầu về chiều
Đau đầu về chiều đa số giống với các cơn đau đầu thông thường khác, có thể xảy ra ở toàn bộ vùng đầu hoặc chỉ một bên đầu. Tuy nhiên, cơn đau chỉ xảy ra vào thời điểm buổi chiều, mức độ có thể từ nhẹ đến rất dữ dội. Tình trạng đau đầu về chiều xảy ra có thể do cơ thể bị mất nước, căng cơ, hoặc do đầu đầu chùm.
Đau đầu khó thở
Tình trạng đau đầu khó thở có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, song tỉ lệ cao hơn ở những người cao tuổi. Đây là một trong những biểu hiện sớm của một số bệnh lý nguy hiểm về hệ thần kinh và tim mạch như: Thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não, suy nhược thần kinh. Ngoài ra, một số bệnh lý về hô hấp cũng có thể gây đau đầu khó thở như viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi tắc nghẽn, hen suyễn…
Đau đầu sau sinh
Thống kê cho thấy có đến gần 40% phụ nữ phải đối mặt với các cơn đau đầu sau sinh. Tình trạng này có thể đi kèm các cơn đau nhức ở vùng vai cổ gáy, thường kéo dài nhiều tuần sau khi sinh em bé.
Điều này xảy ra do sau khi sinh nở, nội tiết tố thay đổi đột ngột, kết hợp với sự căng thẳng, lo âu của người mẹ khi phải chăm sóc em bé mới chào đời và tình trạng đau nhức người sau khi sinh. Đôi khi chứng đau đầu sau sinh cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc giảm đau hoặc gây tê được sử dụng trong quá trình sinh nở.
Nhức đầu chóng mặt
Nhức đầu chóng mặt là tình trạng xảy ra rất phổ biến mà hầu hết ai cũng từng gặp phải. Đôi khi cơn nhức đầu chóng mặt chỉ thoáng qua, nhưng cũng có thể gây đau nhức dữ dội, tái phát liên tục hoặc kéo dài dai dẳng. Đa số các trường hợp chứng nhức đầu chóng mặt vô hại, nhưng nếu tình trạng diễn ra rất thường xuyên, nó có thể là lời cảnh báo nguy cơ một số bệnh lý như: phình động mạch não, đột quỵ…
Nguyên nhân đau đầu liên tục
Chứng đau đầu có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hầu như ai cùng từng gặp phải. Nếu chỉ là cơn đau đầu thoáng qua, bạn chỉ cần nghỉ ngơi và nó tự biến mất. Tuy nhiên, nếu đau đầu liên tục thì chắc chắn cơ thể bạn đang gặp phải vấn đề gì đó. Có thể điểm qua các nguyên nhân chính gây ra chứng đau đầu liên tục như:
Nguyên nhân đau đầu không do bệnh lý
Một số vấn đề trong công việc, sinh hoạt có thể gây ra tình trạng đau đầu như:
- Căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống, lo âu kéo dài
- Cơ thể mất nước, thiếu máu, thiếu oxy lên não.
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tiền mãn kinh, sau sinh, chu kỳ kinh nguyệt
- Tác dụng phụ của thuốc.
- Sử dụng các chất kích thích nhu cafe, rượu bia, thuốc lá
- Thay đổi thói quen sinh hoạt, thức khuya, thiếu ngủ, thay đổi múi giờ…
Nguyên nhân đau đầu do bệnh lý
Đau đầu do bệnh thần kinh như: Bệnh đau nửa đầu, chấn thương sọ não, hội chứng tăng áp lực nội sọ, rối loạn chức năng, bệnh mạch máu não – màng não.
Đau đầu do các bệnh nội khoa như: Bệnh tiêu hoa, bệnh tim mạch, thiếu máu, bệnh thận món tính, rối loạn nội tiết.
Đau đầu liên tục do biến dạng cột sống cổ, viêm xương sọ, ung thư di căn vào hộp sọ, thoát vị đĩa đệm cổ, viêm động mạch thái dương, thoái hóa đốt sống cổ…
Một số bệnh lý cấp tính có thể gây ra cơn đau đầu dữ dội tức thì như: say nắng, say sóng, nhiễm khuẩn cấp tính toàn thân, nhiễm độc.
Điều trị đau đầu đúng cách để phục hồi sức khỏe
Để điều trị đau đầu hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải điều trị vào bệnh căn. Nghĩa là cần tìm ra đúng nguyên nhân gây đau đầu, tiếp đó loại bỏ nguyên nhân đó thì mới dứt điểm được tình trạng đau đầu. Ngoài ra, có thể điều trị kết hợp thêm bằng các loại thuốc phù hợp để giảm triệu chứng bệnh.
Chữa đau đầu bằng thuốc Tây
Đa số các cơn đau đầu thông thường không cần sử dụng thuốc mà có thể tự hết. Hoặc cơn đau đầu dữ dội thoáng qua có thể được kiểm soát ngay lập tức bằng thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol.
Tuy nhiên với các trường hợp đau đầu nghiêm trọng và kéo dài bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc điều trị như:
- Thuốc chống phù não
- Thuốc đặc trị Migraine: Đặc sử dụng với các trường hợp bệnh lý đau đầu vận mạch.
- Thuốc dự phòng trầm cảm giúp giảm căng thẳng.
- Thuốc trấn tĩnh: Được sử dụng trong những trường hợp đau đầu dai dẳng do yếu tố tâm lý.
- Thuốc giảm đau: Giúp ngắt cơn đau đầu nhanh chóng như: panadol, Acetaminophen, Aspirin, Fenoprofen…
Lưu ý: Các loại thuốc Tây đa số đề giúp giảm tức thời cơn đau đầu. Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau để chống lại cơn đau đầu dễ gây phụ thuộc thuốc và ảnh hưởng rất xấu tới hệ thần kinh. Vì vậy, đau đầu uống thuốc gì cần được bác sĩ tư vấn.
Ngoài ra, sử dụng các dòng thực phẩm chức năng bổ não cũng là một phương án giúp cải thiện các triệu chứng đau đầu
Trị chứng đau đầu bằng Đông y
Theo Đông y, bệnh đau đầu được xếp vào chứng “đầu thống” mà căn nguyên được chia thành hai nhóm là ngoại cảm và nội thương. Đầu thống do ngoại cảm là chứng đau đầu do ngoại tà như phong tà, thấp, nhiệt, hàn tác động vào đầu khiến kinh mạch tắc nghẽn gây ra đau nhức.
Đầu thống do nội thương là tình trạng khí huyết đình trệ, khí hư, huyết ứ khiến kinh mạch không thông, khí uất hóa hỏa, tình chí bất hòa gây nên.
Nhìn chung căn nguyên gây đau đầu dù là ngoại cảm hay nội thương đều là do mạch lạc không điều hòa, khí huyết ứ trệ mà nên. Biện chứng luận trị Y học cổ truyền đi sâu vào điều hòa khí huyết, dưỡng tâm, an thần, hoạt huyết, thông mạch để giải quyết tận gốc tình trạng đau nhức đầu và phòng ngừa tái phát.
Một số bài thuốc Đông y trị đau đầu như:
Bài thuốc 1
Chuẩn bị: Thiên ma 9g, Sơn chi 9g, Câu đằng 12g, Ngưu tất 12g, Hoàng cầm 9g, Phục thần 9g, Đỗ trọng 9g, Tang ký sinh 9g, Ích mẫu 9g.
Cách dùng: Sắc mỗi ngày một thang chia uống 2 lần mỗi ngày. Ít nhất phải uống liên tục 7 thang mới đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc 2
Chuẩn bị: Quyết minh tử 16g, Câu đằng 12g, Hạ khô thảo 16g, Hương phụ 12g, Mạn kinh tử 12g, Cam thảo 6g, Chi tử 8g
Cách dùng: Cần sắc uống mỗi ngày một thang chia 2 – 3 lần, liên tục trong 7 ngày.
Điều trị đau đầu tại nhà
Việc kết hợp với một số phương pháp tự trị liệu tại nhà cũng có thể giúp bạn làm giảm cơn đau đầu, thư giãn tinh thần và giảm mệt mỏi. Nếu cơn đau đầu đến bất chợt, hãy thử một số cách sau:
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Sử dụng túi chườm nóng hoặc dùng một chiếc khăn sạch quấn vài viên đá nhỏ, sau đó nhẹ nhàng đặt lên vùng trán, thái dương và đầu. Cách này sẽ giúp làm giảm tức thời cơn đau nhức đầu. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm lên vùng cơ bắp, khu vực vai, cổ, gáy để giúp thư giãn, giảm căng cơ, nhờ đó cơn đau đầu cũng sẽ dịu bớt đi.
Xông lá chữa đau đầu
Xông hơi bằng một số loại lá cây là mẹo dân gian được khá nhiều người áp dụng để chữa đau đầu. Cách làm rất đơn giản, sử dụng một số loại lá chứa tinh dầu như lá sả, lá chanh, lá bưởi, lá hương nhu… đem rửa sạch rồi đun sôi cùng một nồi nước. Tiếp đó đặt nồi nước gần người, dùng một chiếc chăn trùm kín người và nồi nước, từ từ hé vung nồi từng chút một để hơi nước tỏa đều quanh người.
Tắm nước ấm hoặc ngâm bồn nước nóng
Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen sẽ giúp cơ thể thư giãn, tăng cường lưu thông khí huyết và kinh mạch toàn thân, nhờ đó bạn sẽ cảm thấy sảng khoái hơn và cơn đau đầu giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm mình trong bồn nước nóng có pha thêm một chút tinh dầu cũng giúp giảm căng thẳng và làm dịu cơn đau nhức đầu hiệu quả.
Đau đầu nên ăn gì để cải thiện?
Bên cạnh việc điều trị và sử dụng thuốc để kiểm soát các cơn đau đầu khó chịu, người bệnh nên chú ý điều chỉnh lối sống, đặc biệt là chế độ ăn uống, sử dụng các thực phẩm hỗ trợ tốt cho não bộ để giảm bớt tình trạng bệnh. Hãy cùng điểm mặt một số thực phẩm mà bệnh nhân đau đầu nên ăn:
- Quả bơ: Chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa giúp xua tan cơn đau đầu, bảo vệ tim mạch.
- Cá hồi: Với hàm lượng omega 3 và lượng vitamin dồi dào, cá hồi là thực phẩm rất tốt trong việc phòng ngừa ngưng tụ tiểu cầu và chống viêm, giúp giải quyết các cơn đau đầu hiệu quả.
- Quả sung: Đây là loại quả đặc biệt tốt cho người bị thiếu máu, ngoài ra quả sung cũng được nhiều nghiên cứu cho thấy công dụng giảm đau nửa đầu hiệu quả.
- Khoa lang: Trong khoai lang rất giàu vitamin B1, vitamin C và kali giúp giải tỏa căng thẳng và giảm đau đầu.
- Cải bó xôi: Là loại rau giàu vitamin B2, magie và chất xơ, giúp cải thiện tốt chứng đau nửa đầu.
Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn nhận biết tình trạng đau đầu và những nguy cơ sức khỏe có thể gặp phải. Để đảm bảo an toàn tốt nhất hãy thăm khám với chuyên gia y tế nếu tình trạng đau đầu thường xuyên diễn ra và khiến bạn mệt mỏi hoặc gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!