[Chuyên Gia Giải Đáp] Vảy Nến Là Bệnh Gì, Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất 

Đánh giá bài viết

Vảy nến là một trong những bệnh da liễu mãn tính khó điều trị và rất dễ bị tái phát. Bệnh đặc trưng bởi những tổn thương trên da, tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu vảy nến là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng cũng như các cách điều trị và lưu ý, kiêng kỵ cần nhớ trong bài viết dưới đây. 

Bài viết dưới đây có sự tham vấn của Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương.

Bệnh vảy nến là gì?

Thống kê cho thấy, có 2 – 3% dân số thế giới mắc bệnh vảy nến, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ngày càng gia tăng với nhiều dạng bệnh khác nhau. Căn bệnh này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Nhưng phổ biến nhất là ở người trưởng thành dưới 35 tuổi với tỷ lệ nam nữ như nhau. Đối với trẻ em, 7 đến 10 tuổi là độ tuổi trung bình khởi phát bệnh. Vậy bệnh vảy nến là bị gì? 

Bệnh vảy nến tiếng Anh là Psoriasis, đây là bệnh lý da liễu mạn tính thường gặp và chưa có thuốc đặc trị. Bệnh có thể bùng phát theo đợt kéo dài vài tuần đến vài tháng, sau đó thuyên giảm và không có biểu hiện trong một khoảng thời gian.

Hình ảnh bệnh vảy nến trên da với những vảy trắng dễ bong tróc đặc trưng

Bệnh biểu hiện bởi những mảng da bị đỏ, nổi sẩn, ngứa ngáy, có vảy trắng dễ bong tróc. Với người bình thường, thời gian thay da cũ bằng tế bào da mới mất khoảng vài tuần, còn với người bệnh vảy nến thì thời gian diễn biến nhanh gấp 10 lần. 

Do hiện tượng tăng sinh tế bào liên tục, tế bào cũ bị loại bỏ, cơ thể không kịp thích ứng với tốc độ đào thải này nên da hình thành các mảng dày, có vảy trắng. Vậy bệnh vảy nến thường xuất hiện ở đâu trên cơ thể? Bệnh này gây ra những cơn đau, ngứa ngáy âm ỉ, thường gặp nhất ở vùng da ở đầu gối, khuỷu tay, rìa da đầu, thân mình,…

Nguyên nhân bệnh vảy nến do đâu?

Hiện nay, Y học vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân bị vảy nến. Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ nghiên cứu các nhà khoa học kết luận vảy nến bệnh học có liên quan đến hai yếu tố chính là di truyền và hệ thống miễn dịch. 

Suy yếu hệ thống miễn dịch

Với cơ thể bình thường, các tế bào bạch cầu được kích hoạt để tấn công, tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập, chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, với người bệnh vảy nến, các tế bào bạch cầu Lympho T lại tấn công vào tế bào da. 

Điều này kích hoạt tái tạo tế bào da mới quá nhanh, tế bào mới tăng sinh chỉ sau 3 – 4 ngày. Sự tích tụ quá mức này tạo ra các lớp vảy bạc, bong tróc, làm da bị viêm đỏ.

Yếu tố di truyền

Nghiên cứu cho thấy, bệnh vảy nến có tính chất di truyền bỏ qua một thế hệ. Ví dụ như nếu ông nội mắc bệnh thì cháu trai có nguy cơ mắc bệnh cao. 

Vảy nến ở trẻ em liên quan đến yếu tố di truyền

Vảy nến có thể khởi phát sớm ở giai đoạn 16 đến 22 tuổi, bệnh thường có khuynh hướng tiến triển phức tạp và lan rộng toàn thân. Cũng có trường hợp khởi phát muộn trên 50 tuổi với triệu chứng nhẹ ở một số vùng da nhất định.

Những yếu tố kích hoạt khởi phát và tăng nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố dị nguyên từ môi trường cũng được nhận định là yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát hoặc làm tình trạng bệnh nặng hơn. Nhiều người bệnh có thể không có triệu chứng trong nhiều năm cho đến khi bị kích hoạt bởi các yếu tố khởi phát.

Thay đổi nội tiết tố: Vảy nến thường bùng phát ở tuổi dậy thì hoặc mãn kinh. Triệu chứng bệnh giảm dần hoặc biến mất khi mang thai, nhưng sau khi sinh con lại rất dễ tái phát trở lại.

Căng thẳng thần kinh: Hệ thống miễn dịch có thể bị rối loạn nếu thần kinh căng thẳng, luôn trong trạng thái tiêu cực như lo lắng, giận dữ, buồn phiền.

Tác động của thuốc: Một số loại thuốc có thể khiến tình trạng nặng hơn như thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực Lithium, thuốc cao huyết áp, tim mạch như Propranolol, thuốc chẹn beta, ức chế men chuyển, Quinidin, thuốc chống sốt rét Chloroquine, Hydroxychloroquine, thuốc điều trị viêm Indomethacin,…

Chấn thương: Vảy nến có thể xuất hiện khi da bị chấn thương, cắt, trầy xước,…

Nhiễm trùng: Nhiễm trùng Strep, viêm họng liên cầu khuẩn, viêm amidan, đau tai, viêm phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm,… có thể khởi phát bệnh.

Thời tiết: Yếu tố thời tiết như ánh nắng mặt trời, không khí lạnh, khô,… gây bùng phát bệnh vảy nến.

Chế độ sinh hoạt: Người nghiện rượu nặng, hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

HIV: Bệnh vảy nến thường nặng hơn nếu người bệnh mắc HIV ở giai đoạn đầu.

Triệu chứng bệnh vảy nến và các thể bệnh phổ biến

Có nhiều loại bệnh vảy nến khác nhau, chủ yếu là vảy nến thể mảng, vảy nến da đầu, ở khuỷu tay và đầu gối. 

Vảy nến thể mảng là loại phổ biến nhất hiện nay

Vảy nến thể mảng (Plaque Psoriasis): Chiếm 80% trường hợp, đặc trưng bởi tình trạng da bị khô, bong tróc, sần, đóng vảy bạc thành mảng đường kính 2 – 20cm. Bệnh thường gặp ở vùng lưng dưới, khuỷu tay, đầu gối, da đầu.

Vảy nến thể mủ (Pustular Psoriasis): Khá hiếm gặp, da bị bong tróc, đóng vảy thành từng mảng, có mụn mủ ẩn bên dưới. Nếu không điều trị sớm có thể gây bội nhiễm, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng máu.

Vảy nến thể giọt (Guttate Psoriasis): Đối tượng bị vảy nến thường là trẻ em, bùng phát sau viêm họng do virus Streptococcus. Các tổn thương nhỏ, hình giọt kích thước 1 – 10mm, có vảy trên da, có thể lan rộng nếu không điều trị sớm.

Vảy nến da đầu (Scalp Psoriasis): Da đầu ở phần rìa chân tóc đóng thành từng lớp vảy, các mảng da dày màu trắng bạc, ngứa dữ dội, gây rụng tóc, thậm chí hói từng mảng.

Vảy nến da đỏ toàn thân (Generalized Erythrodermic Psoriasis): Hiếm gặp, có triệu chứng phát ban đỏ toàn thân, bong tróc da, nóng rát, ngứa ngáy, có vảy trắng. Kích thước vùng da tổn thương có thể thay đổi, các lớp da khô bong tróc xếp chồng lên nhau, dễ bị nứt nẻ, chảy máu.

Vảy nến đảo ngược (Inverse Psoriasis): Xuất hiện ở những nếp gấp ở mông, ngực, háng, đặc biệt ở người béo phì. Vùng da đỏ ửng, bị ma sát, đổ mồ hôi dễ bị nhiễm nấm.

Viêm khớp vảy nến (Psoriasis Arthritis): Xảy ra ở khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân,… Triệu chứng bị vảy nến thường gặp gồm đau nhức khớp, viêm khớp, viêm đa khớp đỏ hoặc hồng, sưng đau ngón tay, ngón chân, xương sống. Ngoài ra còn có những tổn thương không thấy bằng mắt thường như mất vôi đầu xương, hủy hoại sụn, dính khớp, nghiêm trọng có thể tổn thương vĩnh viễn khớp.

Vảy nến móng (Nail Psoriasis): Lớp sừng dày xuất hiện ở bề mặt móng chân, móng tay. Móng thường có vết lõm ở bề mặt, tạo vân ngang, có những lỗ nhỏ, màu móng trắng đục, có đốm trắng. Về lâu dài sẽ khiến móng bị lỏng, bong tách, móng giòn và dễ gãy.

Vảy nến niêm mạc: Bệnh xảy ra ở mắt, lưỡi gây viêm lưỡi, viêm kết mạc, viêm mí mắt, viêm giác mạc.

Giải đáp bệnh vảy nến có nguy hiểm không?

Bị vảy nến mãn tính không chỉ gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ. Bên cạnh đó, liệu căn bệnh này có để lại hệ quả gì nguy hiểm hay không là điều mọi người quan tâm lo lắng. 

Vảy nến ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh

Các chuyên gia nhận định rằng, khi bạn bị vảy nến sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác hơn bình thường như: viêm khớp, viêm kết mạc, viêm mi, béo phì, tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp, bệnh tim mạch, các bệnh tự miễn khác (Crohn, xơ cứng, Celiac).

Do đó, khi có những dấu hiệu của bệnh vảy nến giai đoạn đầu, người bệnh cần thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

Giải đáp bệnh vảy nến có chữa được không, có lây không?

Bệnh vảy nến mãn tính, tiến triển theo đợt và kéo dài dai dẳng. Vì thế, người bệnh rất hoang mang, không biết căn bệnh này có thể điều trị được dứt điểm hay không và có lây hay không. 

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp đặc trị dứt điểm. Các phương pháp hiện nay được xem là thành công nếu kiểm soát tình trạng bệnh, cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị vảy nến nhưng cần kiên trì trong một thời gian dài. Người bệnh hoàn toàn có thể chung sống với bệnh hoặc chữa khỏi triệt để khi kết hợp các phương pháp chữa bệnh lâu dài. Ngoài ra, người bệnh cần phải có cách chăm sóc, bảo vệ cơ thể phù hợp để tránh tái phát.

Với câu hỏi vảy nến có lây lan không, các chuyên gia da liễu nhận định căn bệnh này không phải bệnh truyền nhiễm.

Vảy nến không phải do vi khuẩn, virus gây ra nên không lây lan qua tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm sẽ lây lan ra các vùng da lân cận do hành động gãi ngứa.

Mức độ lan rộng còn phụ thuộc vào dạng bệnh mắc phải. Trong đó, bệnh vảy nến ban đỏ sẽ lan rộng toàn thân. 

Bên cạnh đó, bệnh vảy nến da liên quan đến yếu tố di truyền. Do đó bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh có nguy cơ tái phát bệnh cao hơn.

Các cách trị vảy nến hiệu quả nhất

Hiện nay có khá nhiều cách chữa vảy nến đa dạng từ Tây y, Đông y cho đến các phương pháp dân gian. Mỗi một phương pháp điều trị có những ưu nhược điểm nhất định. 

Mặc dù chưa có phương pháp đặc trị bệnh vẩy nến nhưng nếu có phương pháp phù hợp hoàn toàn có thể kiểm soát được căn bệnh này. Phương pháp điều trị được xem là thành công nếu đem lại kết quả giảm viêm, kiểm soát hoạt động tăng sinh tế bào và ngừa tái phát.

Sử dụng Tây Y điều trị tại chỗ và toàn thân

Sau khi thăm khám, tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc Tây để điều trị tại chỗ hoặc toàn thân. 

Thoa kem/thuốc mỡ ngoài da cho trường hợp bệnh nhẹ và vừa

Điều trị tại chỗ bệnh vảy nến nhẹ và vừa: Dùng kem và thuốc mỡ thoa da như Corticosteroid tại chỗ, Retinoids tại chỗ, Anthralin, Axit Salicylic, vitamin D, kem dưỡng ẩm.

Điều trị toàn thân cho trường hợp trung bình đến nặng: Sử dụng thêm thuốc uống, thuốc tiêm như Methotrexate, Retinoids, Cyclosporine, thuốc sinh học.

Quang trị liệu: Sử dụng tia UVA, UVB, Laser cường độ cao chữa vảy nến. Các tia tử ngoại tấn công và gây tổn thương DNA trong tế bào da, nhờ đó tiêu diệt các tế bào ở vùng da mắc bệnh.

Khi sử dụng thuốc Tây, người bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng tùy tiện hay dùng trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều hệ quả khó lường cho sức khỏe.

Chữa vảy nến tại nhà bằng phương pháp dân gian 

Trong thiên nhiên có nhiều loại dược liệu, cây thuốc được ông cha ta sử dụng bao đời qua để điều trị bệnh da liễu trong đó có vảy nến. Phương pháp này được nhiều người lựa chọn bởi an toàn, lành tính, nguyên liệu dễ tìm, giá rẻ. Nhưng hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa và khả năng thích ứng của từng người, phải kiên trì trong thời gian dài. 

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh vảy nến mà bạn đọc có thể tham khảo.

Dùng nghệ vàng

Thành phần Curcumin trong nghệ vàng có hiệu quả chống viêm, cải thiện tình trạng đỏ da, chống viêm, hạn chế tăng sinh thượng bì quá mức. 

Sử dụng nghệ vàng và mật ong cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh

Cách làm: Trộn 2 thìa cafe nghệ vàng trộn với 3 thìa cafe mật ong, thoa đều lên da, lưu lại trên da khoảng 15 phút và rửa lại sạch với nước.

Lá khế

Cách làm: Dùng một nắm lá khế rửa sạch, đun cùng 2 lít nước, thêm 1 thìa cafe muối hạt. Chờ nước nguội bớt hoặc pha nước mát làm nước tắm hàng ngày. Kết hợp dùng phần bã lá cây chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị vảy nến.

Bên cạnh lá khế bạn có thể sử dụng một số loại lá cây có tính sát khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa, làm sạch da khác như lá trầu không, lá chè xanh, lá ổi, lá lược vàng,… 

Thoa nha đam

Nha đam hay lô hội có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da, hết ngứa, giảm bong tróc vảy trắng. Cách làm này đặc biệt phù hợp với những người bị vảy nến ở cổ, da đầu, vùng da gấp khó tiếp cận.

Cách làm: Lấy 1 lá nha đam tươi, gọt vỏ, rửa sạch phần nhựa thật kỹ tránh kích ứng da. Dùng gel nha đam thoa đều lên vùng da bị bệnh, massage nhẹ nhàng để loại bỏ vảy trắng. Sau 15 phút rửa lại sạch sẽ với nước và lau khô.

Lá muồng trâu

Cách làm: Hái 100g lá non và đọt cây muồng trâu, rửa sạch với nước muối. Xay nhuyễn và vắt lấy phần nước cốt muồng trâu. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ thì dùng khăn mềm thấm hỗn hợp thoa lên da. Sau khoảng 2 tiếng thì rửa sạch sẽ với nước, dùng liên tục trong 1 tuần.

Lưu ý trong điều trị và biện pháp ngăn ngừa tái phát vảy nến

Điều trị bệnh vảy nến là “cuộc chiến” trường kỳ, người bệnh cần chuẩn bị tâm lý và trang bị cho mình những kiến thức cần có. Đặc biệt, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị. 

Bệnh nhân cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh khi bị vảy nến

– Người bệnh vảy nến cần bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, acid folic, kẽm, axit béo omega-3, beta caroten,… trong trái cây, rau xanh, cá hồi, tỏi, thịt nạc,…

– Kiêng ăn gì? Người bệnh vảy nến hạn chế ăn nhiều tinh bột, đường, món ăn dầu mỡ, chiên xào, nội tạng động vật, đồ đóng hộp, đồ muối chua, kiêng bia rượu, thức uống có cồn,…

– Chú ý không tiếp xúc và sử dụng các chất khiến cơ thể dị ứng như hải sản, măng, đậu phộng, lông động vật, len, dạ, phấn hoa, khói bụi,…

– Thường xuyên giữ ẩm cho da, thoa kem dưỡng đều đặn 3 lần/ngày.

– Không dùng tay trần cào gãi, chà xát làm tổn thương da.

– Vệ sinh thân thể sạch sẽ, không tắm nước nóng quá lâu, không dùng xà phòng, sữa tắm, hóa chất tẩy rửa. Thay vào đó nên sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, lành tính.

– Bảo vệ, che chắn cơ thể trước ánh nắng mặt trời, thời tiết lạnh để tránh da bị khô và tổn thương.

– Tránh căng thẳng thần kinh, suy nghĩ quá nhiều, làm việc quá sức, ngủ không đủ giấc.

– Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều trị. Thường xuyên đi khám da liễu để có biện pháp điều trị kịp thời.

Bệnh vảy nến cần được điều trị kịp thời và có biện pháp phòng ngừa để tránh tái phát. Quá trình này phụ thuộc rất lớn vào sự chủ động của bệnh nhân. Để tránh các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên đến đến khám da liễu càng sớm càng tốt. 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua