Viêm Amidan: Hiểu Từ A-Z Để Điều Trị Bệnh An Toàn, Hiệu Quả
Viêm amidan là bệnh lý viêm đường hô hấp trên phổ biến nhất hiện nay và có nguy cơ diễn tiến thành mãn tính cao. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh không phát hiện kịp thời, chủ quan trong điều trị hoặc điều trị sai cách. Việc hiểu rõ hơn về bệnh sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát rất hiệu quả.
Viêm amidan là gì? Các dạng bệnh thường gặp
Amidan là một tổ chức đảm nhiệm vai trò miễn dịch nằm ngay ở ngã ba hầu họng. Thực chất, cơ quan này có đến 4 khối khác nhau. Cụ thể là 2 amidan khẩu cái nằm ở hai bên thành họng, 1 amidan vòm họng, 1 amidan lưỡi và 2 amidan vòi nằm ở dưới vòi Ơ tát (Eustache).
Tuy nhiên, amidan khẩu cái thường được biết đến phổ biến hơn. Đây cũng là vị trí sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch nhất. Trước năm ba tuổi là thời kỳ amidan phát triển mạnh và nắm giữ vai trò miễn dịch, bảo vệ đường hô hấp quan trọng. Sau đó cơ quan này sẽ teo dần theo thời gian trưởng thành.
Mặc dù amidan có chức năng miễn dịch, đảm nhiệm vai trò bắt giữ và tiêu diệt các tác nhân gây hại trước khi chúng đi vào đường hô hấp nhưng cơ quan này rất dễ bị viêm nhiễm. Với cấu tạo hốc rỗng, một khi hệ miễn dịch suy yếu không đủ sản sinh ra các tế bào miễn dịch tiêu diệt virus, vi khuẩn thì amidan sẽ trở thành nơi cư trú, tạo điều kiện cho chúng phát triển. Lúc này viêm amidan sẽ hình thành.
Cũng bởi vậy, tỷ lệ mắc viêm amidan ở trẻ em bao giờ cũng cao hơn so với viêm amidan ở người lớn. Do trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch suy yếu, đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Vì vậy, cha mẹ cần phải đặc biệt lưu ý bảo vệ amidan cho trẻ nhỏ, nhất là trước năm ba tuổi.
Viêm amidan bao gồm hai giai đoạn là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính.
+ Ở giai đoạn cấp, các triệu chứng thường bùng phát dữ dội và kéo dài từ 2-4 tuần.
+ Ở giai đoạn mãn tính, các triệu chứng lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm. Phân biệt theo thực thể thì viêm amidan mãn tính gồm có các dạng là viêm amidan hốc mủ bã đậu, viêm amidan quá phát, viêm amidan xơ teo.
Nguyên nhân gây bệnh
Viêm amidan hình thành khi số lượng virus, vi khuẩn tấn công ồ ạt và lấn át khả năng miễn dịch của amidan. Một số chủng vi khuẩn thường gặp nhất có thể kế đến liên khuẩn cầu tan huyết nhóm A, S.pneu haemophilus, tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, các chủng ái khí và yếm khí,… Một số chủng virus thường xuyên gây bệnh là virus cúm, sởi, ho gà,…
Virus và vi khuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh
Tuy nhiên, trường hợp viêm amidan do virus thường chiếm phần đa so với vi khuẩn. Đặc biệt, bệnh rất dễ khởi phát sau một đợt cảm cúm, mắc sởi. Dù vậy, viêm amidan do vi khuẩn thường tương đối nguy hiểm, nhất là khi có sự xuất hiện của liên cầu beta tan huyết nhóm A. Viêm amidan liên cầu beta tan huyết nhóm A nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng khôn lường, đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Bên cạnh yếu tố chính là tác nhân vi sinh còn có các yếu tố thuận lợi khiến bệnh dễ hình thành hơn như:
- Thời tiết thay đổi đột ngột
- Ô nhiễm môi trường
- Người bệnh có sức đề kháng kém, cơ địa dị ứng
- Từng mắc bệnh lý về đường hô hấp, răng miệng
Triệu chứng viêm amidan thường gặp
Tùy vào giai đoạn và thể bệnh khác nhau mà người bệnh sẽ gặp các triệu chứng điển hình khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan cấp
Viêm amidan cấp thường gây ra các triệu chứng dữ dội và khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu ngay. Người bệnh thường có cảm giác rét lạnh, sốt cao đến 39 độ C, dễ gặp táo bón và tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.
Tại họng, người bệnh thường gặp tình trạng niêm mạc đỏ hồng, khô rát, cảm giác nóng rực, đặc biệt khó nuốt khi ăn uống. Đôi khi cảm giác đau tại họng có thể lan rộng đến tai, sờ thấy hạch nhỏ nổi lên (ít gặp). Người bệnh thường ho có đờm nhiều hơn là chỉ ho khan.
Người bệnh thường xuyên đau nhức họng, cảm giác vướng víu, khó nuốt
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mãn tính
Triệu chứng toàn thân ở giai đoạn mãn tính tương đối nghèo nàn, trừ những đợt tái viêm sẽ xuất hiện các biểu hiện dữ dội tương tự giai đoạn cấp. Dấu hiệu thường thấy nhất ở người bệnh là hay cảm thấy lạnh hoặc sốt nhẹ vào buổi chiều.
Tại họng, người bệnh thường xuyên có cảm giác nuốt vướng như có vật mắc nghẹn tại cổ họng, giọng thường khàn hoặc có sự biến đổi về giọng. Ngoài ra, hơi thở sẽ rất hôi mặc dù có vệ sinh, triệu chứng ho xuất hiện dai dẳng.
Viêm amidan mãn tính có đến ba thể và mỗi thể lại có những triệu chứng điển hình khác nhau để phân biệt:
Dấu hiệu nhận biết bệnh ở giai đoạn mãn tính
– Viêm amidan hốc mủ: trên bề mặt amidan bị bao phủ bởi các lớp mủ màu trắng. Trường hợp viêm amidan hốc mủ bã đậu có thể xuất hiện hốc mủ to vón lại thành kén. Người bệnh có thể khạc ra mủ, bã đậu trắng, miệng rất hôi.
– Viêm amidan quá phát: hay còn gọi là viêm amidan phì đại, xảy ra khi ổ viêm trở nên lớn bất thường và được chia thành 3 cấp độ. Cấp độ 1 – 2 – 3 tương đương với kích thước amidan lần lượt bằng ¼ – ⅓ – ½ khoảng cách giữa chân hai trụ trước amidan.
– Viêm amidan thể xơ teo: đây là dạng thường gặp nhất ở người lớn. Bề mặt amidan gồ ghề và xuất hiện xơ trắng phủ chằng chịt do tái viêm nhiều lần. Nếu lấy tay ấn vào amidan thì các hốc sẽ bị chảy mủ hôi.
Viêm amidan có nguy hiểm không? Có lây không?
Nhiều người cho rằng viêm amidan không phải bệnh lý quá nguy hiểm dẫn đến việc chủ quan trong điều trị. Tuy nhiên, theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị viêm amidan cho biết:
“Viêm amidan có thể gây biến chứng đến nhiều cơ quan khác nhau và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều người chủ quan điều trị ở giai đoạn cấp khiến bệnh diễn tiến mãn tính. Amidan phì đại có thể khiến hô hấp trở nên khó khăn, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ. Nhiễm trùng amidan do liên cầu A có thể gây thấp khớp, thấp tim. Áp xe amidan là dạng nhiễm trùng nặng dễ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết đe dọa tính mạng”.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm amidan mãn tính
Cụ thể, bác sĩ Phương cho biết người bệnh sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng sau:
– Biến chứng cục bộ: Người bệnh có thể đối mặt với tình trạng loét amidan, viêm họng mãn tính, áp xe amidan.
– Biến chứng gần: Do tai – mũi – họng có mối quan hệ mật thiết với nhau nên người mắc viêm amidan cũng dễ bị viêm xoang, viêm tai giữa, viêm hạch cổ. Nếu virus, vi khuẩn đi xuống đường hô hấp dưới có thể gây viêm thanh, khí, phế quản.
– Biến chứng xa: Nếu xuất hiện liên cầu tan huyết nhóm A, người bệnh rất dễ gặp tình trạng viêm khớp, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết,…
Về vấn đề viêm amidan có lây không, bác sĩ Phương cho biết đây không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, bệnh do virus, vi khuẩn gây ra nên người có hệ miễn dịch yếu, cơ địa dị ứng nên tránh tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ người bệnh. Ngoài ra, viêm amidan là căn bệnh có tính chất di truyền. Vì vậy, nếu trong gia đình bạn có người mắc viêm amidan thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Điều trị viêm amidan thế nào cho an toàn, hiệu quả?
Là bệnh lý có tính chất dai dẳng, người bệnh muốn loại bỏ viêm amidan hiệu quả thì tiếp nhận điều trị tích cực từ sớm. Mỗi người bệnh đều có ưu, nhược điểm riêng biệt, phù hợp để điều trị cho từng mức độ bệnh khác nhau.
1. Cách trị viêm amidan tại nhà bằng mẹo dân gian
Trong trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, nếu người bệnh chưa kịp đến các cơ sở y tế thăm khám kỹ càng thì có thể tham khảo một số mẹo dân gian sau:
Mật ong tiêu sưng, trừ ho làm giảm triệu chứng bệnh tạm thời
– Mật ong: Lấy 2-3 thìa cafe mật ong pha cùng với nước ấm, vắt một ít nước cốt chanh và uống vào mỗi buổi sáng.
– Rau diếp cá: Lấy một nắm rau diếp cá sạch giã nát, chắt lấy nước cốt và uống 2-3 lần/ngày.
– Súc miệng bằng nước muối: Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý súc miệng sau khi đánh răng và sau khi ăn.
Tuy nhiên, các mẹo trên chỉ làm giảm tình trạng sưng viêm amidan nhẹ, tránh khô rát họng hoặc giảm ho. Người bệnh sau đó vẫn cần đến bệnh viện thăm khám kỹ lưỡng, xác định mức độ bệnh và tiếp nhận điều trị chuyên sâu.
2. Sử dụng thuốc tây y
Đơn thuốc trị viêm amidan của tây y thường bao gồm các loại thuốc như thuốc kháng sinh (trường hợp đã nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn), thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau hạ sốt, dung dịch kiềm ấm súc miệng,…
Trên thực tế, hầu hết các loại thuốc này chỉ giúp giảm triệu chứng bệnh bởi mắc viêm amidan phần nhiều là do virus. Người bệnh cũng cần bổ sung thêm yếu tố vi lượng để nâng đỡ cơ thể bên cạnh các loại thuốc trên.
Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc tây y
Ngoài ra, cha mẹ cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng kháng sinh chữa viêm amidan cho trẻ. Cha mẹ không sử dụng thuốc nếu không có bác sĩ kê đơn hoặc dược sĩ hướng dẫn. Lạm dụng kháng sinh là một trong những vấn đề thường gặp nhất trong điều trị viêm amidan ở trẻ, có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, ảnh hưởng đến điều trị nhiễm khuẩn cho trẻ về sau.
3. Khi nào phẫu thuật cắt amidan?
Cắt amidan thường được bác sĩ khuyến khích trong trường hợp viêm amidan mãn tái phát 4-5 lần/năm, có nguy cơ gặp biến chứng hoặc xuất hiện liên cầu A có thể gây thấp khớp, thấp tim. Phương pháp này có chi phí tương đối cao, đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro nhất định như: nhiễm trùng hậu phẫu, phù nề lưỡi gà, tụ máu tắc nghẽn thường thở. Trường hợp sốc phản vệ gây tử vong cũng có thể xảy ra.
Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để cắt amidan. Một số trường hợp chống chỉ định tương đối bao gồm: đang mắc bệnh lý nhiễm trùng nhiễm khuẩn, đã bị biến chứng, đang mắc bệnh mãn tính chưa ổn định, người trên 50 tuổi,… Còn những trường hợp sau đây sẽ chống chỉ định phẫu thuật tuyệt đối: mắc bệnh về máu, mắc bệnh nội khoa,…
Viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì?
Bên cạnh áp dụng một phương pháp điều trị, người bệnh cần chú trọng chăm sóc và điều dưỡng cơ thể với một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Trong đó:
Người bệnh nên kiêng gì ăn gì để mau khỏe?
– Nên ăn: Bữa ăn cần có đầy đủ các nhóm dinh dưỡng chính là đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để chống suy nhược cơ thể, thiếu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, người bệnh cần tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin C, A, E hay các khoáng chất Kẽm, Selen vì chúng giúp tăng cường sức đề kháng, làm lành tổn thương nhanh. Người bệnh cũng nên sử dụng thực phẩm dạng mềm để tránh gây tổn thương amidan đang bị viêm nhiễm.
– Kiêng ăn: Người bệnh tuyệt đối không hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích. Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng khiến cơ thể tích tụ độc tố, thực phẩm nhiều đường gây ức chế hệ miễn dịch hay thực phẩm nhiều dầu mỡ khiến chuyển hóa chất kém. Người bệnh cũng nên kiêng các thức ăn cứng rắn có thể gây ma sát nhiều cho amidan.
Biện pháp chăm sóc và phòng tránh bệnh hiệu quả
Để đẩy nhanh tiến độ phục hồi của cơ thể cũng như phòng ngừa tái phát bệnh sau điều trị, người bệnh nên thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe sau:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp phòng tránh bệnh hiệu quả
– Nếu mắc cảm cúm, sởi, ho gà, viêm VA (ở trẻ), viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa,… cần điều trị bệnh nhanh chóng, tuyệt đối không chủ quan khiến các bệnh lý tai mũi họng gây biến chứng đến amidan.
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt bảo vệ hệ hô hấp vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột, mùa đông lạnh.
– Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, có thể bổ sung các loại vitamin, thực phẩm chức năng tốt cho hệ miễn dịch.
– Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, học tập, làm việc, thường xuyên đeo khẩu trang bảo vệ đường hô hấp khi đến nơi công cộng.
Viêm amidan có thể chữa khỏi hoàn toàn, kể cả với những trường hợp mãn tính nếu bạn hiểu rõ về bệnh và áp dụng các phương pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe tích cực. Trong trường hợp người bệnh cần tham khảo phương pháp YHCT, hãy liên hệ với Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102. Đội ngũ chuyên gia luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí, giải đáp mọi thắc mắc.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!