Thoái Hóa Cột Sống (lưng, cổ): Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Chữa Hiệu Quả

5/5 - (1 bình chọn)

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp phổ biến và có xu hướng kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần ảnh hưởng khả năng vận động của người bệnh. Nhận biết sớm triệu chứng thoái hóa cột sống và tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh là cần thiết giúp người bệnh tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm, an toàn. 

Thoái hóa cột sống là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh thoái hóa cột sống, điển hình là thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh xương khớp mãn tính xuất hiện do đĩa đệm và các đốt sống bị lão hóa. Chính sự thay đổi này khiến người bệnh phải chịu những cơn đau nhức, ê buốt, khả năng vận động bị hạn chế. 

Bệnh thoái hóa cột sống đang gia tăng và ngày càng trẻ hóa

Kết quả thống kê từ Viện phẫu thuật chỉnh hình Mỹ, có khoảng trên 85% người bị thoái hóa cột sống thắt lưng nằm ở độ tuổi từ 60. Tuy nhiên hiện nay do nhiều yếu tố khách quan như: tính chất công việc, thói quen sinh hoạt, ăn uống mà bệnh đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. 

Giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát, thoái hóa cột sống gây ra những cơn đau khi thì âm ỉ, lúc dữ dội; đặc biệt đau nhiều khi thời tiết thay đổi hoặc vận động mạnh. 

Cột sống sau khi bị thoái hóa sẽ yếu dần đi, hạn chế khả năng vận động. Một số trường hợp, cột sống có thể bị biến dạng với biểu hiện rõ nhất là hình dáng cơ thể bị vẹo, lưng bị gù.  Ở giai đoạn nặng, dây thần kinh và các mô mềm quanh cột sống bị chèn ép quá mức, các gai xương đốt sống hình thành gây nhiều biến chứng:

Thoái hóa cột sống gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Cột sống biến dạng: Cột sống biến dạng là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh phải đối mặt khi không điều trị thoái hóa cột sống đúng cách. Tình trạng này kéo dài dẫn tới nhiều hệ lụy như: gù lưng, vẹo cột sống, lâu dần mất khả năng vận động.

Thoát vị đĩa đệm: Các chuyên gia xương khớp cho biết, thoát vị đĩa đệm là một di chứng điển hình của bệnh thoái hóa cột sống. Hầu hết bệnh nhân đều ở giai đoạn mãn tính, bệnh diễn tiến nặng và khó điều trị dứt điểm. 

Nguy cơ tàn phế: Phát hiện bệnh muộn, điều trị không đúng cách sẽ làm cho thoái hóa cột sống ngày càng trầm trọng. Lúc này các cơ, khớp dần bị yếu đi, teo tóp và không thể vận động, di chuyển. 

Bởi những biến chứng nặng nề kể trên, người bị thoái hóa cột sống thay vì chủ quan với những cơn đau âm ỉ, hãy chủ động tới cơ sở y tế để được thăm khám, xác định nguyên nhân và tìm phương pháp điều trị kịp thời, đúng cách. 

Triệu chứng thoái hóa cột sống thường gặp

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống đa dạng tùy vào giai đoạn bệnh, vị trí tổn thương, thể trạng của mỗi người. Tuy nhiên, một số triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng điển hình phải kể tới như:

Triệu chứng điển hình nhận biết thoái hóa cột sống thắt lưng

Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống L4, L5 là vị trí thường gặp nhất. Một số biểu hiện dễ nhận biết như:

  • Những cơn đau lưng xuất hiện đột ngột ngay cả khi bạn không gặp tổn thương hay va chạm nào.
  • Đau lưng dữ dội khi cơ thể vận động mạnh hoặc khi thời tiết thay đổi.
  • Vùng thắt lưng đau và lưng dưới đau buốt, cơn đau lan rộng xuống mông, kéo xuống chân; đặc biệt đau nhiều vào ban đêm.
  • Bị đau lưng, mỏi người khi ngồi lâu hoặc cúi thấp người, khó khăn khi ngồi xổm. 
  • Cảm giác nặng nề vùng cột sống, vận động khó khăn, co cứng vào buổi sáng.
  • Cảm giác đau nhức theo đường đi của dây thần kinh tọa.
  • Bệnh nhân có hiện tượng cong vẹo cột sống, đi gù lưng.

Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ

Khi các đốt sống cổ bị thoái hóa thường gây ra các triệu chứng như:

  • Cảm giác đau mỏi vùng cổ, khó khăn khi vận động quay đầu, cúi lên, cúi xuống.
  • Cứng cổ, khó vận động vào buổi sáng.
  • Tình trạng đau nhức, mỏi vùng cổ vai gáy.
  • Cơn đau lan xuống cánh tay, ảnh hưởng đến sự vận động tay.
  • Một số người bệnh bị đau đầu, khó ngủ, hoa mắt chóng mặt, rối loạn tiền đình.

Nguyên nhân thoái hóa cột sống lưng, cổ

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, cổ thường xuất hiện cùng quá trình lão hóa chung của cơ thể và tỷ lệ thuận với tuổi tác của người bệnh. Khi tuổi càng lớn quá trình lão hóa, thoái hóa xương khớp càng nhanh. 

Lúc này hàm lượng collagen và glucosamine trong cơ thể giảm sút nghiêm trọng. Đồng thời, quá trình tổng hợp canxi phục vụ việc tái tạo tế bào xương khớp cũng suy giảm. Hệ quả là xương khớp, vùng cột sống thắt lưng chịu nhiều áp lực, dễ dàng bị thoái hóa.

Tuy nhiên, hiện nay đối tượng bị thoái hóa đốt sống lưng đang dần trẻ hóa bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như:

Các nguyên nhân chính gây thoái hóa cột sống

Do chấn thương: Những chấn thương tác động trực tiếp tại cột sống thắt lưng dù có chữa lành nhưng vẫn có khả năng để lại di chứng. Đây chính là một trong những nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống.

Tính chất công việc: Người ít vận động, làm việc duy trì quá lâu trong một tư thế hoặc phải mang vác vật nặng sẽ khiến vùng cột sống thắt lưng dần bị tổn thương, tăng quá trình thoái hóa. 

Thiếu hụt dinh dưỡng: Cơ thể không đủ canxi, thiếu hụt các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết cũng được xác định là nguyên nhân khiến cột sống nhanh chóng bị thoái hóa.

Thừa cân, béo phì: Những người thừa cân béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng do cột sống phải chịu nhiều áp lực khi vận động, di chuyển.

Hút thuốc lá: Nicotin có trong thuốc lá có thể ức chế khả năng hấp thu canxi và vitamin D vào cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ mất canxi nuôi dưỡng xương khớp, đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

Thoái hóa cột sống có chữa được không?

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn, vị bác sĩ với hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh xương khớp cho biết: Mặc dù là bệnh lý xương khớp có tính chất mãn tính, dễ tái phát tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể thoát khỏi tình trạng đau nhức, phục hồi vận động nếu có biện pháp điều trị hiệu quả. Kết quả trị bệnh thành công hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như:

Thời điểm điều trị bệnh: Chữa bệnh càng sớm, các cơn đau nhức cột sống, đĩa đệm chưa dữ dội khả năng chữa khỏi càng cao. Ngược lại, nếu bệnh nhân bỏ qua thời điểm vàng chữa bệnh sẽ mất nhiều thời gian điều trị hơn. 

Phương pháp trị bệnh: Có rất nhiều cách chữa thoái hóa cột sống được áp dụng tuy nhiên mỗi tình trạng bệnh, mức độ tổn thương cột sống sẽ phù hợp với phương pháp khác nhau. Lựa chọn chính xác phương pháp điều trị sẽ giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị, cho hiệu quả bền vững, lâu dài.

Địa chỉ khám chữa bệnh: Dù lựa chọn khám chữa bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền hay khám chữa Tây y người bệnh cũng nên tìm tới địa chỉ uy tín. Một số tiêu chí cần lưu ý như: cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ, dịch vụ khám chữa, dịch vụ hỗ trợ trong quá trình điều trị.

Bản thân người bệnh: Bản thân người bị bệnh cũng quyết định rất nhiều tới quá trình điều trị. Những người tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ, chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ có kết quả điều trị khả quan hơn. 

Chữa thoái hóa cột sống bằng cách nào hiệu quả?

Theo chia sẻ của bác sĩ Lê Hữu Tuấn, có nhiều cách chữa thoái hóa cột sống từ kinh nghiệm dân gian, điều trị Tây y, phương pháp Y học cổ truyền. Mỗi phương pháp mang tới ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa thoái hóa cột sống dưới đây để lựa chọn phương án phù hợp nhất.

Áp dụng một số mẹo dân gian chữa thoái hóa cột sống tại nhà

Cách chữa thoái hóa cột sống bằng dân gian

Dân gian truyền tai nhau rất nhiều kinh nghiệm hay, bài thuốc hỗ trợ giảm đau nhức do thoái hóa cột sống.  Ưu điểm của phương pháp này là sự tiện lợi, cách thực hiện đơn giản, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên cách chữa này chưa được kiểm chứng khoa học và hiệu quả mang lại không cao, chỉ có tác dụng với trường hợp bị đau nhức nhẹ. Một số bài thuốc chữa thoái hóa cột sống được dân gian sử dụng như:

Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng

Bài thuốc chữa đau do thoái hóa cột sống cần lựa chọn loại xương rồng bẹ hoặc xương rồng ba chia. Bài thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức, tăng khả năng vận chuyển oxy. 

Nguyên liệu gồm: xương rồng ba chia khoảng 2 – 4 nhánh, 1 con cá lóc khoảng 300g

Thực hiện:

  • Xương rồng loại bỏ hết gai nhọn, thái lát rồi rửa nhiều lần với nước muối loãng để loại bỏ hết mủ
  • Cá lóc đánh vảy, làm sạch, không lấy gan và ruột
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm 1 bát nước đun sôi nhỏ lửa tới khi cá chín
  • Thêm gia vị vừa ăn, thêm chút hành cho dậy mùi và sử dụng hết trong ngày. 

Ngoài cách trên, bạn cũng có thể sử dụng loại xương rồng bẹ, bỏ hết gai nhọn rồi sao cùng muối trắng hạt to trên lửa nóng. Sử dụng hỗn hợp trên đắp lên vị trí cột sống bị đau nhức, tê bì.

Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu

Theo dân gian, hoạt chất Aspirin có trong ngải cứu khi kết hợp cùng mật ong sẽ tại ra bài thuốc hiệu nghiệm trong việc giảm đau xương khớp do thoái hóa cột sống. 

Bài thuốc dân gian giảm đau nhức cột sống từ ngải cứu

Nguyên liệu gồm: lá ngải cứu 400g, 3 thìa mật ong, 100g đường phèn 

Thực hiện: 

  • Rửa sạch lá ngải cứu nhiều lần cùng nước muối loãng
  • Thái thành khúc nhỏ sau đó xay hoặc giã nhuyễn
  • Lọc lấy nước cốt ngải cứu, thêm mật ong đã chuẩn bị sẵn
  • Khuấy đều và sử dụng hỗn hợp vào buổi sáng và buổi trưa. 

Chữa thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng bằng lá lốt

Lá lốt không chỉ giúp tăng hương vị cho các món ăn trong gia đình. Dưỡng chất trong lá lốt còn chứa nhiều hoạt chất enzyme tác dụng sản sinh, tái tạo các mô sụn, phục hồi cột sống bị thoái hóa trước đó. Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống từ lá lốt được thực hiện đơn giản.

Nguyên liệu gồm: 150g lá lốt để cả rễ và thân lá, 1 lít rượu trắng

Thực hiện:

  • Lá lốt đem rửa sạch nhiều lần đảm bảo loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn 
  • Để lá lốt ráo nước sau đó cắt thành từng khúc ngắn, cho vào bình thủy tinh đã được tiệt trùng 
  • Thêm rượu trắng cho ngập lá lốt, đậy nắp bình và ngâm trong 1 tháng là có thể dùng được. 
  • Mỗi lần lấy một lượng rượu lá lốt vừa đủ để massage nhẹ nhàng lên vùng đốt sống cổ bị đau.

Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp mà mọi người có thể chủ động phòng ngừa bằng cách sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp toàn diện. Những sản phẩm này không chỉ có tác dụng cải thiện và tăng cường sức khỏe cho xương khớp mà còn giúp phòng ngừa hiệu quả những bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, viêm khớp, khô khớp,…giúp xương trở nên chắc khỏe, linh hoạt và dẻo dai hơn. 

Sử dụng thuốc trị thoái hóa cột sống theo Tây y

Uống thuốc Tây trị thoái hóa cột sống được nhiều người lựa chọn để kiểm soát những cơn đau nhức tức thì. Một số loại thuốc được sử dụng trong kê toa bao gồm:

Thuốc giảm đau: Thuốc có tác dụng giảm cảm giác đau đớn tạm thời, một số loại thuốc được sử dụng bao gồm: Paracetamol, Fentanyl, Morphin, Pethidin hydroclorid,… Sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể gây tình trạng nghiện thuốc, do đó người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng. 

Thuốc chống co thắt: Thuốc được chỉ định sử dụng để chống lại tình trạng co thắt cột sống, giải phóng tạm thời dây thần kinh bị chèn ép. Tuy nhiên bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh những rủi ro không mong muốn cho sức khỏe. 

Thuốc giảm đau thần kinh: Xoa dịu những cơn đau nhức, ê buốt cột sống, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định thuốc theo đường tiêm. Một số loại thuốc điển hình gồm: Pregabalin, Gabapentin…

Thuốc chống thoái hóa chậm: Glucosamine, Chondroitin, MSM là một số loại thuốc có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. 

Hãy cẩn trọng với tác dụng phụ khi chữa bệnh bằng thuốc Tây y

Bên cạnh những loại thuốc kê theo toa đơn, quý bệnh nhân có thể tham khảo một số loại thuốc có nguồn gốc từ Nhật, Hàn, Mỹ như:

  • Thuốc trị thoái hóa cột sống lưng của Nhật như: Thuốc Orihiro Squalene, Glucosamine Orihiro, ZS Chondroitin,…
  • Thuốc thoái hóa cột sống của Hàn Quốc: Hirmen, Potent Joint King 3080, Viên xương khớp Kwang Dong,…

*Lưu ý: Các loại thuốc Tây chỉ có tác dụng xoa dịu những cơn đau tạm thời mà không thể điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa cột sống. Người bệnh không nên lạm dụng thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. 

Thuốc Đông y trị thoái hóa cột sống hiệu quả và an toàn

Theo Y học cổ truyền, thoái hóa cột sống xảy ra do cơ thể bị ngoại tà (phong, thấp, nhiệt) xâm nhập làm cho khí huyết không thông, kinh lạc bế tắc, âm dương không điều hòa. Cộng thêm vấn đề tuổi tác, mắc bệnh lâu ngày, tiên thiên bất túc, lao động nặng nhọc, ăn uống làm việc không điều độ. Thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không thể nuôi dưỡng được cân cơ khiến xương khớp bị thoái hóa. 

Đông y tập trung trị bệnh thoái hóa cột sống từ căn nguyên

Y học cổ truyền trị thoái hóa cột sống theo nguyên tắc: Khu phong, trừ thấp, tán hàn, thông kinh hoạt lạc. Từ đó dứt điểm các triệu chứng đau nhức, ê mỏi từ căn nguyên. Đồng thời cần bồi bổ cơ thể, phục hồi chức năng can thận, đưa cơ thể về trạng thái bình thường, ngăn bệnh tái phát.

Điều trị thoái hóa cột sống theo Y học cổ truyền cần thời gian dài hơi đòi hỏi người bệnh cần kiên trì tuân thủ phác đồ. Một số bài thuốc quý bạn đọc và người bệnh có thể tham khảo gồm:

Bài thuốc số 1: Mạn kinh tử, khương hoạt mỗi vị 10g; độc hoạt, xuyên khung mỗi vị 12g; cao bản, cam thảo, quế chi mỗi vị 8g. Gia giảm thêm quế chi và ma hoàng nếu cần. 

Bài thuốc số 2: Tang ký sinh, thương truật, khương hoạt, ngưu tất mỗi vị 12g; can khương 6g; phục linh 10g; quế chi 8g. 

Bài tập chữa thoái hóa đốt sống lưng 

Bên cạnh sử dụng thuốc đặc trị, người bệnh cũng nên tham khảo và thực hiện một số bài tập chữa thoái hóa cột sống lưng để rút ngắn thời gian trị bệnh. Dưới đây là một số bài tập quý bạn đọc và người bệnh có thể tham khảo:

  • Bài tập gập lưng: Nằm quỳ trên sàn, gập chân lại nhưng cần giữ lưng thẳng, cả người đè lên gót chân. Từ từ đưa cánh tay thẳng về phía trước, thân người nằm rạp xuống sàn để trán có thể chạm xuống sàn nhà. Giữ nguyên tư thế gập lưng trong 25s rồi thả lỏng cơ thể. Mỗi ngày nên tập 10 phút để cột sống dẻo dai hơn. 
  • Bài tập kéo giãn cơ lưng: Co 2 chân lên kết hợp đan 2 tay vào nhau, kéo đầu gối cao ngang ngực, hít thở nhẹ nhàng. Từ từ duỗi chân về vị trí ban đầu kết hợp thở ra chậm rãi. 

Thực hiện một số bài tập chữa thoái hóa cột sống tại nhà

  • Bài tập nghiêng xương chậu: Co 2 gối lên sao cho chân đặt trên mặt sàn. Áp chặt lưng xuống sàn nhà sau đó từ từ nhấc mông lên cao kết hợp hít sâu rồi nhẹ nhàng hạ mông xuống, hơi thở ra nhẹ nhàng. 
  • Bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống lưng: Người bệnh bị thoái hóa cột sống có thể tham khảo một số động tác Yoga hỗ trợ giảm đau, tăng sức khỏe cột sống: tư thế con mèo, tư thế rắn hổ mang, tư thế quả núi, tư thế con châu chấu.

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa cột sống

Thiếu hụt dinh dưỡng trong thực đơn hằng ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp. Vì vậy, để cải thiện bệnh, người bệnh cũng nên thiết lập chế độ ăn uống hợp lý. 

  • Hạn chế tối đa đồ uống có cồn
  • Tránh ăn thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như: gan, thịt gia súc, cá trích, thịt lợn muối
  • Tránh các món ăn làm tăng mỡ máu: bơ, dăm bông, xúc xích, thịt mỡ, bánh kéo. 
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin D, omega – 3
  • Tăng cường ăn các loại trái cây như: bưởi, chanh, đu đủ

Thoái hóa cột sống chữa ở đâu hiệu quả?

Nếu quý bạn đọc và người bệnh đang băn khoăn không biết khám chữa thoái hóa cột sống ở đâu có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây của chúng tôi:

Bệnh viện Bạch Mai 

Khoa xương khớp bệnh viện Bạch Mai là gợi ý tiếp theo cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống. Bệnh viện được hỗ trợ trang thiết bị hiện đại, tân tiến, đội ngũ y bác sĩ là giáo sư, tiến sĩ giỏi, nhiệt huyết. 

Tuy nhiên do trực thuộc hệ thống bệnh viện công lập nên bệnh viện Bạch Mai thường xuyên trong tình trạng quá tải, bệnh nhân phải lấy số xếp hàng chờ đợi khá mệt mỏi. 

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Là địa chỉ khám chữa thoái hóa cột sống bằng Y học cổ truyền số 1 hiện nay. Trung tâm sở hữu cơ sở khang trang, trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên đều là những chuyên gia đầu ngành YHCT, dày dặn kinh nghiệm, giỏi y thuật, giàu y đức. 

x

Khám chữa thoái hóa cột sống tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Trung tâm Thuốc dân tộc sử dụng liệu pháp đặc biệt kết hợp bài thuốc thảo dược và trị liệu vật lý trong điều trị bệnh xương khớp. Mỗi bệnh nhân sẽ được xây dựng phác đồ chuyên biệt mang hiệu quả điều trị tốt nhất.

Dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao, làm việc cả thứ 7 và chủ nhật giúp người bệnh chủ động thời gian, tối ưu chi phí. 

Địa chỉ: 

Tại Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định SĐT: 024 7109 6699 –  098 717 3258

Tại Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận SĐT: 028 7109 6699 – 0961 825 886

Bệnh viện Y học cổ truyền xương khớp Quân dân 102

Bệnh viện Y học cổ truyền xương khớp Quân dân 102 trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa YHCT Quân dân 102. Bệnh viện được đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ tốt cho quá trình xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh xương khớp. Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống kết hợp truyền thống và hiện đại phù hợp với thể trạng, thể bệnh của mỗi người. 

Bệnh viện triển khai dịch vụ khám chữa bệnh uy tín, nhân viên tận tình, bác sĩ tận tâm. Đây là nơi làm việc của nhiều bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. 

Hà Nội: Số 7, ngách 8/11 Trần Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm

TP HCM: 179 Nguyễn Văn Thương, P.25, Q. Bình Thạnh

Trung tâm Ứng dụng Đông phương Y pháp

Hiện nay, đây đang là đơn vị ứng dụng chữa thoái hóa cột sống bằng các phương pháp không dùng thuốc với liệu trình chuyên biệt, khoa học, có nghiên cứu và đầu tư bài bản. 

Đến với Trung tâm, bệnh nhân sẽ được điều trị với quy trình chuyên nghiệp, dụng cụ, môi trường vô trùng, sạch sẽ. Đồng thời có sự hướng dẫn, trị liệu cẩn thận bởi các chuyên gia đầu ngành, đều là những “cây kim bạc”, “bàn tay vàng” của YHCT Việt Nam.

Đơn vị có quy mô lớn với nhiều cơ sở trực thuộc trên cả nước

Chất lượng dịch vụ, hiệu quả điều trị tại Trung tâm đã được Bộ y tế công nhận và cấp phép thực hiện. Ngoài ra, còn được nhiều người bệnh đánh giá tích cực. Vì thế, bệnh nhân có thể an tâm lựa chọn.

Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh thoái hóa cột sống. Hy vọng qua đây quý bạn đọc và người bệnh sẽ có thêm kinh nghiệm hay chữa bệnh cũng như ngăn chặn bệnh tái phát.

Chia sẻ

Bình luận

  1. Ngô Kim Long says: Trả lời


    Những chia sẻ trên đây làm tôi hiểu hơn về trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc.tôi mong muốn hiểu và sử dụng bài thuốc này cho bản thân mình rất mong được sự tư vấn của Trung tâm

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo