Bỏ túi những loại thuốc trị nổi mề đay hiệu quả, nhanh chóng

4.8/5 - (16 bình chọn)

Phát ban mề đay là tình trạng da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, nóng rát khó chịu. Đặc biệt bệnh có thể gây biến chứng như sốc phản vệ, phù nề… nếu không điều trị kịp thời. Các loại thuốc trị nổi mề đay thường có khả năng giảm ngứa, chống viêm và hạn chế tái phát. Tuy nhiên, loại thuốc được bác sĩ chỉ định phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng  bệnh.

Những loại thuốc chữa mề đay theo phương pháp Tây y

Nổi mề đay uống thuốc gì hiệu quả và không gây tác dụng phụ được nhiều người bệnh quan tâm. Tuy nhiên ít người biết rằng, để bài thuốc chữa mề đay phát huy tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc: Xác định chính xác nguyên nhân và tránh tiếp xúc các dị nguyên gây bệnh. Tiếp theo, sử dụng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi Tây y đặc trị; nhằm vô hiệu hóa chất hóa học trung gian, giúp điều chỉnh rối loạn chức năng và loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng. 

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Các loại thuốc trị nổi mẩn ngứa được dùng phổ biến mà người bệnh mày đay có thể tham khảo: 

Các loại thuốc Tây y giúp điều trị các triệu chứng do bệnh mề đay gây ra
Các loại thuốc Tây y giúp điều trị các triệu chứng do bệnh mề đay gây ra

Thuốc Dexchlophrniramin – Thuốc chữa nổi mề đay dạng viên uống

Thuốc trị nổi mề đay Dexchlophrniramin được bào chế ở dạng viên uống nhanh gọn. Thuốc có thành phần kháng các hoạt chất histamin thế hệ mới nên được chỉ định dùng trong điều trị bệnh mề đay và những bệnh dị ứng khác. Thuốc có một số tên gọi khác như: Dexchlophrniramine, Mekopora 2mg, Coafarmin 6mg, Mebilamin 2mg,…

Thuốc Dexchlophrniramin được dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ trên 6 tuổi. Tuy nhiên, thuốc không được dùng ở một số đối tượng sau: Phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người bị rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt hoặc bí tiểu.

Thành phần: Dexchlorpheniramine maleate 

Công dụng:

  • Giảm các triệu chứng dị ứng, sốt, cảm thông thường 
  • Tác dụng an thần khi sử dụng ở liều thông thường 
  • Kháng hoạt chất histamin giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay
  • Sử dụng để ức chế adrenalin ở ngoại biên 

Cách dùng:

Phụ thuộc vào đối tượng sử dụng và dạng điều chế thuốc mà liều dùng Dexchlophrniramin sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Dexchlophrniramin dạng viên 2mg
  • Trẻ nhỏ từ 6 – 12 tuổi: Uống từ 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần uống ½ viên
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Uống thuốc từ 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần uống 1 viên. 
  • Dexchlophrniramin dạng viên 6mg

Loại thuốc này chỉ dùng cho đối tượng trên 15 tuổi, với liều lượng 2 lần/ ngày, mỗi lần uống 1 viên. 

Thuốc Chlorpheniramin

Thuốc Chorpheniramin được bào chế ở nhiều dạng khác nhau bao gồm: viên nang, viên nén, viên nén phim, siro và thuốc tiêm. Chorpheniramin còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: Chorpheniramine maleate, Chorpheniramine, Cedetamin TH… Loại thuốc này có khả năng kháng lại các hoạt chất histamin được sinh ra trong cơ thể. 

Thành phần: Clorpheniramin maleat 4mg, Dicalcium phosphate, Lactose, Màu Quinoline yellow, Povidon, Magnesium stearate, Sodium starch glycolate…

Thuốc trị nổi mề đay dạng uống Chorpheniramin 4mg
Thuốc trị nổi mề đay dạng uống Chorpheniramin 4mg

Công dụng:

  • Thuốc được chỉ định dùng cho người bị viêm mũi dị ứng mùa và quanh năm
  • Điều trị nổi mề đay, viêm mũi vận mạch do histamin gây ra
  • Viêm kết mạc dị ứng, viêm da tiếp xúc
  • Phù mạch, phù quincke 
  • Dị ứng thức ăn, côn trùng cắn
  • Ngứa ở người bị sởi hoặc thủy đậu,…

Cách dùng:

Thuốc Chorpheniramin có liều dùng được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe và độ tuổi người bệnh. Tuy nhiên, nhà sản xuất có khuyến cáo liều dùng cụ thể như sau:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Uống từ 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần uống 1 viên và trong 1 ngày không uống quá 6 viên 
  • Trẻ nhỏ từ 6 – 12 tuổi: Uống từ 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần uống ½ viên
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng. 

Bài thuốc trị mề đay Chorpheniramin có thể gây ra các tác dụng phụ như: chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, khô miệng, an thần…

Thuốc uống Diphenhydramine – Thuốc chữa dị ứng mề đay 

Thuốc uống Diphenhydramine được sản xuất ở dạng viên nén, viên nang. Diphenhydramine là thuốc kháng hoạt chất histamin loại ethanolamin, kháng cholinergic cực mạnh và giúp an thần rất tốt. Nhưng vì Diphenhydramine thuộc dòng thuốc kháng sinh đời cũ nên sẽ gây ra hiện tượng mệt mỏi hoặc buồn ngủ khi dùng. 

Thành phần: Diphenhydramine hydrochloride.

Thuốc Diphenhydramine dạng uống giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu
Thuốc Diphenhydramine dạng uống giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu

Công dụng: 

  • Điều trị một số triệu chứng hắt hơi, ho, sổ mũi, chảy nước mắt 
  • Giảm tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa, mẩn đỏ ở da và một số triệu chứng cảm lạnh hay dị ứng mãn tính khác. 
  • Sử dụng cho người say tàu xe, giúp giảm buồn nôn, đau đầu.
  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson. 

Cách dùng:

Liều dùng thuốc Diphenhydramine điều trị mề đay được nhà sản xuất khuyến cáo như sau: 

  • Đối với người lớn
  • Diphenhydramine Citrate uống từ 38-76mg/ lần, sau 4-6h đồng hồ uống liều tiếp theo. Lưu ý mỗi ngày uống tối đa 546mg/ ngày. 
  • Diphenhydramine Hydrochloride: uống liều từ 25-50mg/ lần, sau 4-6h đồng hồ uống liều tiếp theo. Lưu ý mỗi ngày uống tối đa 300mg/ ngày. 
  • Đối với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi 

Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng

Thuốc uống Hydroxyzine 

Thuốc uống Hydroxyzine có một số tên gọi khác như: Philhydarax tab, Atarax, Apo-Hydroxyzine 25mg… và thuốc được bào chế dạng viên nén rất dễ uống. Thuốc Hydroxyzine có tác dụng kháng histamin, an thần nên được chỉ định điều trị dị ứng mề đay. 

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc cần lưu ý một số tác dụng phụ có thể kèm theo như: ngủ gà, táo bón, bí tiểu, lú lẫn ở người lớn tuổi,…

Thành phần: Hydroxyzine Hydrochloride

Thuốc uống Hydroxyzine hỗ trợ cải thiện tình trạng mẩn ngứa
Thuốc uống Hydroxyzine hỗ trợ cải thiện tình trạng mẩn ngứa

Công dụng: 

  • Điều trị bệnh ngứa khi dị ứng, nổi mề đay 
  • Giảm các triệu chứng lo âu 

Cách dùng:

Thuốc được nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng như sau:

  • Đối với trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Mới đầu uống 25mg/ lần vào mỗi buổi tối, sau đó có thể tăng lên 250mg/ lần và uống từ 3-4 lần/ ngày nếu cần. 
  • Trẻ nhỏ từ 6 tháng – 6 tuổi: Uống liều từ 5 – 15mg/ lần vào mỗi buổi tối, sau đó có thể tăng lên 50mg/ lần và uống từ 3 – 4 lần/ ngày. 
  • Hoặc tính theo cân nặng của trẻ: Uống liều 1mg/kg/ ngày và chia làm nhiều lần uống. Về sau có thể tăng tối đa 2,5mg/ kg/ ngày đối với trẻ từ 1 đến 6 tuổi hoặc tối đa 2 mg/ kg/ ngày đối với trẻ em trên 6 tuổi. 
  • Người cao tuổi: Liều khởi đầu uống thấp hơn giới hạn của phạm vi liều khuyến cáo dùng cho người lớn. Bệnh nhân có thể uống 10mg/ lần và uống từ 3-4 lần/ ngày. 

Thuốc uống Cetirizin – Loại thuốc trị ngứa nổi mề đay

Thuốc uống Cetirizin có tên gọi khác như Rinitrin, Parlazin, Zibreno, Alzyltex… và thuốc được bào chế dạng viên nang, viên bao phim. 

Thành phần: Cetirizine HCl 10mg và các tá dược khác gồm: polyethylene glycol, hypromellose, colloidal silicon dioxide, lactose monohydrate, corn starch, magnesium stearate, povidone, talc, titanium dioxide. 

Thuốc Cetirizin giúp cải thiện tình trạng nóng rát, ngứa ngáy do nổi mề đay
Thuốc Cetirizin giúp cải thiện tình trạng nóng rát, ngứa ngáy do nổi mề đay

Tác dụng:

  • Điều trị triệu chứng cảm lạnh
  • Cải thiện tình trạng dị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi hoặc nước mắt
  • Điều trị triệu chứng ngứa, sưng do mề đay, phát ban.

Cách dùng: 

Liều dùng thông thường của thuốc Cetirizine được chỉ định trị bệnh mề đay: 

  • Người lớn: Uống liều từ 5-10mg/ lần, mỗi ngày uống tối đa 10mg
  • Trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 2 tuổi: Liều khởi đầu uống với lượng 2,5mg/ lần, mỗi ngày uống 2 lần và tối đa 5mg/ ngày.
  • Trẻ nhỏ từ 2-5 tuổi: Liều khởi đầu uống với lượng 2,5mg mỗi ngày một lần. Các liều duy trì uống 2,5mg/ lần, mỗi ngày uống 2 lần và tối đa mỗi ngày là 5mg/ ngày. 
  • Trẻ nhỏ từ 6 tuổi trở lên: uống liều từ 5 -10mg/ lần/ ngày/ Mỗi ngày uống tối đa 10mg. 

Ngoài ra, có một số trường hợp không thích hợp uống thuốc Cetirizin như: 

  • Người bệnh suy thận 
  • Trẻ em dưới 6 tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú 
  • Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 

Thuốc uống Loratadine

Thuốc uống Loratadine cũng có tác dụng kháng histamin thế hệ mới và được kê trong đơn thuốc nhằm điều trị phát ban mề đay, viêm mũi dị ứng,…

Thành phần: Loratadin 10mg và các tá dược khác gồm: lactose, tinh bột, microcrystalline cellulose, natri benzoat, magnesi stearat, talc.

Thuốc uống Loratadine điều trị mẩn ngứa, mề đay
Thuốc uống Loratadine điều trị mẩn ngứa, mề đay

Tác dụng:

  • Cải thiện tình trạng viêm kết mạc dị ứng
  • Giảm thiểu triệu chứng ngứa, nổi mề đay
  • Điều trị viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi

Cách dùng:

Thuốc Loratadine được chỉ định liều dùng như sau:

  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Ngày uống 1 lần – 1 viên
  • Trẻ nhỏ từ 2 –  12 tuổi: 
  • Trẻ có cân nặng ≥ 30kg: Uống ngày 1 lần – 1 viên
  • Trẻ có cân nặng < 30kg: Uống ngày 1 lần với liều ½ viên

Thuốc uống Fexofenadine – Thuốc điều trị mề đay hiệu quả

Thuốc uống Fexofenadine thuộc loại thuốc kháng thể histamin H1, làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng phù của bệnh mề đay và một số dị ứng khác. Fexofenadine có một số tên biệt dược khác cần biết như: Fexofenadin, Telfor 60, Telfor 120, Fegra 120mg, Fexophar 180mg, Allerphast 60mg,…

Thành phần: Fexofenadin 

Thuốc uống Fexofenadine có tác dụng điều trị nổi mề đay
Thuốc uống Fexofenadine có tác dụng điều trị nổi mề đay

Tác dụng: 

  • Thuốc trị nổi mề đay vô căn mãn tính
  • Giảm tình trạng dị ứng như chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi,..

Cách dùng: 

Liều lượng dùng thuốc Fexofenadine được chỉ định như sau: 

  • Trẻ nhỏ từ 6 – 11 tuổi: Uống 30mg/ lần, mỗi ngày uống 2 lần 
  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống liều 180mg/ lần, mỗi ngày uống 1 lần

Đối với bệnh nhân suy thân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. 

Thuốc uống Acrivastin

Thuốc uống Acrivastin thuộc nhóm kháng hoạt chất histamin thế hệ thứ hai. 

Thành phần: Acrivastine

Thuốc Acrivastin dạng uống cải thiện phát ban mề đay hiệu quả
Thuốc Acrivastin dạng uống cải thiện phát ban mề đay hiệu quả

Tác dụng: 

  • Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với nước hoa, phấn hoa
  • Người bị dị ứng thực phẩm
  • Hỗ trợ điều trị tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay mẩn ngứa, nổi mày đay mãn tính vô căn, chàm eczema,…
  • Chữa trị các vết căn của côn trùng

Thuốc chữa mề đay Acrivastin có thể gây ra một số tác dụng phụ: gây cảm giác buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, suy giảm thần kinh vận động. Bên cạnh đó, một số hiện tượng co giật, phát ban và phản ứng quá mẫn, rối loạn máu, rối loạn ngoại tháp, đổ mồ hôi… cũng có thể xảy ra nhưng hiếm gặp. 

Cách dùng:

Từng đối tượng sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau, do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Người bệnh có thể tham khảo liều lượng được khuyến cáo từ nhà sản xuất:

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Uống 1 viên/ lần, mỗi ngày uống 3 viên. Lưu ý không uống quá 3 viên/ 1 ngày và khi uống không nhai hoặc ngậm dưới lưỡi. 
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi và người cao tuổi: thuốc chưa có chỉ định sử dụng cho đối tượng này, do đó cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Thuốc uống Prednisolon

Thuốc Prednisolon được chỉ định để giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch, điều trị các triệu chứng như đau, sưng và bị dị ứng với các dị nguyên. 

Thành phần: Prednisolone Acetate và thành phần tá dược khác gồm: anhydrous lactose, crospovidone, colloidal silicon dioxide, D&C Yellow No.10, FD&C Yellow No.6, docusate sodium, magnesium stearate và sodium benzoate. 

Thuốc uống Prednisolon cải thiện triệu chứng bệnh phát ban mề đay
Thuốc uống Prednisolon cải thiện triệu chứng bệnh phát ban mề đay

Tác dụng: 

  • Điều trị rối loạn nội tiết 
  • Cải thiện tình trạng nổi mề đay 
  • Điều trị rối loạn thấp khớp 
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu và tình trạng dị ứng 
  • Điều trị bệnh hô hấp, rối loạn đường huyết học và bệnh tiêu hóa

Cách dùng:

Phụ thuộc vào đối tượng sử dụng và tình trạng bệnh sẽ có liều lượng khác nhau. Do đó, trước khi sử dụng cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc uống Methylprednisolon

Methylprednisolon được bào chế dạng viên và thuốc có tác dụng chống viêm, dị ứng, ức chế hệ miễn dịch rất hiệu quả. Thuốc Methylprednisolon được dùng tương tự như Prednisolon và Hydrocortison nhưng hiệu quả tốt hơn nhiều lần. Do đó, thuốc thường được chỉ định cho những trường hợp nổi mề đay mức độ nặng. 

Thành phần: methylprednisolon 

Thuốc uống Methylprednisolon điều trị nhanh chóng bệnh nổi mề đay
Thuốc uống Methylprednisolon điều trị nhanh chóng bệnh nổi mề đay

Tác dụng: 

  • Điều trị các bệnh về rối loạn nội tiết gồm: rối loạn do thấp khớp, bệnh tự miễn, bệnh về da
  • Điều trị các bệnh dị ứng nặng và bệnh nổi mề đay
  • Hỗ trợ điều trị bệnh về mắt 
  • Điều trị bệnh đường hô hấp, rối loạn huyết học 
  • Điều trị tạm thời các bệnh ung thư

Cách dùng: 

Phụ thuộc vào đối tượng bệnh nhân và tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và cách dùng phù hợp. 

Thuốc Eumovate – Thuốc trị nổi mề đay dạng kem bôi

Thuốc bôi Eumovate hay còn gọi Eumovate Cream, là một loại thuốc bôi ngoài da giúp giảm tình trạng ngứa ngáy và chống viêm hiệu quả. 

Thuốc Eumovate là thuốc dạng kem bôi giúp giảm ngứa, chống viêm
Thuốc Eumovate là thuốc dạng kem bôi giúp giảm ngứa, chống viêm

Thành phần: Clobetasol butyrate

Tác dụng: 

  • Điều trị tình trạng ngứa da, mẩn đỏ
  • Điều trị bệnh vẩy nến, chàm 
  • Điều trị viêm da, viêm da bã nhờn, viêm tai ngoài 
  • Điều trị dị ứng da, nổi mề đay
  • Điều trị vết côn trùng cắn

Cách dùng:

Cách dùng thuốc rất đơn giản, sau khi vệ sinh vùng da bị tổn thương, người bệnh chỉ cần thoa kem Eumovate lên các vùng da nổi mẩn ngứa, mề đay. Số lần sử dụng trong này cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc. Ngoài ra, các chuyên gia về da liễu cũng khuyến cáo, không nên dùng thuốc bôi Eumovate qua 2 tuần.

Thuốc bôi Phenergan

Thuốc Phenergan thuộc dạng kem bôi ngoài da và dùng tại chỗ. Loại thuốc này được chỉ định sử dụng nhằm cải thiện ngứa, dị ứng ngoài da và một số triệu chứng bệnh khác. 

Thành phần: Promethazine

Thuốc bôi Phenergan giúp xoa dịu nóng rát, mẩn ngứa
Thuốc bôi Phenergan giúp xoa dịu nóng rát, mẩn ngứa

Tác dụng: 

  • Điều trị ngứa, nổi mẩn do côn trùng cắn
  • Điều trị nổi mề đay
  • Giảm tình trạng ngứa ngáy do dị ứng gây nên
  • Điều trị viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc

Cách dùng:

Cách sử dụng thuốc Phenergan tương tự Eumovate, người bệnh vệ sinh sạch sẽ vùng da tổn thương rồi bôi trực tiếp thuốc lên. Mỗi ngày bôi từ 3-4 lần sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh phát ban mề đay nhanh chóng. 

Trong quá trình bôi thuốc Phenergan, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: dấu hiệu quá mẫn trên cơ địa ở người có da mẫn cảm, tăng mức độ nhạy cảm ánh sáng trên da. 

Thuốc chữa bệnh mề đay theo phương pháp Đông y

Đông y chỉ ra rằng, phát ban mày đay, mẩn ngứa có căn nguyên từ tình trạng sức khỏe chính khí hư suy, cảm lạnh phong hàn, phong nhiệt dẫn tới huyết táo, huyết nhiệt. Đồng thời, chức năng thải độc suy yếu, tạng phủ bị ảnh hưởng, hệ miễn dịch và sức đề kháng kém đã tác động sinh ra mề đay ban đỏ, mẩn ngứa khó chịu. 

Thuốc Đông y giúp trị tận gốc bệnh nổi mề đay
Thuốc Đông y giúp trị tận gốc bệnh nổi mề đay

Khác với Tây y chỉ điều trị vào phần ngọn mà không đánh vào căn nguyên nên khi gặp điều kiện thuận lợi như nội tiết, thời tiết thay đổi… mề đay có thể tái phát trở lại. Trong Đông y, các thuốc chữa mề đay tập trung loại bỏ căn nguyên, tăng cường sức đề kháng, từ đó triệu chứng bệnh dần biến mất và không ít tái phát lại. Đồng thời, thành phần trong thuốc chữa dị ứng mề đay theo phương pháp Đông y rất lành tính, an toàn và không gây tác dụng phụ. Một số bài thuốc Đông y mà người bệnh nổi mề đay có thể tham khảo:

Bài thuốc số 1:

Chuẩn bị các vị thuốc gồm: độc hoạt, tất bát, liên kiều, tế tân, nam hoàng bá và cam thảo (mỗi thứ 12g); xương bồ, kinh giới và thượng nhĩ (mỗi vị 16g); quế (dùng 8g) và vị thuốc thiên niên kiện (dùng 10g). Sau đó đem các vị thuốc sắc thành thuốc uống, mỗi ngày dùng 1 thang. 

Bài thuốc số 2: 

Chuẩn bị các vị thuốc gồm: lá đơn, liên kiều, sinh đại, đại thanh diệp, đan bì, kim ngân hoa, bèo cái và ngưu bàng (mỗi vị dùng 10g); phòng phong, thuyền thoái, kinh giới và cam thảo (mỗi vị thuốc 6g). Sau đó đem các vị thuốc sắc thành thuốc uống, mỗi ngày dùng 1 thang. 

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang: 

Đây là bài thuốc Đông y trị mề đay nổi tiếng hiện nay thuộc sở hữu độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc kết hợp công thức thuốc từ nhiều bài thuốc cổ phương, với thành phần gồm nhiều thảo dược quý như: Bồ công anh, kim ngân hoa, phòng phong, xuyên khung, đơn đỏ, hồng hoa, ké đầu ngựa…

Ưu điểm của Tiêu ban Giải độc thang là an toàn, không tác dụng phụ, hiệu quả cao cho phép điều trị dứt điểm mề đay trong 1-3 tháng. Bài thuốc phù hợp với nhiều đối tượng kể cả mề đay sau sinh, phụ nữ mang thai, trẻ em, mề đay mãn tính

Bài thuốc trị mề đay theo kinh nghiệm dân gian

Mẹo điều trị bệnh mày đay từ cây thuốc Nam được ông cha ta ứng dụng phổ biến từ xa xưa. Bởi các cây thuốc Nam có dược tính lành, không gây tác dụng phụ và giảm viêm sưng, ngứa ngáy ở da hiệu quả. Các mẹo trị ngứa nổi mề đay được truyền lại từ trong dân gian mà người bệnh có thể tham khảo dưới đây:

Sử dụng cây nha đam 

Nha đam không chỉ được dùng để chế biến thành thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, loại thảo dược này còn được tận dụng chăm sóc và nuôi dưỡng làn da, bởi chứa lượng nước, khoáng chất và vitamin lớn. 

Nha đam - Bài thuốc chữa mề đay hiệu quả từ trong dân gian
Nha đam – Bài thuốc chữa mề đay hiệu quả từ trong dân gian

Theo y học cổ truyền, cây nha đam có vị đắng, tính hàn có tác dụng làm mát, thanh nhiệt, tiêu sưng và giải độc rất tốt. Do đó, từ trong dân gian, loại cây này thường được dùng để giảm mụn nhọt, giảm tình trạng khô ráp, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nóng rát do mề đay.

Sử dụng lá trà xanh

Nước trà xanh có chứa các thành phần chữa viêm họng, bảo vệ tim mạch và đào thải độc tố ra ngoài nhanh chóng. Vì vậy, trong dân gian cây thuốc nam này được sử dụng để giảm các tình trạng bị mề đay mẩn ngứa, phát ban da, viêm da cơ địa,…

Uống nước trà xanh giúp thanh lọc cơ thể và đào thài chất độc nhanh chóng
Uống nước trà xanh giúp thanh lọc cơ thể và đào thài chất độc nhanh chóng

Do không gây kích ứng, nên có thể dụng trà xanh chữa bệnh mề đay cho cả người lớn và trẻ em. Người bệnh có thể dùng hãm trà xanh lấy nước uống hoặc tắm nước trà xanh để điều trị triệu chứng viêm sưng, ngứa ngáy. 

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị mề đay mẩn ngứa 

Nội dung trên chúng tôi đã chia sẻ một số bài thuốc trị nổi mề đay theo các phương pháp khác nhau mà người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên, để tình trạng bệnh thiện giảm hiệu quả bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tham khảo bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bài thuốc nào, nhất là đối với thuốc Tây y nhằm tránh trường hợp sốc thuốc, ngộ độc thuốc nếu cơ địa không phù hợp.
  • Không tự ý đổi từ thuốc Đông y sang Tây y và ngược lại khi không có chỉ định hoặc hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Các đối tượng sau cần chú ý khi sử dụng các bài thuốc trên: phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người đau dạ dày và người suy thận,…
  • Trong thời gian sử dụng thuốc điều trị, nếu phát hiện các dấu hiệu lạ, cần tới bệnh viện hoặc gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Trong quá trình điều trị bệnh cần phải tránh tiếp xúc các dị nguyên gây bệnh.
  • Kết hợp chế độ ăn uống và luyện tập thể dục khoa học để cung cấp đầy đủ dưỡng chất và đào thải chất độc hiệu quả.
  • Kiêng các đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, nhiều chất đạm như: đậu phộng, hải sản,…
  • Kiêng rượu bia và các chất kích thích.

Hy vọng, từ bài chia sẻ của chúng tôi có thể cung cấp thêm những kiến thức bổ ích về loại thuốc và bài thuốc trị nổi mề đay, mẩn ngứa. Nếu bạn cần tư vấn chuyên sâu hơn về tình trạng bệnh hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ chủ động liên hệ và tư vấn chi tiết cho bạn trong thời gian sớm nhất. 

Xem thêm:

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo