Viêm phế quản là gì? Cách nhận biết bệnh và điều trị an toàn, hiệu quả
Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng xảy ra tại đường hô hấp dưới với các triệu chứng đặc trưng là ho có đờm, khó thở, sốt cao, mệt mỏi,… Điều này đã khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Nếu không phát hiện và tiến hành điều trị đúng cách, bệnh sẽ phát sinh ra một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Bài viết dưới đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh viêm phế quản bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.
Viêm phế quản là gì? Phân loại bệnh
Phế quản là một một bộ phận của đường hô hấp dưới. Cấu tạo của phế quản gồm nhiều nhánh trông giống như cành cây. Chức năng chính của cơ quan này là dẫn khí vào phổi để thực hiện chức năng hô hấp.
Viêm phế quản khởi phát khi tác nhân gây hại xâm nhập vào trong lớp niêm mạc của ống phế quản và kích thích phản ứng viêm xảy ra. Ngoài nhưng triệu chứng của bệnh đường hô hấp thông thường như viêm họng, viêm amidan, những người bị viêm phế quản đều có triệu chứng đặc trưng là ho ra đờm dày và thở khò khè. Dựa vào thời gian khởi phát bệnh mà người ta chia bệnh viêm phế quản thành hai dạng cơ bản đó là cấp tính và mãn tính.
- Viêm phế quản cấp tính: Tình trạng nhiễm trùng chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn với triệu chứng đặc trưng là phổi sưng và chứa đầy chất nhầy. Bệnh sẽ thuyên giảm sau vài ngày hoặc vài tuần điều trị. Viêm phế quản cấp tính thường khởi phát do bị nhiễm trùng đường hô hấp.
- Viêm phế quản mãn tính: Bệnh khởi phát khi không tiến hành điều trị dứt điểm viêm phế quản ở giai đoạn cấp tính. Lúc này lớp niêm mạc phế quản bị kích thích liên tục dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm kéo dài. Tình trạng này có thể kéo dài từ nhiều tháng cho đến vài năm và rất khó điều trị dứt điểm. Do đây là giai đoạn sau của viêm phế quản cấp tính nên cũng có độ nghiêm trọng hơn nhiều. Nghiện thuốc lá là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản mãn tính thường gặp nhất.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản
Việc nắm rõ được nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản sẽ giúp bạn chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản thường gặp bạn có thể tham khảo:
- Do vi khuẩn, virus: Thống kê y khoa cho thấy, có đến 90% số ca viêm phế quản đều khởi phát do bị nhiễm khuẩn và nhiễm virus. Thường gặp nhất là virus đại thực bào và virus cúm gia cầm.
- Hút thuốc lá: Thành phần hoạt chất nicotin trong thuốc lá được xem là độc tố đối với cơ thể nói chung và hệ hô hấp nói riêng. Khi chúng xâm nhập vào niêm mạc phế quản sẽ làm giảm chức năng của hệ miễn dịch và kích thích phản ứng viêm xảy ra. Đây là nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính ở nam giới thường gặp nhất.
- Tuổi tác: Người già và trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản cao hơn bình thường. Đây là những đối tượng có sức đề kháng kém, dễ bị tác nhân gây hại xâm nhập tấn công gây viêm nhiễm.
- Tính chất công việc: Những người làm việc ở môi trường thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn bình thường. Một số hóa chất gây hại cho hệ hô hấp thường gặp là clo, amoniac, hơi dầu mỏ và than đá,…
- Bị trào ngược dạ dày – thực quản: Đây cũng là một trong nguyên nhân gây kích thích đến lớp niêm mạc lót trong phế quản và tạo cơ hội cho bệnh khởi phát.
Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không?
Viêm phế quản là bệnh lý không quá nguy hiểm, nếu tiến hành điều trị đúng cách ngay từ sớm thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được kiểm soát. Ngược lại, nếu để tình trạng viêm nhiễm xảy ra kéo dài sẽ khiến lớp niêm mạc phế quản bị xơ sẹo và dần biến dạng. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với các hậu quả sau đây:
- Thành phế quản trở nên dày hơn và cản trở quá trình lưu thông khí ra vào phổi.
- Niêm mạc phế quản trở nên nhạy cảm hơn, dễ khởi phát phản ứng viêm và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Phế quản bị kích thích và tăng tiết chất nhầy, điều này đã khiến cho đờm nhầy bít tắc sâu vào bên trong phổi gây khó thở.
- Hệ miễn dịch tại đường hô hấp dưới bị suy giảm, tạo cơ hội cho bệnh khởi phát thường xuyên hơn.
Nếu người bệnh không tiến hành điều trị dứt điểm bệnh ngay từ sớm, để bệnh tái phát nhiều lần sẽ phát sinh ra một số biến chứng nguy hiểm khác như hen, các rối loạn phổi. Nếu bị viêm phế quản do thuốc lá mà không tiến hành cai thuốc, bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với bệnh ung thư phổi.
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân để sớm phát hiện ra bệnh và có các biện pháp xử lý đúng cách. Khi bị viêm phế quản, hầu hết các ca bệnh đều sẽ phải đối mặt với các triệu chứng sau đây, bạn có thể dựa vào để nhận biết bệnh:
- Ho kéo dài có lẫn đờm xanh hoặc vàng kèm theo mùi hôi khó chịu. Trường hợp nặng, trong đờm còn có lẫn máu.
- Khó thở, thở nhanh và khò khè
- Đau tức vùng ngực
- Buồn nôn và mệt mỏi
- Sốt ở những trường hợp viêm do nhiễm trùng
Tùy vào cơ địa và nguyên nhân mà người bệnh sẽ có thêm một số triệu chứng sau đây:
- Khàn giọng
- Đỏ mắt
- Chảy nước mũi và nghẹt mũi
- Phát ban, sưng hạch bạch huyết
Thông thường, các triệu chứng này chỉ kéo dài và thuyên giảm dần chỉ trong vài tuần ở những trường hợp cấp tính. Nếu bệnh viêm phế quản đã tiến triển sang giai đoạn mãn tính thì các triệu chứng trên sẽ diễn ra ở mức độ nghiêm trọng hơn và thời gian khỏi bệnh cũng sẽ kéo dài hơn.
– Đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay nếu có các dấu hiệu sau đây:
- Triệu chứng của bệnh diễn ra kéo dài hơn 3 tuần
- Bị sốt cao và khó thở
- Ho ra chất nhầy có lẫn máu
Các cách điều trị bệnh viêm phế quản
Khi thấy bản thân có các triệu chứng ở trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra triệu chứng lâm sàng và chỉ định người bệnh làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết khác như chụp X-quang ngực, xét nghiệm đờm, kiểm tra chức năng phổi,…
Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh và lên phác đồ điều trị. Dưới đây là các cách điều trị viêm phế quản được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:
Chữa viêm phế quản bằng thuốc Tây y
Dùng thuốc Tây y trị viêm phế quản là phương pháp được áp dụng phổ biến trong y khoa. Thuốc Tây y chứa thành phần dược tính cao, có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có tồn tại nhược điểm là dễ phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến một số cơ quan nội tạng khác bên trong cơ thể. Vì thế, trong quá trình sử dụng bạn cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về chữa bệnh. Các loại thuốc Tây thường được sử dụng để chữa viêm phế quản là:
- Thuốc kháng sinh: Được chỉ định điều trị cho những trường hợp viêm phế quản do nhiễm khuẩn. Thuốc có tác dụng loại bỏ tác nhân gây bệnh và ngăn ngừa nhiễm khuẩn phát triển lan rộng
- Thuốc ho: Thuốc có tác dụng giảm ho và hạn chế gây tổn thương đến cổ họng. Dùng thuốc ho còn có tác dụng giảm ho đêm và giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
- Thuốc giãn phế quản: Có tác dụng làm sạch chất nhầy bên trong ống thở và giúp người bệnh dễ thở hơn.
- Thuốc khác: Bác sĩ sẽ kê đơn điều trị thêm một số loại thuốc khác giúp giảm nhẹ phản ứng viêm và dị ứng tại lớp niêm mạc phế quản. Dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn điều trị sao cho phù hợp.
Ở những trường hợp viêm phế quản mãn tính gây tổn thương nghiêm trọng đến lớp niêm mạc lót trong, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số bài tập giúp phục hồi chức năng của cơ quan này. Nếu bệnh viêm phế quản khởi phát ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc làm loãng đờm và tích cực hút đờm cho trẻ.
Mặc dù mang lại hiệu quả cao tuy nhiên phương pháp này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Vì vậy để tăng hiệu quả điều trị bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, người bệnh nên kết hợp sử dụng các loại thực phẩm bổ sung cho cơ thể.
Chữa viêm phế quản bằng thuốc Nam
Ở những trường hợp viêm phế quản nhẹ, bạn có thể sử dụng các bài thuốc Nam để trị bệnh tại nhà. Đây là các bài thuốc có nguồn gốc tự nhiên nên rất lành tính, nếu bạn sử dụng trong thời gian dài cũng không phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, hiệu quả trị bệnh của các bài thuốc Nam mang lại khá chậm, bạn cần phải kiên trì thực hiện. Dưới đây là các bài thuốc nam chữa viêm phế quản được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị 100 gram rễ cây chè, 50 gram gừng tươi và một ít mật ong nguyên chất
- Đem hai nguyên liệu trên đi rửa sạch rồi vớt ra để cho ráo. Dùng dao thái gừng thành lát mỏng.
- Cho tất cả vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ rồi bắc lên bếp sắc trên lửa nhỏ.trong khoảng 15 phút là được.
- Chắt lấy lượng nước sắc thu được và bỏ bã, thêm một ít mật ong vào rồi khuấy đều cho tan hết.
- Cho hỗn hợp trên vào lọ thủy tinh bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần bạn chỉ cần lấy khoảng 20ml để uống và chỉ nên sử dụng 2 lần/ngày.
Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị 500 gram tỏi, 500 gram giấm ăn và 200 gram đường đỏ.
- Tỏi đem bóc vỏ rồi đem đi giã nát. Cho tỏi giá vào lọ thủy tinh cùng với lượng đường đỏ và giấm ăn đã chuẩn bị.
- Đậy kín nắp lọ lại, ngâm hỗn hợp trên trong khoảng 15 ngày là có thể sử dụng để trị bệnh.
- Mỗi lần bạn chỉ cần lấy khoảng 15ml để uống, sử dụng với liều lượng 3 lần/ngày là được.
Bài thuốc số 3:
- Chuẩn bị 1 củ gừng già với kích cỡ bằng ngón tay, đem đi rửa sạch đất cát bám xung quanh rồi gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài.
- Chấm gừng vào trong mật ong rồi ăn ngay sau đó, người bệnh nên sử dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm
Những điều cần lưu ý khi bị viêm phế quản
Ngoài việc thực hiện điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ bạn cũng nên điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt hàng ngày của bản thân. Dưới đây là những điều bạn cần phải lưu ý giúp quá trình điều trị bệnh nhanh chóng mang lại hiệu quả và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại:
- Những trường hợp bị viêm phế quản do nhiễm khuẩn vẫn có khả năng lây nhiễm sang người khác thông qua giao tiếp hàng ngày. Vì thế, bạn cần chủ động trong việc phòng ngừa lây bệnh sang người khác.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích đến niêm mạc phế quản như khói thuốc lá, không khí ô nhiễm,… Nếu phải đi ra ngoài hoặc vệ sinh nhà cửa, bạn nên đeo khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm khuẩn. Chú ý giữ ấm cơ thể vào những ngày thời tiết chuyển biến lạnh.
- Tránh đến những nơi đông người hoặc tiếp xúc với những người đang mắc bệnh lý nhiễm khuẩn. Giữ sạch không gian sống bằng cách thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ chăn màn,…
- Làm ẩm không khí để tránh gây kích thích đến lớp niêm mạc lót trong ống hô hấp. Nếu thường xuyên sinh hoạt trong môi trường máy lạnh, bạn nên sử dụng thêm máy cấp ẩm không khí.
- Thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh cần phải tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây tươi và thức ăn giàu protein. Đồng thời, hạn chế ăn đường, các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn có vị chua cay,…
- Uống nhiều nước mỗi ngày giúp làm ẩm niêm mạc phế quản, tăng cường sức đề kháng và kích thích đào thải độc tố ra bên ngoài.
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý về đường hô hấp, bệnh cảm lạnh và cảm cúm thông thường. Tiến hành tiêm phòng vacxin đầy đủ theo quy định của bộ y tế.
- Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh viêm phế quản bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Khi có dấu hiệu của bệnh bạn không nên chủ quan, hãy nhanh chóng thăm khám và tiến hành điều trị viêm phế quản để phòng ngừa biến chứng xảy ra. Đồng thời chủ động trong việc phòng ngừa, ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và công việc hàng ngày.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!