Nổi mẩn ngứa: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa hiệu quả ngăn tái phát

4.8/5 - (14 bình chọn)

Nổi mẩn ngứa trên da là tình trạng xảy ra khá phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Hầu hết người bệnh thường gặp khó khăn trong việc điều trị dứt điểm khiến bệnh kéo dài dai dẳng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Tìm được chính xác nguyên nhân gây là cách tốt nhất để tìm được phương pháp khắc phục triệt để. 

Tìm hiểu da nổi mẩn ngứa là bệnh gì?

Da nổi mẩn ngứa thường xảy ra khi da bị kích thích quá độ do ảnh hưởng của các tác nhân gây hại như nhiệt độ, không khí ô nhiễm, khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng,… 

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Thông thường hiện tượng này khởi phát đột ngột và sẽ hết sau vài giờ hoặc vài ngày nếu chăm sóc đúng cách. Nhưng nếu mẩn ngứa lâu ngày không khỏi, thường xuyên tái phát thì có thể xuất phát từ một số bệnh lý bao gồm:

Mẩn ngứa nổi cục có thể là bệnh mày đay

Nổi mày đay mẩn ngứa  là phản ứng của các mao mạch và niêm mạc dưới da do tiếp xúc với những yếu tố gây kích thích. Lúc này vùng da bị kích ứng sẽ nổi sẩn phù tại chỗ và hình thành mụn tập trung thành từng mảng có kích thước vài mm đến vài cm.

Da xuất hiện mẩn ngứa nổi cục có thể bạn bị nổi mày đay
Da xuất hiện mẩn ngứa nổi cục có thể bạn bị nổi mày đay

Các mảng da mẩn ngứa có thể xuất hiện tại bất cứ vị trí nào trên cơ thể, thậm chí có thể lan rộng toàn thân. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm: 

  • Xuất hiện mẩn ngứa màu đỏ hoặc màu trắng tại một vùng da như tay, mặt, chân,…
  • Các vết mẩn ngứa nổi cục đa dạng về kích thước và hình dáng nằm rải rác trên các bộ phận của cơ thể 
  • Các vết mẩn trên da có thể kéo dài vài giờ, vài tuần, thậm chí là tái phát từ tháng này sang tháng khác, từ năm này sang năm kia. 

Viêm da dị ứng 

Viêm da dị ứng thường bùng phát do bề mặt da tiếp xúc với một số dị nguyên gây kích ứng tồn tại xung quanh môi trường sống. 

Vùng da bị tổn thương có thể cảnh báo viêm da dị ứng
Vùng da bị tổn thương có thể cảnh báo viêm da dị ứng

Bệnh lý này thường tiến triển mạnh mẽ ở trẻ em, người có tiền sử mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng với phấn hoa, lông thú cưng. Viêm da dị ứng gây ra hiện tượng mẩn đỏ ở các vị trí như mặt, cổ, khuỷu tay hay mắt cá chân kèm theo cảm giác châm chích, ngứa ngáy trên da. 

Vẩy nến

Đây là một thể bệnh tự miễn xuất hiện khi hệ miễn dịch rối loạn. Lúc này trên da người bệnh xuất hiện nốt đỏ với kích thước đa dạng kèm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Các triệu chứng này phát triển một cách nhanh chóng, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Các nốt mẩn ngứa trên da do vảy nến thường dễ bong tróc và xuất hiện dịch. 

Nấm da

Ngứa da nổi mẩn đỏ còn có thể là cảnh báo sớm bệnh nấm da như: nấm móng, hắc lào, lang ben,… Đi kèm với triệu chứng da nổi mẩn đỏ và ngứa, người bệnh còn cảm thấy khô da, da bị bong tróc,…

Rôm sảy

Đây là bệnh lý thường khởi phát ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và có xu hướng bùng phát vào thời tiết nóng ẩm. Bệnh xảy ra do tuyến mồ hôi bài tiết quá mức gây hiện tượng ứ đọng lỗ chân lông, vi khuẩn xâm nhập gây nổi mẩn đỏ li ti. Thường thì vùng bẹn, ngực, cổ, trán là những vùng da dễ bị nổi rôm sảy nhất do tuyến mồ hôi ở vị trí này hoạt động mạnh mẽ. 

Tình trạng rôm sảy ở trẻ cũng xuất hiện mụn đỏ và gây ngứa
Tình trạng rôm sảy ở trẻ cũng xuất hiện mụn đỏ và gây ngứa

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể xác định được nổi mẩn ngứa trên da do rôm sảy thông qua một số biểu hiện:

  • Trên da nổi mụn màu đỏ thường mọc tập trung thành từng đám
  • Cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, châm chích khó chịu
  • Sau vài ngày, bề mặt nổi các mụn nước nhỏ

Nhiễm ký sinh trùng 

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến da bị nổi mẩn ngứa là do cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng, thường là ve gây ghẻ ngứa. Con ve này có thể tồn tại và phát triển trên da người, thường sẽ không gây ra triệu chứng bệnh cho tới khi người bệnh bị dị ứng với nó. Bệnh lý này nếu điều trị đúng cách sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày.

Trường hợp người bệnh bị nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương cảnh báo da bị nhiễm một số loại ký sinh trùng. Nếu không chăm sóc và điều trị có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, lở loét gây cảm giác đau đớn, khó chịu. 

Ngứa da nổi mẩn đỏ có thể bị nhiễm virus

Nổi mẩn ngứa toàn thân còn có thể xuất phát từ việc cơ thể bị nhiễm một số loại virus như lậu, giang mai, HIV,… Tình trạng mẩn đỏ trên da và ngứa là phản ứng của cơ thể do tác động của virus hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc chống virus.

Da bị nhiễm virus cũng gây mẩn đỏ ngứa ngáy
Da bị nhiễm virus cũng gây mẩn đỏ ngứa ngáy

Bệnh về máu 

Một số người mắc bệnh lý về máu cơ thể cũng thường xuyên xuất hiện tình trạng nổi mẩn ngứa. Một số bệnh như đa hồng cầu, loạn sản tủy, tăng Eosin trong máu,… sẽ khiến lượng máu bên trong cơ thể bị rối loạn dẫn tới tình trạng ngứa ngáy và nổi mẩn toàn thân. 

Mẩn ngứa dị ứng cảnh báo bệnh về gan, thận

Gan và thận là hai cơ quan quan trọng trong cơ thể đóng vai trò đào thải độc tố và thanh lọc cơ thể. Nếu bạn đang gặp một số vấn đề về gan, thận sẽ khiến chức năng đào thải độc tố suy giảm, từ đó độc tố tích tụ nhiều trong người phát mẩn ngứa trên da. 

Triệu chứng điển hình của bệnh đó là da bị nổi mẩn ngứa như muỗi đốt, đồng thời ở một số người còn kèm theo cảm giác ngứa ngáy, châm chích khó chịu. 

Bệnh rosacea ( chứng đỏ mặt)

Bệnh lý này tiến triển và gây tổn thương phổ biến trên vùng da mặt như mũi, cằm, trán, má. Lúc này vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện mụn nhọt, sưng tấy kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. 

Thông thường triệu chứng của bệnh rosacea sẽ sẽ bùng phát và hết trong vòng vài tuần, sau đó thuyên giảm hẳn. Tuy nhiên nếu người bệnh không có biện pháp chăm sóc tốt, bệnh có thể kéo dài dai dẳng, gây ra biến chứng phì đại mũi. 

Nổi mẩn đỏ trên da có thể bị viêm nang lông

Viêm nang lông là tình trạng nang lông bị viêm với những triệu chứng điển hình là da nổi mẩn đỏ kèm cảm giác ngứa ngáy, đau rát nhẹ. Vài ngày sau, nang lông có thể xuất hiện các mụn đầu trắng, sưng viêm và châm chích. 

Có thể bạn đã bị viêm nang lông
Có thể bạn đã bị viêm nang lông

Thông thường, tụ cầu vàng Staphylococcus aureus chính là nguyên nhân gây viêm nang lông. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh có thể khởi phát do nấm Malassezia, vi khuẩn Pseudomonas, nấm Candida,… Nếu được chăm sóc và kiêng cữ đúng cách, viêm nang lông sẽ tự hết mà không cần can thiệp y tế. Ngược lại, bệnh có thể phát triển nặng hơn, bạn cần phải sử dụng thuốc đặc trị để hạn chế nguy cơ mụn nhọt, viêm mô dưới da. 

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa trên da

Khi bị mẩn ngứa, người bệnh sẽ luôn có cảm giác bứt rứt, khó chịu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Một số triệu chứng bệnh thường gặp bao gồm:

Da nổi mẩn đỏ kèm cảm giác ngứa ngáy là triệu chứng điển hình của bệnh
Da nổi mẩn đỏ kèm cảm giác ngứa ngáy là triệu chứng điển hình của bệnh
  • Nổi mẩn đỏ trên da: Trên da xuất hiện những nốt mẩn với hình dạng, kích thước khác nhau. Chúng có thể khu trú ở một số bộ phận trên cơ thể như lưng bụng, cổ, mặt, chân tay, bắp đùi… Hoặc cũng có thể lan rộng ra khắp toàn thân. Người bệnh có thể dễ dàng quan sát những nốt mẩn bằng mắt thường. 
  • Những cơn ngứa ngáy, châm chích khó chịu: Đi kèm với những nốt mẩn đỏ là cảm giác ngứa ngáy, châm chích trên da. Những cơn ngứa có thể xuất hiện đột ngột rồi tự hết sau vài giờ; hoặc cũng có thể kéo dài âm ỉ khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. 
  • Một số triệu chứng khác: Bên cạnh xuất hiện mẩn đỏ, cảm giác ngứa ngáy trên da, người bệnh còn có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như phù nề, phát ban, chảy dịch,…

Nguyên nhân khiến da bị mẩn ngứa

Có nhiều nguyên nhân khiến bị nổi mẩn ngứa trên da, trong đó các bác sĩ da liễu đưa ra một số căn nguyên gây bệnh bao gồm:

  • Căng thẳng, stress: Cơ thể làm việc, học tập quá sức, luôn trong trạng thái căng thẳng sẽ kích thích não bộ sản sinh ra một loại độc tố tác động tiêu cực đến sức khỏe. Điều này làm giảm hệ miễn dịch và gây ra hiện tượng nổi mẩn ngứa khắp người. 
  • Nội tiết tố thay đổi: Những người có nồng độ tiết tố bên trong thay đổi đột ngột sẽ có nguy cơ bị mề đay mẩn ngứa cao hơn. Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao bao gồm: trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh, người mắc bệnh lý về tuyến giáp.
  • Thời tiết quá oi nóng: Vào những ngày giữa hè, thời tiết nắng nóng khiến cơ thể toát ra nhiều mồ hôi hơn so với bình thường. Nếu chúng ta không vệ sinh cơ thể sạch sẽ, bụi bẩn sẽ tích tụ trên da gây bít lỗ chân lông, hình thành mẩn ngứa. 
Thời tiết quá oi bức khiến da bị bí bách gây mẩn ngứa khó chịu
Thời tiết quá oi bức khiến da bị bí bách gây mẩn ngứa khó chịu
  • Do một số dị nguyên: Phấn hoa, lông chó mèo, hóa mỹ phẩm,… là một số dị nguyên có thể gây ra tình trạng mẩn ngứa trên da.
  • Dị ứng thuốc: Tình trạng nổi mẩn ngứa trên cơ thể còn có thể xuất phát từ việc dị ứng thuốc. Chuyên gia da liễu cho biết, một số loại thuốc như thuốc động kinh, thuốc hóa trị, thuốc kháng sinh có thể gây dị ứng và xuất hiện chứng nổi mẩn ngứa thành từng mảng, cục. 

Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên, nổi mẩn ngứa trên da còn có thể xảy ra do yếu tố di truyền. Cha mẹ có tiền sử bị nổi mẩn ngứa mày đay, con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Ngoài ra, trong thời gian mang bầu, chị em bồi bổ quá nhiều thức ăn chứa nhiều đạm cũng là nguyên nhân khiến con sau khi ra đời dễ bị mẩn ngứa.

Bị nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? khi nào đi khám bác sĩ?

Phần lớn da bị nổi mẩn ngứa đều là dấu hiệu của một số bệnh lý về da thường gặp như: mày đay, chàm da, viêm da thần kinh… Hầu như đây đều là các bệnh lý lành tính và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, ở một số trường hợp người bệnh không kiêng khem, hoặc không lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, bệnh có thể diễn tiến phức tạp, tái phát liên tục và chuyển sang thể mãn kéo dài dai dẳng. Điều này làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Ngứa ngáy liên tục làm giảm chất lượng cuộc sống
Ngứa ngáy liên tục làm giảm chất lượng cuộc sống

Mẩn ngứa kéo dài trên da sẽ dần dẫn tới thói quen cào gãi để giảm cảm giác ngứa tạm thời. Điều này sẽ hình thành nên những vết thương hở, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong da gây tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm. Một số trường hợp virus xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm. 

Chính vì vậy, khi thấy da mẩn đỏ ngứa rát kéo dài nhiều ngày, kèm theo một số triệu chứng như sốt, buồn nôn, tiêu chảy… người bệnh cần lập tức đi tới cơ sở y tế thăm khám, xác định nguyên nhân và được điều trị đúng cách. Việc tiến hành thăm khám sớm khi bệnh mới ở giai đoạn mới khởi phát, các triệu chứng ở mức độ nhẹ sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí khám chữa. 

 

Cách khắc phục khi bị nổi mẩn ngứa

Khi da bị nổi mẩn ngứa, người bệnh nên chủ động tìm các biện pháp kiểm soát và hỗ trợ cải thiện triệu chứng đúng cách. Điều này giúp hạn chế tối đa vùng tổn thương cho da, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị bệnh dưới đây:

Điều trị da mẩn ngứa dị ứng theo Tây y

Thuốc Tây được nhiều người lựa chọn để kiểm soát tình trạng nổi mẩn ngứa trên da. Tùy theo độ tuổi, thể trạng, thể bệnh của mỗi người mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp. Một số thuốc Tây thường được sử dụng trong điều trị mẩn ngứa bao gồm:

  • Kem bôi Hydrocortisone 1%: Kem bôi có tác dụng giảm châm chích, ngứa ngáy. Loại kem này thường được sử dụng trong trường hợp mẩn ngứa ở dạng nhẹ. 
  • Thuốc kháng histamin: Có tác dụng thuyên giảm nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da. Một số loại thuốc thường được sử dụng là Hydrocortisone – Pramoxine, Doxepin, Hydroxyzine, Clobetasol,…
  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp xác định nguyên nhân mẩn ngứa do nhiễm khuẩn hoặc có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thuốc có tác dụng ức chế và loại trừ vi khuẩn gây hại. Đồng thời ngăn ngừa sự phát triển và tấn công của chúng vào bên trong da. 
  • Một số loại kem dưỡng ẩm: Để cung cấp thêm độ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng da bị mất nước, khô ráp hình thành ngứa ngáy việc sử dụng kem dưỡng ẩm là cần thiết. Một số loại kem dưỡng ẩm xuất hiện trong kê toa bác sĩ kê bao gồm: Hydrocortisone, Betamethasone, Fluocinolon,…
Khi sử dụng thuốc Tây đặc trị người bệnh cần chú ý tới những tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Tây đặc trị người bệnh cần chú ý tới những tác dụng phụ

Thuốc Tây có ưu điểm là tác dụng tốt, giảm nhanh triệu chứng ngay sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên nếu sử dụng sai liều lượng, hoặc quá lạm dụng thuốc người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, tích nước, táo bón, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Vì vậy, để sử dụng người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ, tuân thủ theo đúng pháp đồ điều trị.

Áp dụng một số bài thuốc dân gian tại nhà

Trường hợp mẩn ngứa mới khởi phát, các triệu chứng ở mức nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà. Đây là những cách chữa sử dụng nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà, dễ thực hiện.

Chườm lạnh 

Phương pháp này có thể làm dịu những cơn ngứa tạm thời. Nhiệt độ lạnh có thể làm co lạnh và tê liệt dây thần kinh, từ đó tình trạng sưng đỏ giảm bớt. 

Cách thực hiện:

  • Sử dụng túi chườm chứa đá lạnh sau đó nhẹ nhàng chườm lên vùng da bị nổi mẩn ngứa. Tay đảo liên tục, hạn chế để túi chườm tại một chỗ quá lâu bởi có thể khiến da bị bỏng lạnh. 
  • Mỗi ngày áp dụng cách này từ 2 – 3 lần để giảm tình trạng dị ứng mẩn ngứa. 

Tắm bột yến mạch

Bột yến mạch ngoài tác dụng giảm cân, giữ dáng còn có công dụng làm dịu và đẩy lùi kích ứng trên da. Khi bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy bạn có thể sử dụng bột yến mạch để tắm. 

Giảm mụn nhọt, ngứa ngáy bằng cách tắm bột yến mạch
Giảm mụn nhọt, ngứa ngáy bằng cách tắm bột yến mạch

Cách thực hiện:

  • Pha nước ấm vừa đủ vào bồn tắm, sau đó cho khoảng 2 – 3 thìa bột yến mạch vào.
  • Làm sạch bụi bẩn trên cơ thể bằng nước lạnh, sau đó ngâm mình trong bồn tắm có pha sẵn bột yến mạch
  • Tiến hành massage và chà xát nhẹ nhàng da
  • Sau khoảng 15 – 20 phút thì tắm lại với nước để sạch hết phần bột yến mạch còn bám trên da. 
  • Thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày sẽ cải thiện được tình trạng nổi mẩn ngứa trên da. 

Tắm nước lá để giảm ngứa ngáy, nổi mẩn 

Ngoài bột yến mạch, một số loại lá dễ kiếm trong vườn nhà cũng được dân gian truyền tai về hiệu quả trong việc điều trị mẩn ngứa. Người bệnh có thể tắm nước lá khế, lá trà xanh để giảm mẩn đỏ và giảm cảm giác ngứa ngáy, châm chích. 

Thoa gel nha đam 

Gel nha đam với công dụng dưỡng ẩm, rất tốt trong việc làm giảm những vùng tổn thương trên da do mẩn ngứa gây ra. Bạn có thể sử dụng Gel nha đam để giảm triệu chứng da bị nổi mẩn đỏ ngứa theo các bước sau đây:

  • Gọt vỏ một lá nha đam tươi, rửa sạch mủ rồi cạo để lấy phần gel trong suốt
  • Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, lấy gel nha đam thu thoa lên vùng bị nổi mẩn ngứa
  • Áp dụng nhiều lần trong ngày sẽ thấy hiệu quả

Điều trị ngứa da nổi mẩn đỏ theo Đông y

Theo YHCT, hiện tượng da bị nổi mẩn ngứa xảy ra do cơ thể bị xâm nhập bởi yếu tố ngoại tà. Lục phủ ngũ tạng suy giảm tạng phủ suy giảm, thận hoạt động kém, cơ thể mất cân bằng âm dương, dẫn tới độc tố tích tụ, khí trệ phát lên gây ban ngứa.

Đông y chú trọng điều trị bệnh từ gốc, lấy việc tống tiễn căn nguyên làm trọng tâm, đồng thời tăng cường thể trạng để phục hồi, tăng cường chức năng tang can, thận. Từ đó bệnh được khắc phục toàn diện, ngăn tái phát. 

Bài thuốc Đông y chữa mẩn ngứa từ gốc, ngăn tái phát
Bài thuốc Đông y chữa mẩn ngứa từ gốc, ngăn tái phát

Các bài thuốc Đông y điều trị mẩn ngứa, dị ứng gồm các dược liệu như: 

  • Bồ công anh: Kháng viêm, ngừa mụn, giảm ngứa ngáy
  • Kim ngân hoa: Kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt
  • Lá trầu không: Làm sạch da hiệu quả
  • Đơn đỏ: Điều trị ngứa ngáy, tiêu trừ mụn đỏ
  • Mò trắng: Có tác dụng tốt trong việc điều trị ngứa ngáy

Những bài thuốc Đông y có ưu điểm điều trị tận gốc căn nguyên nguồn bệnh, ngăn tái phát. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc kết hợp chế độ ăn uống khoa học. 

Da nổi mẩn ngứa ăn gì, kiêng gì? Và phòng tránh bệnh

Để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh nổi mẩn ngứa, việc chỉ sử dụng thuốc thôi là chưa đủ. Dù lựa chọn phương pháp chữa nào, người bệnh cũng nên thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học:

Nổi mẩn ngứa nên kiêng:

  • Sử dụng đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, đồ ăn có quá nhiều chất béo sẽ làm tăng kích ứng da, làm cảm giác ngứa, sưng viêm lâu khỏi. 
  • Đồ uống có ga, cồn như rượu bia, thuốc lá làm tăng axit trào ngược, làm giảm chức năng gan thận, tích tụ độc tố trong cơ thể. 
  • Các loại hải sản như tôm, hàu,… có nguy cơ gây kích ứng cao. 
  • Sữa hoặc các chế phẩm có nhiều sữa làm tăng tình trạng viêm da, bong tróc, kích thích tuyến bã nhờn. 
  • Các loại thịt đỏ với hàm lượng arachidonic sẽ khiến tình trạng mẩn ngứa lây lan nhanh hơn
  • Gãi mạnh, chà xát quá lâu sẽ khiến da bị tổn thương, có thể bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập
  • Mặc quần áo quá bỏ hoặc từ các chất liệu dễ gây dị ứng da
  • Tắm với nước quá nóng hay quá lạnh

Người bị nổi mẩn nên:

  • Ăn nhiều rau củ quả, tốt cho hệ tiêu hóa và da
  • Uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho da
  • Bổ sung thêm Vitamin C và kẽm để thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa hình thành sẹo thâm
  • Luôn giữ cho nhà cửa sạch sẽ, không có bụi mạt, lông thú cưng hay phấn hoa
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với da để làm mềm, dịu da

Trên đây là những thông tin liên quan tới hiện tượng da bị mẩn ngứa. Hy vọng bài viết giúp quý bạn độc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích trong cẩm nang chăm sóc bệnh cho cả gia đình. Để hạn chế tối đa biến chứng, người bệnh nên chủ động đi thăm khám sớm tại các cơ sở y tế, từ đó được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, dứt điểm.

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Hàng ngàn bệnh nhân đã thoát khỏi mề đay nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo kinh nghiệm khỏi bệnh qua phản hồi bệnh nhân được VTV2 phỏng vấn]

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo