Viêm Họng: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả Nhất
Tỷ lệ mắc viêm họng mãn, viêm họng hạt ngày càng tăng cao. Một phần là do sự thiếu hiểu biết về bệnh, phần còn lại là do bệnh nhân thường chủ quan không chữa trị từ sớm hoặc áp dụng sai phương pháp điều trị. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ bệnh viêm họng từ A đến Z và biết cách lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp với từng tình trạng bệnh.
Viêm họng là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Viêm họng là tình trạng nhiễm trùng nhiễm khuẩn tại lớp niêm mạc và tổ chức dưới niêm mạc họng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus (Adenovirus, virus cúm, virus parainfluenzae, virus Coxsackie, virus Herpes, virus Zona, EBV…) và vi khuẩn (liên cầu tan huyết nhóm A, Haemophilus influenzae, tụ cầu vàng, Moraxella catarrhalis, vi khuẩn kị khí…). Trong đó, khoảng 60-80% các trường hợp mắc bệnh là do virus và tỷ lệ do vi khuẩn chỉ chiếm khoảng 20-40%.
Viêm họng chủ yếu do virus gây ra, chỉ có số ít trường hợp do vi khuẩn
Ngoài ra, một số các yếu tố như thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông lạnh, người bệnh có tiền sử mắc bệnh tai mũi họng, viêm đường hô hấp khác,… cũng gia tăng nguy cơ mắc viêm họng. Đặc biệt, bệnh dễ khởi phát sau đợt một đợt cảm lạnh, cảm cúm, sởi,… và tình trạng này gặp nhiều nhất ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần điều trị tích cực các bệnh lý này từ sớm để phòng tránh viêm họng cấp ở trẻ.
Triệu chứng viêm họng thường gặp
Viêm họng ở giai đoạn cấp bao giờ cũng có triệu chứng toàn thân rầm rộ hơn là viêm họng mãn. Hầu hết người bệnh diễn tiến sang giai đoạn mãn tính chỉ nhận biết bằng các triệu chứng điển hình tại họng. Cụ thể:
Dấu hiệu nhận biết viêm họng cấp tính
– Toàn thân: Người bệnh sốt vừa đến sốt cao dao động trong khoảng 38-39 độ C, người mệt mỏi, chán ăn. Một số người bệnh viêm họng nổi hạch ở cổ, ấn hạch ở góc hàm cảm thấy đau.
– Cơ năng: Người bệnh cảm thấy họng khô, đau nhức kể cả khi ăn hay uống nước, nuốt nước bọt. Giọng bị khàn, có thể mất tiếng, đau họng khi nói và cảm giác nhói ở tai. Ho ho khan hoặc ho có đờm dai dẳng nhiều ngày.
Đau nhức họng, sốt cao, ho khan hoặc ho có đờm là dấu hiệu thường gặp
Dấu hiệu nhận viết viêm họng mãn tính
– Toàn thân: Trừ khi bị tái viêm cấp sau một đợt cảm lạnh, cảm cúm,… thì có triệu chứng giống với giai đoạn cấp. Thời gian còn lại hầu như không có biểu hiện gì.
– Cơ năng: Bệnh nhân có thể ho dai dẳng không rõ nguyên nhân. Cổ họng luôn cảm giác vướng víu, khô và ngứa rất khó chịu. Bệnh nhân rất muốn ho khạc để long đờm nhưng rất khó. Các triệu chứng này xuất hiện thường xuyên, rõ rệt nhất vào buổi sáng khi vừa thức dậy.
+ Viêm họng mãn tính quá phát: thành họng dày lên bất thường, màu đỏ bầm. Nếu xuất hiện các hạt nhỏ li ti trên thành họng sau, cảm giác rất vướng víu khó chịu thì đó là viêm họng hạt.
+ Viêm họng teo: giai đoạn sau của thể quá phát khi các hạt biến mất và niêm mạc trở nên nhẵn, mỏng, trắng, cổ họng khô đặc ít tiết nhầy.
+ Viêm họng do các bệnh khác: đi kèm với triệu chứng điển hình của bệnh nền như viêm mũi xoang, trào ngược dạ dày thực quản, viêm phổi.
Ngoài ra còn có một dạng bệnh nhiễm trùng nặng có thể xuất hiện ở cả giai đoạn cấp và mãn tính, đó là viêm họng mủ. Người bệnh sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như hơi thở rất hôi, thành họng xuất hiện mủ trắng.
Ngoài ra, sự xuất hiện mủ trắng cũng có thể là dấu hiệu của viêm họng liên cầu. Theo đó, tỷ lệ bệnh liên quan đến liên cầu khuẩn nhóm A – Streptococcus pyogenes khá cao, chiếm đến 40% các trường hợp.
Viêm họng có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp
Viêm họng không phải bệnh lý đơn giản như nhiều người lầm tưởng. Việc chủ quan trong điều trị có thể làm người bệnh gia tăng nguy cơ gặp biến chứng:
Bệnh có thể gây ra những biến chứng khôn lường
– Biến chứng tại chỗ: Viêm amidan, áp xe amidan, áp xe thành họng, viêm tấy hoạt thư vùng cổ có thể đe dọa tính mạng.
– Biến chứng lân cận: Viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa.
– Biến chứng xa: Thấp khớp, thấp tim, choáng nhiễm độc liên cầu, nhiễm trùng huyết.
Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm trên, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế thăm khám và tiếp nhận điều trị từ sớm. Điều trị tích cực ngay giai đoạn cấp cũng giúp người bệnh tiết kiệm tối đa chi phí, chữa bệnh hiệu quả và phòng ngừa tái viêm tốt hơn.
Cách điều trị viêm họng hiệu quả nhất hiện nay
Để điều trị viêm họng hiệu quả, người bệnh cần xác định được rõ mức độ nhiễm trùng và nguyên nhân dẫn đến bệnh, sau đó mới lựa chọn phương pháp trị phù hợp nhất. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám kỹ càng trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
1. Trị viêm họng tại nhà
Dân gian có rất nhiều cách chữa đau họng tại nhà đã được người bệnh chứng minh trên thực tế. Trong đó, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc đơn giản sau:
Các mẹo dân gian chỉ làm giảm triệu chứng tạm thời
– Gừng và mật ong: Mỗi sáng, người bệnh lấy 3-4 lát gừng tươi hãm cùng nước sôi và thêm một ít mật ong để tạo thành trà. Cách làm này sẽ giúp dịu họng tức thì, giảm ho.
– Nước muối sinh lý: Người bệnh nên sử dụng nước muối sinh lý súc miệng thường xuyên sau khi đánh răng sáng – tối, sau khi ăn uống. Nước muối sinh lý sẽ hỗ trợ diệt khuẩn trong họng hiệu quả.
– Lá hẹ: Sơ chế sạch lá hẹ, cắt lá hẹ thành từng khúc dài 2-3 cm và hấp cùng mật ong hoặc đường phèn. Đây là cách chữa viêm họng bé không dùng kháng sinh được rất nhiều mẹ ưa chuộng và áp dụng thành công. Tuy nhiên, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi để tránh gây ngộ độc.
Mẹo dân gian thích hợp để hỗ trợ điều trị bởi thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, không thể loại bỏ bệnh tận gốc. Người bệnh không nên lạm dụng mẹo dân gian để trị viêm họng hạt tại nhà. Bởi đây là dạng bệnh mãn tính, cho thấy cơ thể đã tích tụ nhiều độc tố và họng đã bị tổn thương trong thời gian dài. Với các dạng viêm họng mãn tính, người bệnh nên dùng các giải pháp đặc trị và hạn chế tối đa tự chữa tại nhà.
2. Điều trị viêm họng theo tây y
Tây y luôn ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm viêm, giảm đau, hạ sốt, thuốc bôi họng. Vậy viêm họng uống thuốc kháng sinh gì? Trên thực tế, thuốc kháng sinh chỉ được chỉ định trong trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra. Thuốc kháng sinh trị viêm họng được sử dụng nhiều nhất có các loại: Augmentin thuộc nhóm beta-lactam, Zinnat thuộc nhóm Cephalosporin, Zitromax thuộc nhóm Azithromycin.
Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trị viêm họng cho bé, phụ nữ có thai, mẹ sau sinh, người có bệnh nền,… phải thật thận trọng để tránh tình trạng người bệnh gặp tác dụng phụ đáng tiếc. Người bệnh cũng chỉ sử dụng thuốc nếu có kê đơn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc và tự điều trị tại nhà mà không có hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ.
Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc nếu chưa thăm khám kỹ càng
Ở giai đoạn mãn, viêm họng dai dẳng có thể do nhiều nguyên khác nhau như người bệnh đang bị viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng… Vì vậy, bên cạnh các loại thuốc điều trị triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc điều trị các bệnh lý là nguyên nhân dẫn đến viêm họng.
Với viêm họng hạt, nếu người bệnh không đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định đốt hạt. Đây là biện pháp xâm lấn có mức chi phí cao hơn hẳn với các phương pháp khác.
Dù vậy, hiệu quả sau đốt hạt chỉ mang tính chất tương đối, người bệnh vẫn có thể tái phát trở lại. Đồng thời, phương pháp này chỉ có hiệu quả với các hạt li ti, không loại bỏ được các hạt to và cũng dễ gây sẹo họng – một biến chứng hầu như không thể khắc phục.
Viêm họng ăn gì kiêng gì nhanh khỏi?
Muốn hồi phục sức khỏe nhanh chóng, ngoài tích cực áp dụng các biện pháp điều trị thì bệnh nhân cũng cần xây dựng tốt chế độ ăn uống:
– Nên ăn: Bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày cần có đủ nhóm thực phẩm đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung nhiều hơn nhóm thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch và tái tạo tổn thương tại họng như thực phẩm giàu vitamin C, A, D. Người bệnh cũng nên ăn thực phẩm dạng mềm như soup, cháo, sữa chua, trái cây mềm,…
– Kiêng ăn: Người bệnh phải hạn chế tối đa các thực phẩm cứng như bánh mì giòn, bánh quy, bỏng ngô,… Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe và hạn chế việc dùng nước ngọt có ga. Khi bị viêm họng cũng không nên ăn các loại thức ăn cay nóng, quá chua (tính axit cao), nhiều dầu mỡ, thực phẩm sống.
Biện pháp chăm sóc và phòng tránh bệnh hiệu quả
Chăm sóc sức khỏe tích cực, xây dựng một lối sống khoa học là biện pháp hạn chế tối đa nguy cơ mắc viêm họng cũng như phòng ngừa bệnh tái phát sau điều trị. Người bệnh nên:
Vệ sinh răng miệng thường xuyên giúp phòng tránh bệnh hiệu quả
– Tăng cường sức đề kháng bằng cách chăm tập luyện thể thao, nghỉ ngơi điều độ, bổ sung các nhóm vitamin thiết yếu.
– Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày (sáng, tối), thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý súc họng hoặc vệ sinh răng miệng sau ăn bằng các loại nước súc miệng.
– Bỏ thuốc lá và rượu bia, không sử dụng chất kích thích khiến sức đề kháng bị suy giảm.
– Trẻ nhỏ nên được tiêm chủng đầy đủ để phòng ngừa các loại virus gây bệnh lý hô hấp phổ biến.
– Khi mắc các bệnh lý về tai mũi họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan hoặc trào ngược dạ dày thực quản thì cần điều trị triệt để ngay từ sớm.
Viêm họng không phải là bệnh lý đơn giản như nhiều người lầm tưởng. Khi phát hiện ra các triệu chứng cảnh báo bệnh, người bệnh không nên chậm trễ mà hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn bệnh kỹ lưỡng và hướng dẫn điều trị tích cực. Bên cạnh đó, nếu bạn cần một giải pháp để loại bỏ viêm họng mãn, viêm họng hạt triệt để sau khi đã thất bại với nhiều phương pháp khác thì Thanh hầu bổ phế thang là một lựa chọn rất đáng để cân nhắc.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!