Bệnh mề đay có lây không, làm thế nào để phòng tránh?

4.8/5 - (18 bình chọn)

Những người mắc bệnh mề đay sẽ xuất hiện các biểu hiện dễ nhận biết là các lớp phồng rộp trên da, gây ngứa ngáy khó chịu. Chính vì thế nhiều người lo lắng căn bệnh này có thể lây nhiễm. Vậy bệnh mề đay có lây không? Làm thế nào để phòng tránh bệnh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

1. Bệnh mề đay có lây không?

Mề đay hay còn có tên gọi khác là bệnh mày đay là một bệnh dị ứng thường gặp ở nước ta. Bệnh bắt gặp ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Tình trạng này xảy ra do các lớp mao mạch ở dưới da bị kích thích quá mức khiến cơ thể phóng thích histamin gây ra hiện tượng phù nề tại chỗ. Các đốm đỏ đôi khi chỉ đơn thuần tại một vùng da nhất định nhưng cũng có trường hợp lan rộng ra khắp cơ thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Cho tới nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể của bệnh mề đay. Muốn tìm được nguyên nhân của từng trường hợp cần tới các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu gây mất thời gian và tốn kém chi phí.

Thông thường những người hay mắc bệnh này thuộc cơ địa dễ bị dị ứng  hoặc do cơ thể tiếp xúc với dị nguyên lạ có trong thức ăn, mỹ phẩm, thuốc, lông côn trùng, lông thú, dị ứng thời tiết và một số ít trường hợp do di truyền… Do đó, bệnh chỉ khởi phát khi có yếu tố gây dị ứng chứ thường không lây nhiễm từ người này sang người khác.

Bệnh mề đay không lây từ người này sang người khác
Bệnh mề đay không lây từ người này sang người khác

Một số người sinh ra có bố mẹ hoặc người thân hay bị dị ứng cũng có khả năng mắc bệnh mề đay cao hơn người khác. Tuy nhiên, dạng này hiếm gặp còn chủ yếu là gặp loại mề đay với những nguyên nhân ở trên. Phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh cũng rất dễ bị mề đay do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Em bé mới sinh cũng hay bị nổi mề đay hơn do làn da còn non nớt, hay bị kích ứng quá mức với mỹ phẩm, phấn rôm, sữa tắm, quần áo…

Tuy nhiên, đối với một số trường hợp mắc mề đay do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm có thể lây sang người khác nếu như không có biện pháp bảo vệ hiệu quả. Con đường lây lan vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng là dùng chung vật dụng cá nhân, ăn uống tiếp xúc gần gũi quá mức với người bệnh.

Các chuyên gia khẳng định bệnh mề đay vốn không phải là một bệnh truyền nhiễm, lây nhiễm. Bệnh có thể tái phát nhiều lần nhưng không lây từ người sang người. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường, không cần cách ly với cộng đồng.

2. Dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không?

Khi tiếp xúc với các kháng thể lạ (dị nguyên) cơ thể sẽ phóng thích một thành phần trung gian trong phản ứng dị ứng là histamin. Hoạt chất này khiến cho người bệnh có cảm giác ngứa dữ dội, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và chất lượng giấc ngủ.

Phần lớn các trường hợp nổi mề đay sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày thì bệnh không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu bệnh kéo dài nhiều ngày, người bệnh xuất hiện kèm các triệu chứng khác như khó thở, sưng mạch ở khí quản dẫn thở gấp, thậm chí là nghẹt thở. Đồng thời làm giãn mạch máu gây hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, choáng váng và ngất thì người bệnh cần được cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Mề đay còn có thể xuất hiện ở đường tiêu hóa gây ra cảm giác đau quặn, tiêu chảy, nôn ói. Mề đay làm tăng nguy cơ xung huyết, phù não, người bệnh dễ bị mất ý thức và đột quỵ. Trong những trường hợp đặc biệt này cần phải sử dụng ngay thuốc chống dị ứng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng. Đã có rất nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra vì xem nhẹ chứng nổi mề đay và cái giá phải trả là cả mạng sống.

Nổi mề đay là căn bệnh không lây nhưng tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm
Nổi mề đay là căn bệnh không lây nhưng tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm

Việc chữa trị đối với những ca mề đay nặng gặp nhiều khó khăn và mất thời gian điều trị lâu dài để triệt tiêu hoàn toàn căn bệnh. Một khi đã mắc bệnh mề đay cơ thể sẽ rất nhạy cảm với các tác nhân lạ nên hay bị tái đi tái lại nhiều lần. Vậy nên khi đã mắc bệnh bạn cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, dùng thuốc và thăm khám theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Các biện pháp phòng ngừa bệnh mề đay

Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên tuân thủ những biện pháp dưới đây để giảm thiểu khả năng bị bệnh. Hoặc nếu chẳng may bản thân có mắc phải căn bệnh này cũng sớm khỏi và không để lại biến chứng nguy hiểm

Tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng

Việc tiếp xúc với các dị nguyên lạ chính là nguyên nhân chính kích thích cơ thể nổi mề đay mẩn ngứa. Vì vậy để phòng ngừa bệnh mề đay bạn cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng sau:

  • Thực phẩm

Dị ứng thức ăn là nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay, mẩn ngứa. Vì vậy, với cơ địa dễ dị ứng cần tránh sử dụng một số loại thức ăn  có hàm lượng đạm cao (cua, ngao, sò, tôm). Bởi, cơ thể dễ nhầm các protein trong thức ăn là tác nhân gây hại, từ đó phản ứng quá mức bằng cách tăng IgE trong huyết tương, phóng thích histamin tạo nên các mẩn ngứa.

Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh mề đay bạn nên ăn ít các loại thức ăn có chứa hàm lượng đạm cao chứa trong hải sản, thịt cá. Ngoài ra, bạn còn hạn chế dung nạp các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn, các nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, mè, nấm, trứng, sữa.

  • Hóa mỹ phẩm

Các sản phẩm chăm sóc da, xà phòng, nước rửa chén, bột giặt… đều có chứa các thành phần hóa học gây kích ứng và nổi mề đay đối với những làn da nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên sử dụng bao tay khi tiếp xúc với các loại chứa chất tẩy rửa cao. Ngoài ra cần tham khảo ý kiến của các chuyên da để được tư vấn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp.

  • Côn trùng và nhựa cây

Nọc độc côn trùng như kiến, sâu róm, ong cũng có thể khiến cơ thể phản ứng quá mức gây nên dị ứng nổi mẩn, thậm chí là sốc phản vệ. Bên cạnh đó nhựa cây, mủ trên thân cây của nhiều loại thực vật (cây hoa sứ, cây tầm xuân) có chứa các chất gây dị ứng, nên cần tránh xa các loại cây này.

  • Các tác nhân khác

Ngoài những điều trên bạn cần hạn chế tiếp xúc với một số dị nguyên khác để phòng tránh nổi mề đay hiệu quả như phấn hoa, lông thú, bụi bẩn, khói thuốc lá, nấm mốc…

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng giúp phòng bệnh hiệu quả
Tránh xa các tác nhân gây dị ứng giúp phòng bệnh hiệu quả

Chăm sóc da, cung cấp đủ ẩm cho da

Chăm sóc da đúng cách là một biện pháp hiệu quả để phòng và giảm bớt triệu chứng dị ứng. Những người có làn da yếu, mỏng, khô và có hệ miễn dịch kém thường dễ bị nổi mề đay hơn người khác, khi mắc bệnh cũng lâu khỏi hơn. Do đó, để tránh phản ứng dị ứng, bạn nên tăng cường cung cấp ẩm cho da và chăm sóc da bằng những sản phẩm dưỡng ẩm như lotion tự nhiên có chứa glycerin, hyaluronic acid và propylene glycol.

Những chất này có tác dụng duy trì độ ẩm trên da, giúp làn da luôn khỏe mạnh để chống lại căn bệnh mề đay. Ngoài ra, bạn cần uống đủ nước mỗi ngày 1,5 – 2 lít, đồng thời bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng hạn chế các bệnh về da liễu.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh, chống lại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể gây bệnh. Một hệ miễn dịch hoạt động tốt sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo ra một hàng rào ngăn chặn các tác nhân gây bệnh hoặc sinh ra các kháng nguyên chống lại chúng. Khi hệ miễn dịch suy giảm cơ thể không những dễ mắc bệnh mà làn da cũng dần suy yếu nên dễ gặp phải tình trạng nổi mụn nhọt, viêm da cơ địa, phát ban và mề đay.

Vì vậy để ngăn ngừa bệnh mề đay bạn nên áp dụng một số cách tăng cường sức đề kháng như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ các nhóm chất theo lời khuyên của Viện dinh dưỡng: nhóm tinh bột, nhóm chất xơ, nhóm chất béo và nhóm chất đạm. Bên cạnh đó lưu ý bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin (A, C, D, E, K), khoáng chất thiết yếu (sắt, canxi, selen, kẽm, magie) và các chất chống oxy hóa như Flavonoid. Ăn đủ 3 bữa mỗi ngày hạn chế tối đa việc bỏ bữa.
Nên có chế độ ăn uống khoa học để bệnh nhanh thuyên giảm
Nên có chế độ ăn uống khoa học để bệnh nhanh thuyên giảm
  • Đảm bảo ngủ 8 tiếng mỗi ngày và không thức khuya qua 23h.
  • Tập thể dục 20 phút/ ngày để nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nên tắm nắng khoảng 15 phút trong thời gian 6-8h sáng để làn da tổng hợp vitamin D, loại vitamin cần thiết cho da dẻ hồng hào và săn chắc.

Bài viết đã giải đáp câu hỏi “Bệnh mề đay có lây không và bệnh mề đay có nguy hiểm không?” của nhiều bạn đọc, đồng thời hướng dẫn một số biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Trong trường hợp mề đay tái phát nhiều hơn 4 lần/ năm, bạn nên đi khám tổng quát và chuyên sâu để tìm ra căn nguyên của bệnh từ đó có hướng điều trị đúng đắn, tránh biến chứng gây hại cho sức khỏe.

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc đã nhận được phản hồi tích cực từ đông đảo người bệnh và giới chuyên môn về hiệu quả cũng như tính an toàn. [Xem review chi tiết]

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo