Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả

4.8/5 - (10 bình chọn)

Nổi mề đay là tình trạng da xuất hiện các sẩn phù, mẩn đỏ xung quanh thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, đau nhức. Bị nổi mề đay nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ tái đi tái lại ảnh hưởng tới thẩm mỹ, sức khỏe của con người. Bài viết cung cấp những thông tin tổng quan về bệnh đồng thời đưa ra phương pháp đặc trị, hiệu quả, ngăn tái phát. 

Nổi mề đay là gì, các thể mề đay thường gặp

Nổi mề đay hay mày đay là tình trạng vùng da đột ngột nổi sẩn phù, các vết mẩn đỏ. Tình trạng này được xác định có liên quan đến một số phản ứng của cơ thể với một số tác nhân gây kích ứng. Tuy nhiên, một số trường hợp bị mày đay không rõ nguyên nhân, khoa học gọi là mề đay vô căn.

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Một số triệu chứng điển hình người bệnh gặp phải đó là: da bị sẩn phù phồng lên, cảm giác ngứa ngáy châm chích khó chịu. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bao gồm cả mắt, lưỡi, tai, môi, khu vực sinh dục,…

Nổi mề đay là bệnh lý về da mà ai cũng có thể gặp
Nổi mề đay là bệnh lý về da mà ai cũng có thể gặp

Hình dạng và kích thước của mày đay khác nhau, đôi khi từng mảng mề đay nhỏ có thể kết hợp với nhau tạo thành một khu vực nổi mề đay lớn. Mày đay có thể tồn tại trong nhiều giờ rồi tự hết hoặc kéo dài trong vài ngày, vài tuần. Thậm chí một số trường hợp bị tái phát liên tục do cơ địa quá nhạy cảm hoặc không tìm được phương pháp điều trị đúng.

Các thể mề đay thường gặp bao gồm:

  • Mề đay cấp tính: Tình trạng nổi sẩn phù kèm ngứa rát xảy ra trong thời gian ngắn, có thể cải thiện dưới 6 tuần.
  • Mề đay mãn tính: Là tình trạng nổi mày đay khó xử lý và kéo dài trên 6 tuần. Mày đay thể mãn kéo dài dai dẳng và thường để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người bệnh.
  • Mề đay vô căn: Da bị nổi mày đay nhưng không rõ nguyên nhân xuất phát từ đâu. Thể bệnh này thường phức tạp và cần tới cơ sở y tế thăm khám để phát hiện chính xác căn nguyên gây bệnh.
  • Mề đay vật lý: Đề cập tới vùng da bị tổn thương do tác nhân vật lý như ánh sáng mặt trời, nước, nhiệt độ, ma sát. Bệnh có thể thuyên giảm nếu người bệnh loại trừ được yếu tố thuận lợi gây bệnh.
  • Mề đay cholinergic: Là một biến thể của mề đay mẩn ngứa. Các vùng tổn thương da xảy ra do thân nhiệt đột ngột tăng và tiết nhiều mồ hôi. Thể bệnh này thường kéo dài dai dẳng, dễ tái phát, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống.

Các nguyên nhân nổi mề đay là gì?

Theo các bác sĩ da liễu, mề đay được hình thành khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng và giải phóng Histamin cùng các hóa chất khác dưới da.

Có nhiều nguyên nhân bị nổi mày đay
Có nhiều nguyên nhân bị nổi mày đay

Một số nguyên nhân phổ biến gây mề đay ngứa bao gồm:

  • Dị ứng: Được xem là nguyên nhân chủ yếu gây nổi mề đay. Một số dạng dị ứng thường gặp bao gồm: dị ứng thuốc, thức ăn, thời tiết, hóa mỹ phẩm hoặc do bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa,…
  • Do tiếp xúc: Da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, bị côn trùng cắn hoặc ánh nắng mặt trời cũng khiến da có nguy cơ nổi sẩn phù.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,… có thể gây mày đay.
  • Căng thẳng: Căng thẳng, stress khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Lúc này cơ thể sẽ sản sinh ra các hóa chất trung gian, sau đó giải phóng vào da gây nổi mẩn, sẩn phù.
  • Tự phát: Theo thống kê có tới 60% người bệnh nổi mày đay tự phát và không thể tìm ra nguyên nhân.

Ngoài ra nổi mề đay ngứa có thể là hệ quả do nhiễm trùng cấp, sử dụng quá nhiều chất kích thích hoặc ảnh hưởng của một số bệnh lý về gan, thận.

Hiện tượng nổi mề đay và dấu hiệu nhận biết

Hiện tượng nổi mề đay có thể xảy ra ở bất kỳ người nào, đặc biệt bệnh phổ biến ở nhóm đối tượng có cơ địa nhạy cảm như: trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh, người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất. Một số triệu chứng điển hình của nổi mày đay bao gồm:

  • Da nổi sẩn phù màu đỏ hoặc màu trắng, nhìn thấy rõ ranh giới với vùng da xung quanh.
  • Ngứa ngáy dữ dội kèm châm chích, nóng rát
  • Một số trường hợp nhẹ chỉ xuất hiện các phát ban nhỏ, màu hồng mọc liền kề ở tay, ngực, chân và nhanh chóng thuyên giảm trong vài giờ.

Khi người bệnh gặp phải các triệu chứng này cần tới ngay cơ sở y tế để thăm khám và can thiệp y tế kịp thời.

Nổi mề đay có nguy hiểm không?

Nổi mề đay xuất hiện khi mao mạch bị kích thích. Bình thường bệnh khởi phát đột ngột và sẽ thuyên giảm trong vòng 24 giờ hoặc dứt điểm dưới 6 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp mề đay có thể kéo dài dai dẳng và chuyển sang thể mãn tái phát liên tục.

Mề đay thể mãn không nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe. Tuy nhiên các triệu chứng cơ năng của bệnh có thể gây gián đoạn giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, thậm chí còn gây suy nhược ảnh hưởng tới thẩm mỹ và hoạt động làm việc hàng ngày.

Nổi mày đay không được chữa trị kịp thời, đúng cách gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Nổi mày đay không được chữa trị kịp thời, đúng cách gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Nếu mề đay không được kiểm soát và điều trị đúng cách, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như:

  • Thâm nhiễm da: Các cơn ngứa khiến người bệnh có xu hướng gãi và chà xát liên tục khiến các vùng da bị tổn thương. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến da bị dày sừng và thâm nhiễm.
  • Chàm hóa da: Đây là hiện tượng da bị tổn thương do nổi mề đay có dấu hiệu dày sừng, khô ráp và nứt nẻ. Tình trạng này gần giống biểu hiện của bệnh chàm. Chàm hóa da làm mất thẩm mỹ da, để lại sẹo và tăng nguy cơ gây bội nhiễm.

Ngoài ra mề đay có thể là biểu hiện của sốc phản vệ – đây là phản ứng dị ứng đột ngột và nghiêm trọng. Sốc phản vệ có thể gây hạ huyết áp đột ngột gây suy hô hấp và có thể dẫn tới tử vong. Bạn nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ nếu tình trạng mày đay:

  • Kéo dài liên tục và không có xu hướng giảm trong vòng 48 giờ
  • Sẩn phù, mụn đỏ gây đau đớn làm gián đoạn cuộc sống, công việc.
  • Xuất hiện một số triệu chứng khác như: choáng váng, tức ngực, khó thở, lưỡi khô và sưng họng.

Chẩn đoán dị ứng nổi mề đay

Khi tới thăm khám tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh mề đay dựa theo triệu chứng lâm sàng hoặc thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.

Bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi về loại thức ăn hoặc những tác nhân mà người bệnh tiếp xúc trước khi nổi mề đay. Một số trường hợp cần xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm mức độ dị ứng da: Xét nghiệm được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị dị ứng thuốc hoặc dị ứng thực phẩm, phấn hoa, lông thú cưng.
  • Xét nghiệm máu: Được chỉ định để xác định số lượng máu và protein phản ứng với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, xét nghiệm này không mang lại chẩn đoán chính xác.
  • Sinh thiết da: Bác sĩ chỉ định sinh thiết trong trường hợp nghi ngờ mề đay có liên quan đến các bệnh tự miễn hoặc viêm mạch nghiêm trọng.

Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra thể chất và lịch sử y tế để có thể xác định kỹ hơn những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Cách chữa mề đay hiệu quả

Nổi mề đay khi mới khởi phát sẽ thuyên giảm nếu người bệnh nghỉ ngơi, chăm sóc hợp lý. Tuy nhiên, có 70 – 90% người bệnh sẽ bị tái phát nhiều lần và trở thành mãn tính. Vì vậy việc điều trị hiệu quả sẽ hạn chế được tình trạng bệnh tái phát thường xuyên và gây biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể áp dụng linh hoạt nhiều cách chữa khác nhau bao gồm:

Sử dụng thuốc Tây để điều trị

Nổi mề đay ngứa thường xảy ra do cơ thể sản sinh quá nhiều histamin. Vì vậy, Tây y sử dụng loại thuốc kháng histamin để ức chế tạm thời các triệu chứng. Ngoài ra, tùy theo thể trạng bệnh của mỗi người các bác sĩ sẽ cân nhắc kê thêm thuốc kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch hay giảm ngứa.

Điều trị bệnh bằng thuốc Tây cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ
Điều trị bệnh bằng thuốc Tây cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ

Một số nhóm thuốc được kê toa bao gồm:

  • Thuốc kháng Histamin

Loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa giải phóng Histamin, đồng thời cải thiện triệu chứng nổi mề đay. Một số loại thuốc xuất hiện trong đơn bao gồm: Fexofenadine, Cetirizine, Loratadine hoặc Desloratadine

  • Corticosteroid đường uống

Hỗ trợ giảm sẩn phù, giảm đau rát, ngứa. Thuốc chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn trong trường hợp mề đay biến chứng nghiêm trọng như phù mạch.

  • Kháng thể đơn dòng Omalizumab

Được kê đơn trong trường hợp mề đay chuyển sang thể cấp và kéo dài dai dẳng. Thuốc được bào chế dưới dạng tiêm, mỗi tháng chỉ sử dụng 1 lần.

  • Thuốc kháng Leukotriene

Được chỉ định trong trường hợp người bệnh không đáp ứng thuốc kháng Histamine. Zafirlukast và Montelukast là các loại thuốc phổ biến.

  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch

Có tác dụng ức chế tạm thời hệ thống miễn dịch, ngăn chặn các phản ứng của hệ thống miễn dịch với các tác nhân gây dị ứng. Tacrolimus hoặc Cyclosporine là một số loại thuốc phổ biến.

  • Thuốc chống trầm cảm Doxepin

Được sử dụng dưới dạng kem bôi ngoài để giảm tình trạng ngứa và kích ứng da.

Lưu ý: Sử dụng thuốc Tây điều trị dị ứng nổi mề đay có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa,…  Hoặc một số nhóm thuốc chống chỉ định với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, đang cho con bú. Vì vậy, để sử dụng bạn cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ, tránh những phản ứng không mong muốn.

Áp dụng bài thuốc dân gian chữa mề đay

Một số bài thuốc dân gian trị mày đay được nhân dân Việt sử dụng và truyền miệng từ đời cha sang đời con. Bạn có thể sử dụng những nguyên liệu có sẵn tại nhà để xử lý triệu chứng nổi mề đay như sau:

Lá đơn đỏ chữa mề đay

Hàm lượng anthranoid và flavonoid có trong lá đơn đỏ có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, chống oxy hóa và giảm ngứa ngáy hiệu quả. Bạn có thể sử dụng lá đơn đỏ để tắm như sau:

Chuẩn bị 1 nắm lá đơn đỏ tươi, rửa sạch với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, rồi rửa sạch lại với nước.

  • Vò nát lá trà sau đó cho vào nồi, thêm 2 lít nước
  • Đun tới khi nước sôi rồi tắt bếp, hãm thêm 10 phút nữa.
  • Đổ nước vào thau, thêm nước lạnh sau đó có thể tắm. Bạn nhẹ nhàng chà đơn đỏ lên vùng bị nổi mẩn để giảm ngứa.

Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần cho tới khi hết triệu chứng. Ngoài lá đơn đỏ bạn cũng có thể sử dụng lá bạc hà, lá trà xanh để đun nước tắm.

Sử dụng mật ong

Hàm lượng axit amin, vitamin B và E cùng khoáng chất trong mật ong có tác dụng chống oxy hóa, dưỡng ẩm, giảm khô ráp, ngứa ngáy. Bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để giảm các triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy khó chịu do mề đay gây ra.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch vùng da nổi mày đay với nước lạnh rồi lau khô
  • Sử dụng mật ong nguyên chất hoặc có thể kết hợp với sữa chua, nha đam, chanh,…
  • Thoa hỗn hợp lên da và để khoảng trong 15 – 20 phút
  • Rửa sạch lại với nước ấm
Cách chữa nổi mề đay theo dân gian
Cách chữa nổi mề đay theo dân gian

Xông hơi bằng lá kinh giới

Sử dụng lá kinh giới để xông hơi áp dụng trong trường hợp bị mày đay do dị ứng thời tiết. Ngoài ra tinh dầu từ lá kinh giới còn giúp lưu thông mũi họng, giảm ho, tiêu viêm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới, đem rửa sạch, để ráo nước và cắt nhỏ
  • Cho vào nồi, thêm 2 lít nước và đun sôi
  • Tắt bếp sau đó sử dụng lá kinh giới để xông hơi
  • Nếu không muốn xông bạn có thể tắm lá kinh giới, sử dụng lá chà nhẹ nhàng lên vùng da nổi mụn đỏ.

Ngoài ra có thể sao lá kinh giới cùng muối trắng rồi cho hỗn hợp vào túi vải chườm trực tiếp lên vùng da bị nổi sần.

Ngâm bột yến mạch

Bạn có thể áp dụng mẹo chữa mề đay bằng bột yến mạch bằng cách dưới đây:

  • Đun sôi 1 lít nước sau đó cho 4 – 5 thìa bột yến mạch vào
  • Đợi 5 phút để yến mạch nở thì thêm 1 ít nước vào đến khi nước có độ ấm vừa đủ
  • Làm sạch vùng da bị tổn thương sau đó ngâm trực tiếp vào hỗn hợp vừa chế
  • Có thể nhẹ nhàng chà yến mạch lên da để giảm ngứa

Ngoài ra người bệnh cũng có thể uống trà hoa cúc hàng ngày để giảm triệu chứng ngứa ngáy. Sử dụng đá để chườm lên vùng da sẩn phù, mẩn đỏ; tắm bằng nước lạnh.

Chữa mề đay theo phương pháp dân gian có ưu điểm dễ thực hiện tuy nhiên hiệu quả mang lại chỉ ở mức tạm thời. Hơn nữa hiệu quả sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Sử dụng lá hẹ chữa mề đay

Cách chữa mề đay bằng lá hẹ được áp dụng trong trường hợp mày đay khởi phát ở phạm vi nhỏ như ở cổ, mặt, tay hoặc chân. Thành phần trong lá hẹ giúp giảm viêm, tiêu sưng, giảm ngứa ngáy hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Lá hẹ 1 nắm rửa sạch với nước muối loãng
  • Để ráo nước sau đó dùng chày giã nát rồi lọc lấy nước cốt
  • Dùng nước cốt thoa trực tiếp lên vùng da bị nổi mề đay
  • Để khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước.
  • Trường hợp da quá nhạy cảm bạn nên pha loãng nước ép lá hẹ theo tỉ lệ 1: 1 để hạn chế da bị kích ứng quá mức.

Chữa bệnh dị ứng nổi mề đay bằng Đông y

Trong Đông y, mề đay xảy đến do cơ thể bị xâm nhập bởi các yếu tố ngoại tà hoặc thời khí ôn dịch gây phong nhiệt, phong hàn. Tình trạng này khiến cơ thể tích tụ độc tố mà suy nhược, mất cân bằng âm dương hình thành mẩn ngứa, nổi mày đay.

Đông y trị mề đay từ gốc
Đông y trị mề đay từ gốc

Đông y chú trọng trị bệnh từ gốc rễ với phép trị tiêu độc, hoạt huyết, tăng cường chức năng gan, ổn định cơ địa, tăng sức đề kháng. Một số bài thuốc được sử dụng để tống tiễn mề đay như sau:

  • Bài thuốc thứ nhất

Dùng cỏ mần trầu 20g; kim ngân hoa 20g; tang diệp 20g; bạch thược 12g; cam thảo 12g; sài hồ, hoàng cầm mỗi vị 12g. Thêm vào 16g xương bồ, 16g tang ký sinh, 16g quả ké đầu ngựa. Đem hỗn hợp đem sắc thành thuốc, mỗi ngày uống 1 thang trước mỗi bữa ăn 30 phút.

  • Bài thuốc thứ hai

Sử dụng hoàng cầm 10g, xích thược 10g, linh bì 10g, bội lan 10g, hoạt thành 10g. Thêm vào 6g mỗi loại cam thảo, hậu phác, trần bì. Để bài thuốc đạt hiệu quả ta thêm bồ công anh, kim ngân hoa mỗi vị 15g. Đem hỗn hợp sắc thành thuốc, mỗi ngày dùng 1 tháng, nên uống khi thuốc ấm.

  • Bài thuốc thứ ba

Sử dụng địa phụ tử, phục linh, tiêu sơn tra, phụ tử, kim ngân hoa, tiêu mạch nha, kê nội kim lượng bằng nhau mỗi vị đều 10g. Thêm 15g bạch tiên rồi sắc hỗn hợp thành thuốc, mỗi ngày uống một thang.

Nổi mề đay kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Ngoài sử dụng thuốc, chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng rất quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh tật. Do vậy, người bị nổi mề đay nên:

  • Kiêng thực phẩm giàu đạm: Một số loại thực phẩm như tôm, cua, cá biển, thịt bò chứa hàm lượng đạm cao sẽ khiến các triệu chứng nổi mề đay nghiêm trọng hơn. Đặc biệt người có cơ địa nhạy cảm TUYỆT ĐỐI KHÔNG nên thu nạp nhóm thực phẩm này.
  • Kiêng thực phẩm dầu mỡ: Đồ ăn chiên rán, mỡ động vật, đồ ăn nhanh,… là nhóm thực phẩm người bệnh nên tránh xa. Bởi lượng chất béo có trong loại thực phẩm này có thể gây hiện tượng kích ứng nghiêm trọng hơn.
Kiêng kỵ, giữ gìn giúp rút ngắn thời gian trị bệnh
Kiêng kỵ, giữ gìn giúp rút ngắn thời gian trị bệnh
  • Kiêm thực phẩm cay nóng, dễ gây kích thích: Đồ uống có ga bao gồm rượu, bia, thuốc lá, ớt,… sẽ làm gan tích tụ thêm độc tố, bệnh ngày càng nặng hơn.
  • Kiêng lạm dụng thuốc: Người bệnh không nên lạm dụng thuốc Tây để giảm nhanh các triệu chứng bởi các loại thuốc này có thể ảnh hưởng tới chức năng gan thận. Điều này các khiến độc tố trong cơ thể tích tụ càng nhiều, làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Kiêng gãi ngứa: Gãi là phản xạ tự nhiên để thoát khỏi cảm giác ngứa. Nhưng khi nổi mề đay ngứa bạn càng gãi thì những cơn ngứa sẽ càng nhiều gây tổn thương da.
  • Kiêng tắm, kiêng gió, kiêng ánh nắng mặt trời: Không nên để da tiếp xúc với những tác nhân này bởi chúng sẽ là tác nhân gây kích ứng da.

Một số phương pháp phòng ngừa bệnh nổi mày đay

Mỗi người cần nêu cao tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nổi mề đay dị ứng là bệnh lý rất dễ gặp và ảnh hưởng tới cuộc sống của mỗi người. Do vậy để ngăn ngừa bệnh bạn cần:

  • Luôn giữ vệ sinh sa sạch sẽ, ưu tiên mặc quần áo rộng rãi, làm từ chất liệu thông thoáng.
  • Nên tham gia bộ môn thể thao nhẹ nhàng, tốt cho sức khỏe như yoga, hạn chế tập thể thao quá sức ra nhiều mồ hôi.
  • Thiết lập thời gian học tập, làm việc hợp lý, tránh bị căng thẳng, stress
  • Giữ gìn không gian sống thông thoáng, thường xuyên lau dọn nhà cửa để loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn.
  • Khi đi ra ngoài nên mặc áo chống nắng, sử dụng khẩu trang để tránh tác nhân gây kích ứng.
  • Thường xuyên bôi kem chống nắng khi phải hoạt động dưới ánh nắng mặt trời
  • Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến da bị kích ứng
  • Hạn chế sử dụng sản phẩm sữa tắm, dung dịch vệ sinh có độ pH cao, nhiều xà phòng và hương liệu.

Hy vọng với những thông tin trên đây các bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh nổi mề đay. Từ đó có thể chủ động hơn trong việc phòng tránh, chữa bệnh. Khi thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh cần tới cơ thể y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những hệ lụy đáng tiếc về sau.

Xem thêm:

Top 12+ cách trị nổi mề đay tại nhà ai cũng nên biết

Bỏ túi những loại thuốc trị nổi mề đay hiệu quả, nhanh chóng

Chia sẻ

Hàng ngàn bệnh nhân đã thoát khỏi mề đay nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo kinh nghiệm khỏi bệnh qua phản hồi bệnh nhân được VTV2 phỏng vấn]

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo