Bị nổi mề đay có được tắm không? Những điều cần lưu ý để bệnh nhanh khỏi

4.8/5 - (6 bình chọn)

Nổi mề đay gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn rất khó chịu. Nhiều người thường nghĩ đến việc đi tắm để giảm bớt cơn ngứa. Tuy nhiên bị nổi mề đay có được tắm không là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Dị ứng nổi mề đay có được tắm không?

Bệnh mề đay xảy ra do cơ thể phản ứng quá mức với các dị nguyên bên trong hoặc bên ngoài cơ thể (bụi bẩn, chất hóa học, môi trường ô nhiễm…) Tình trạng này khiến cho các vùng da xuất hiện những đốm đỏ gây ngứa ngáy, đau rát.

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Các nốt mề đay đôi khi chỉ xuất hiện ở một vùng da nhất định trên cơ thể nhưng có những trường hợp nặng đốm đỏ lan rộng khắp gây phù nề, sưng tấy. Bệnh mề đay được chia làm hai dạng cấp tính (kéo dài không quá 6 tuần) và mạn tính (kéo dài trên 6 tuần) có thể tái phát lại nhiều lần.

Bị nổi mề đay có được tắm không là thắc mắc của nhiều người
Bị nổi mề đay có được tắm không là thắc mắc của nhiều người

Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nhưng nếu để bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ. Người bệnh có phản ứng gãi liên tục, dễ khiến da trầy xước gây nhiễm trùng, tạo ra những tổn thương lâu lành và để lại sẹo. Nhiều người thường dùng đến biện pháp tắm để giảm cơn ngứa. Tuy nhiên cũng có không ít người băn khoăn bị nổi mề đay có được tắm không.

Theo quan niệm dân gian người mắc bệnh mề đay phải hoàn toàn kiêng nước nếu không các nốt mề đay sẽ “mọc thêm”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm của hầu hết người mắc sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Bởi việc tắm rửa và vệ sinh cơ thể mỗi ngày là cách giúp làm sạch làn da, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và các vi khuẩn có hại trên da, đồng thời giảm viêm nhiễm và nấm mốc.

Thực tế, da thuộc cơ quan của hệ bài tiết, giống như lớp áo giáp bao bọc, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài môi trường. Lượng độc tố trong cơ thể cũng được thoát một phần qua do cơ chế tiết mồ hôi. Nếu như không vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ lượng độc tố này sẽ ứ đọng trên da cộng thêm lớp tế bào chết sẽ gây bít tắc, viêm lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập ngược vào trong cơ thể. Từ đó, các tổn thương do bệnh mề đay sẽ nghiêm trọng hơn và khó chữa hơn.

Vậy nên, người mắc bệnh này thay vì kiêng nước theo quan niệm xưa thì nay nên tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, nhất là đối với thời tiết mùa hè khi lượng mồ hôi đổ ra càng nhiều. 

Ngoài lý do trên người bệnh nên tắm rửa mỗi ngày bởi khi tắm sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tật, tăng độ khỏe mạnh và cấp ẩm cho làn da. Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc tắm nước ấm còn giúp giảm căng thẳng, thư giãn các cơ, xua tan mệt mỏi căng thẳng và giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn. Đây chính là những yếu tố có lợi, giúp bệnh mề đay nhanh chóng được đẩy lùi.

Nổi mề đay nên tắm nước lá gì để nhanh khỏi?

Việc tắm và vệ sinh sạch sẽ đối với người bị mề đay là vô cùng cần thiết. Nhưng để gia tăng hiệu quả chữa bệnh và giúp các tổn thương mau lành, người bệnh có thể sử dụng một số loại lá tắm quen thuộc. Bởi các thành phần trong một số loại lá cây khi thẩm thấu vào da có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và giảm bớt cảm giác ngứa ngáy.

Cách thức thực hiện rất đơn giản bạn chỉ cần chọn một số loại lá dưới đây nấu nước tắm hàng ngày sẽ đẩy lùi nhanh chóng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do các nốt mề đay gây ra.

1. Tắm bằng nước lá kinh giới

Lá kinh giới là một trong những loại rau thơm quen thuộc được sử dụng nhiều trong bữa cơm của người Việt. Ngoài công dụng làm tăng thêm hương vị cho món ăn thì cây kinh giới còn được biết đến với khả năng tuyệt vời kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, mà trong Đông y người ta khuyên người mắc bệnh mề đay nên dùng cây kinh giới để tắm sẽ giúp các nốt phồng rộp mau tan và giảm cảm giác ngứa do bệnh gây ra.

Ngoài khả năng chữa dị ứng, mề đay, cây kinh giới còn có khả năng chữa các bệnh như nóng sốt, viêm amidan, giảm đau nhức các khớp… nhờ nguồn vitamin, khoáng chất dồi dào có trong thân cây. Sử dụng lá kinh giới để tắm là một trong những bài thuốc dân gian mang lại hiệu quả tốt, lại rất dễ thực hiện, cây có sẵn trong vườn nhà nên tiết kiệm về mặt kinh tế.

Tắm lá kinh giới chữa trị mề đay
Tắm lá kinh giới chữa trị mề đay

2. Tắm lá trầu không

Một loại lá cây có khả năng kháng viêm, giảm ngứa tuyệt vời có thể kể đến ở đây chính là lá trầu không. Theo nghiên cứu của Tây y tinh dầu trong lá trầu không có thể giúp ngăn ngừa và ức chế một số loại vi khuẩn, virus như phế cầu, tụ cầu vàng. Ngoài ra còn là khắc tinh của một số chủng nấm như candida albicans, Aspergillus niger, C.steatoides…. Do đó, loại lá này được sử dụng rất nhiều để làm giảm triệu chứng của bệnh da liễu như mề đay, nấm tay chân, viêm da cơ địa…

Sử dụng lá trầu không để trị bệnh mề đay được nhiều người biết đến và áp dụng cho hiệu quả rất tốt. Đây vốn là dược liệu quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Việt nên rất an toàn, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi áp dụng tại nhà.

3. Tắm bằng lá khế chua

Ngoài công dụng là loại cây sản sinh ra những trái ngon có khả năng giải nhiệt thì lá khế còn được người Việt sử dụng để chữa trị các bệnh da liễu. Với kinh nghiệm dân gian được truyền lại từ nhiều đời, người ta biết được rằng lá khế có một số hoạt chất kháng khuẩn, trị rôm sẩy, mề đay cực tốt. Theo Đông y lá khế có vị chát, tính lành nên khi đun nước tắm rất an toàn và hiệu quả cho những người đang mắc các bệnh về da liễu. Nước tắm của lá khế sử dụng được cả với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

4. Chữa mề đay bằng cách tắm nước chè xanh

Chè xanh vốn là thức uống yêu thích của nhiều người Việt bởi tác dụng giải nhiệt, giúp tỉnh táo, giảm stress… Trong trà xanh có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như sắt, kali, kẽm, vitamin và nhiều khoáng chất thiết yếu khác.  Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra được trong chè xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa như EGCG, EGC, ECG và EC… là những chất có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi sự tấn công của các AND lỗi.

Tuy nhiên, khả năng nổi trội và có thể cảm nhận được ngay sau khi sử dụng nước chè xanh là công dụng kháng viêm, giải độc. Vì thế, sử dụng chè xanh để điều trị mề đay, xóa mờ các vết sưng đỏ do mề đay gây ra là giải pháp vô cùng khả quan.

Tắm lá chè xanh trị mề đay
Tắm lá chè xanh trị mề đay

5. Lá sài đất

Cây sài đất có tên khoa học là Wedelia chinensis (Osbeck) còn được gọi là húng trám, ngổ núi mọc lan ở dưới mặt đất ở những vùng ẩm ướt. Y học cổ truyền xếp sài đất vào nhóm dược liệu có vị ngọt, tính mát dùng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, mát gan, chữa trị mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi mề đay… Ngoài ra cây còn được dùng để trị các bệnh viêm tiết niệu, viêm tuyến vú, cảm sốt do thời tiết.

Để trị mề đay hiệu quả người ta thường kết hợp sài đất với ké đầu ngựa, cam thảo và kim ngân hoa đem đun lấy nước đặc dùng để tắm. Đồng thời, người bệnh giữ lại phần bã xoa nhẹ lên da khi tắm để tăng công dụng trị bệnh. Hiện nay, do nhu cầu sử dụng làm thuốc khá cao nên sài đất trong tự nhiên ngày càng khó tìm, nếu không có cây tươi bạn có thể mua sài đất được bào chế dạng khô ở các hiệu thuốc Bắc.

6. Bị nổi mề đay tắm nước rau sam

Rau sam là loại cây mọc hoang dã tại những vùng đất ẩm ướt quanh bờ ruộng, bờ sông, được người dân sử dụng làm thực phẩm bởi vị chua, thanh mát. Loại rau này rất giàu  vitamin A, C, vitamin nhóm B và các khoáng chất như kali, magiê, canxi, sắt, kẽm, selen và Acid béo, Omega 3… Chất nhầy có trong rau sam còn có chứa các thành phần chống oxy hóa như flavonoid, phytoestrogen, axit xitric hoặc axit malic khi hấp thu vào cơ thể sẽ làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm.

Đặc tính trị viêm của rau sam là nhờ có chứa vitamin C và omega 3 giúp giảm các cơn khó chịu mẩn ngứa ngoài da, giúp các tổn thương lên da mau lành. Do đó, loại rau này rất thích hợp trong việc trị mề đay, chống viêm loét.

Cách thực hiện rất đơn giản bạn chỉ cần lấy một bó rau sam, rửa thật sạch bằng nước, sau đó đem đun sôi, chắt lấy nước đặc để tắm. Hoặc bạn có thể sử dụng nước rau sam sống bằng cách xay nát rau, chắt lấy nước và thoa đều khắp cơ thể để giảm ngứa.

Những lưu ý khi tắm đối với người bị bệnh mề đay

Người bị nổi mề đay nên tắm và vệ sinh cơ thể. Tuy nhiên, trong khi tắm bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

1. Để nhiệt độ nước tắm vừa phải

Nước quá nóng hoặc nước quá lạnh sẽ không tốt đối với người đang bị mề đay. Nếu tắm nước quá nóng sẽ khiến các nốt phồng rộp thêm đau rát khó chịu. Đồng thời khiến da khô, gây mất nước làm tình trạng bệnh càng diễn biến phức tạp và khiến các tổn thương trên da lâu khỏi hơn. Còn việc tắm nước quá lạnh sẽ dễ bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ gây cảm lạnh. Việc vừa dị ứng ngứa ngáy vừa cảm lạnh sẽ khiến người bệnh khó chịu gấp bội.

Vì thế, khi tắm cần điều chỉnh chế độ nước sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết hiện tại, nên tắm nước ấm để tránh gây kích ứng trên da.

2. Không được chà xát quá mạnh

Khi bị mề đay việc xuất hiện các tổn thương trên da là điều không thể tránh khỏi, cộng thêm với phản ứng gãi sẽ khiến vùng da mề đay bị trầy xước nặng hơn. Vì thế khi tắm rửa tuyệt đối không được chà xát quá mạnh làm các tổn thương trên da trầm trọng hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào cơ thể. Sau khi tắm xong bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm da, mịn da và làm dịu các cơn khó chịu do bệnh gây ra.

Không được chà xát mạnh khi bị mề đay
Không được chà xát mạnh khi bị mề đay

3. Không nên tắm quá 15 phút

Với người bệnh mề đay các bác sĩ da liễu khuyên không nên tắm quá lâu hơn 15 phút, bởi sẽ làm thay đổi độ pH và độ ẩm trên da. Việc tắm đối với người bị mề đay chủ yếu là để loại bớt bụi bẩn và các độc tố. Vì vậy, bạn chỉ nên tắm 5-10 phút, 1 lần/ngày vừa giúp làm sạch cơ thể và cải thiện các triệu chứng của bệnh.

4. Chọn loại sữa tắm phù hợp

Làn da bị mề đay thường nhạy cảm hơn so với một làn da khỏe mạnh nên việc dày công lựa chọn loại sữa tắm phù hợp cũng là điều bạn nên làm. Do đó, người bệnh nên chọn những sản phẩm chăm sóc da phù hợp thuộc các hãng mỹ phẩm nổi tiếng. Cần tránh và nói không với những loại sữa tắm hay dầu gội có chất tẩy rửa mạnh vì sẽ khiến da khô, mỏng và gây ngứa rát hơn.

Nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm có chiết xuất từ nguồn gốc thiên nhiên hoặc sản phẩm có độ PH trung tính. Đặc biệt, với đối tượng trẻ nhỏ bị mề đay khi sử dụng bất kỳ sản phẩm sữa tắm gội cần có lời khuyên từ bác sĩ.

Ngoài việc tắm đúng cách, người bệnh mề đay cũng cần lưu tâm đến một số vấn đề khác để giúp giảm nhẹ các triệu chứng và mau khỏi bệnh do bệnh lý này gây ra, cụ thể như:

  • Sau khi tắm cần dùng khăn mềm lau khô người và chọn các bộ quần áo rộng, dễ thoát mồ hôi. Không nên mặc quần áo khi cơ thể vẫn còn ướt, bởi việc này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc và vi khuẩn khu trú, phát triển gây ngứa ngáy về sau.
  • Không được tùy tiện sử dụng các loại thuốc bôi chống dị ứng và kem dưỡng ẩm khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc bôi bừa bãi không những không khỏi bệnh mà còn khiến bạn “rước họa vào thân”, làm cho bệnh kéo dài lâu hơn và khó chữa trị hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học bằng cách chọn các loại thức ăn ít chứa các chất gây dị ứng, tăng cường ăn rau xanh và trái cây tươi. Hạn chế các thức ăn dễ gây ngứa như hải sản, đồ chiên dầu, thực phẩm cay nóng, các chất chứa cồn…
Mề đay nên ăn những thực phẩm lành mạnh
Mề đay nên ăn những thực phẩm lành mạnh
  • Tạo tinh thần thoải mái, giảm bớt căng thẳng trong công việc và dành thời gian nghỉ ngơi cũng là cách tốt để khiến cơ thể đào thải được các độc tố ra ngoài cơ thể, đồng thời nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.
  • Nếu phải tiếp xúc với các hóa chất khi làm việc cần phải sử dụng đồ bảo hộ đầy đủ: quần áo dài tay, găng tay, khẩu trang, ủng… Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông  thú, côn trùng, phấn hoa, bụi bẩn…
  • Một điều kiêng kị nữa để giúp mề đay nhanh chóng tan biến đó là người bệnh hạn chế tiếp xúc với gió lạnh nhiễm phong. Khi bị mề đay nên hạn chế đến những khu vực có nhiều gió, đặc biệt tránh gió ở các khu công nghiệp ô nhiễm, nơi có nhiều phấn hoa và lông động vật.

Bài viết trên là lời giải đáp cho câu hỏi dị ứng nổi mề đay có được tắm không, tắm lá gì để mau lành và những lưu ý gì khi tắm. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác khó chịu do bệnh và rút ngắn được thời gian điều trị.

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo