Nổi mề đay ở tay: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa hiệu quả

4.7/5 - (28 bình chọn)

Nổi mề đay ở tay là hiện tượng khi mao mạch ở lớp trung bì bị một tác nhân hoặc dị nguyên kích thích. Biểu hiện này dễ nhận biết bởi xuất hiện các nốt sần ngứa màu đỏ hoặc trắng nhạt. Muốn chữa khỏi, người bệnh cần xác định lý do và loại bỏ từ căn nguyên, kết hợp chăm sóc vùng da bị tổn thương. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Nổi mề đay ở tay và dấu hiệu nhận biết 

Bị nổi mề đay ở tay là một dạng thương tổn dưới da do viêm thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tình trạng sưng phồng, mẩn đỏ, ngứa rát gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc và chất lượng cuộc sống. Để có thể sớm phát hiện và điều trị kịp thời bệnh, chúng ta cần nắm rõ những dấu hiệu nhận biết thường gặp sau:

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]
  • Cánh tay hoặc lòng bàn tay xuất hiện các nốt sần đỏ hoặc trắng nhạt, màu sắc khác hoàn toàn với các vùng da xung quanh
  • Vùng da tổn thương tạo cảm giác ngứa ngáy dữ dội, nóng rát khó chịu
  • Nhiều trường hợp nổi mề đay còn kèm viêm sưng và phù mạch nghiêm trọng
  • Bệnh lý còn kèm theo một số biểu hiện khác như sưng môi, sưng mắt, đau họng hoặc lưỡi
Phát ban mẩn ngứa, sần đỏ là dấu hiệu của nổi mề đay ở tay
Phát ban mẩn ngứa, sần đỏ là dấu hiệu của nổi mề đay ở tay

Các vị trí tổn thương ở tay thường gặp nhất khi bị bệnh mày đay thường gặp nhất gồm:

  • Nổi mề đay ở bàn tay: Da bàn tay bị kích ứng bởi các tác nhân gây hại trong môi trường dẫn tới nổi mẩn, tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh
  • Nổi mề đay ở cánh tay: Cánh tay thường đặt trực tiếp trên mặt bàn, nơi tiếp xúc nhiều bụi bẩn hoặc tiếp xúc với côn trùng… nên khả năng bị kích ứng dẫn tới nổi mày đay khá cao
  • Nổi mề đay ở lòng bàn tay: Đây là vị trí khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và khả năng tái phát rất cao. Bởi bàn tay phải cầm nắm và hoạt động, tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh, dẫn tới bệnh lâu khỏi và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống. 

Ngoài ra nổi mề đay ở chân kèm những cơn ngứa khó chịu cũng là tình trạng nhiều người gặp phải. Để điều trị dứt điểm bệnh thì việc tìm ra nguyên nhân chính xác là điều cần thiết. 

Nổi mề đay ở chân gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu
Nổi mề đay ở chân gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu

Vậy nguyên nhân nổi mề đay ở tay chân là gì?

Nổi mề đay ở tay chân là phản ứng của cơ thể bị kích ứng do những thay đổi đột hoặc những tác nhân dị nguyên. Những nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng ngứa ngáy khó chịu này bao gồm: 

Phát ban mề đay do dị ứng 

Dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến thường thấy ở người bệnh bị nổi mề đay ở bàn tay, cánh tay… Phản ứng xảy ra khi các dị nguyên làm kích ứng cơ thể và giải phóng các hoạt chất trung gian, làm xuất hiện dấu hiệu lạ trên bề mặt da tay, chân.

Những nguồn dị ứng phổ biến thường gặp: 

  • Tiếp xúc với côn trùng, lông thú cưng, mỹ phẩm, hóa chất
  • Dị ứng với thành phần trong thực phẩm như đậu phộng, mè đen, hải sản,…
  • Hít phải phấn hoa, bụi mịn, khói thuốc lá
Phát ban mề đay do dị ứng lông mèo
Phát ban mề đay do dị ứng lông mèo

Tâm lý căng thẳng, lo lắng dẫn tới nổi mề đay ở tay

Phát ban mề đay ở tay cũng có thể do căng thẳng thần kinh gây nên. Nguyên nhân này tạo nên những áp lực tới hệ thần kinh trung ương, khiến hệ miễn dịch suy yếu. Từ đó tạo điều kiện lý tưởng để các hoạt chất histamin bùng phát và gây nên mẩn ngứa, nổi mề đay, bệnh vảy nến,…

Tuy nhiên, nếu bệnh do nguyên nhân này, người bệnh chỉ cần kiểm soát căng thẳng và giữ đầu óc thoải mái, những tổn thương trên da sẽ nhanh chóng cải thiện. Ngược lại nếu để lo lắng, căng thẳng kéo dài có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

Nổi mề đay ở tay do nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng cấp như sốt phát ban, viêm họng cấp, sởi… có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, dẫn tới phát ban mề đay ở tay, chân hoặc toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, khi bệnh lý gốc được kiểm soát, tình trạng nổi mề đay do nhiễm trùng cũng sẽ cải thiện. Ngoài ra, nổi mề đay do nguyên nhân này ít gây cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu. 

Thời tiết thay đổi đột ngột 

Thời điểm giao mùa, hay thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng có thể dẫn tới nổi mề đay ở lòng bàn tay và một số vị trí khác. Với nguyên nhân này, có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng khởi phát của bệnh mề đay vào từng thời điểm cụ thể và thuyên giảm khi cơ thể quen với môi trường mới. 

Thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng có thể gây nổi mề đay
Thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng có thể gây nổi mề đay

Đây là nguyên nhân khó khắc phục. Do đó bạn cần có kế hoạch ăn uống, luyện tập thể thao khoa học để tăng hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa bệnh nổi mày đay.

Tác dụng phụ do thuốc 

Các loại thuốc chống viêm Steroid (Aspirin, Ibupronfen, Diclofenac,…), thuốc giảm đau gây nghiện (Morphine, Oxycodone,…), thuốc kháng sinh (Penicillin, Cephalosporin,…) có thể gây các tác dụng phụ dẫn tới nổi mề đay mẩn ngứa. Tuy nhiên, nếu do nguyên nhân này tình trạng nổi mẩn ngứa chỉ xảy ra trong vài ngày đầu mới dùng thuốc, sau đó sẽ thuyên giảm. 

Nổi mày đay ở tay do tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây
Nổi mày đay ở tay do tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây

Nổi mày đay ở tay nguy hiểm không, khi nào cần gặp bác sĩ?

Theo các chuyên gia, nổi mề đay ở tay thường là phản ứng cấp tính và không lây từ người này sang người khác, hay nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây sốc phản vệ, nghẽn mạch, khó thở rất nguy hiểm.

Người bệnh cần thăm khám trong trường hợp:

  • Bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm trong 48h
  • Nổi mề đay gây đau đớn và trở nặng
  • Xuất hiện thêm các triệu chứng khác
  • Ngoài vùng tổn thương da ở tay, nổi mày đay bắt đầu xuất hiện ở chân, lưng, bụng,…
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày
  • Không thích ứng với phương pháp điều trị

Người bệnh cần nhanh chóng đi tới cơ sở y tế trong trường hợp dưới đây:

  • Có dấu hiệu sưng cổ họng, khô lưỡi
  • Cảm thấy buồn nôn, chóng mặt
  • Có biểu hiện tức ngực, khó thở
  • Nhịp tim bất thường

Cách điều trị hiệu quả nổi mề đay ở tay chân 

Hiện tượng nổi mề đay ở tay có thể tự thuyên giảm sau một khoảng thời gian mà không cần thuốc điều trị. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp, nổi mề đay để kéo dài có thể trở thành mãn tính. Do đó, người bệnh khi nhận thấy dấu hiệu khởi phát cần chủ động thực hiện biện pháp điều trị hoặc tới gặp bác sĩ tư vấn. 

Điều trị nổi mề đay ở tay, chân mức độ nhẹ 

Trường hợp bị nổi mề đay ở lòng bàn tay, cánh tay và chân có thể áp dụng một số cách điều trị sau:

  • Uống thuốc kháng sinh Histamin H1

Loại thuốc này có khả năng ức chế và cải thiện các triệu chứng do dị ứng gây ra. Tuy nhiên, khi dùng loại thuốc này người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như giảm tập trung, buồn ngủ, chóng mặt,…

  • Tắm nước mát hoặc chườm đá lạnh

Nhiệt độ lạnh giúp co mạch máu ở dưới mô da và làm giảm hiện tượng nổi mề đay. Ngoài ra, chườm đá lạnh còn giúp cải thiện tình trạng sưng phù và ngứa ngáy. Lưu ý nếu chườm bằng đá lạnh cần cho vào khăn mềm, tránh tiếp xúc trực tiếp vào vùng bị tổn thương do mề đay. 

  • Bổ sung Vitamin C

Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng rất tốt. Do đó người bị nổi mề đay cần ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C để có thể ức chế quá trình giải phóng histamin và giảm tình trạng nổi mề đay ở tay chân. 

  • Bổ sung nước

Cung cấp lượng nước tối thiểu là 2 lít/ 1 ngày để duy trì độ ẩm cho da, giảm ngứa và sưng viêm. Bên cạnh đó, uống nhiều nước giúp đào thải độc tố ra ngoài nhanh chóng. 

Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể giúp cải thiện hoặc phòng chống nổi mày đay
Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể giúp cải thiện hoặc phòng chống nổi mày đay

Điều trị nổi mề đay ở mức độ nghiêm trọng 

Những bệnh nhân bị nổi mề đay ở tay nghiêm trọng cần tới bệnh viện để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê nhằm giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay:

  • Thuốc chống viêm chứa chất Corticoid
  • Thuốc chống trầm cảm 
  • Thuốc gây ức chế hệ miễn dịch Tacrolimus và Cyclosporine

Mặc dù có ưu điểm giảm nhanh các triệu chứng bệnh nhưng các loại thuốc Tây thường mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, hoa mắt, chóng mặt… Vì vậy, trước khi dùng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả điều trị tốt nhất. 

Thuốc Tây ý giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa nhanh chóng
Thuốc Tây ý giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa nhanh chóng

Điều trị hiệu quả bằng thuốc Đông y

Thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y, nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng các bài thuốc Đông y từ các loại thảo dược tự nhiên. Bởi bài thuốc Đông y được điều trị bằng cách nhắm vào căn nguyên của bệnh, giúp điều trị tận gốc, lại an toàn sức khỏe và không gây tác dụng phụ. Cùng tham khảo một số bài thuốc quý sau:

Bài thuốc thứ nhất:

  • Cam thảo, tế tân, tất bát, nam hoàng bá, độc hoạt: Mỗi vị dùng 12gr
  • Thương nhĩ, kinh giới: Mỗi vị dùng 16gr
  • Vị thuốc quế: Dùng 8gr
  • Thiên niên kiện: Dùng 10gr

Mang các vị thuốc trên đi sắc thành thuốc và uống theo chỉ định của bác sĩ. 

Bài thuốc thứ hai:

  • Phòng phong, chi tử, đương quy, huyền âm: Mỗi vị dùng 12gr
  • Cở mực, kinh giới, nam hoàng bá, cam thảo đất: Mỗi vị dùng 16gr
  • Kim ngân hoa: Dùng 20gr

Các vị thuốc sau khi được chuẩn bị đầy đủ, mang đi sắc thành thuốc dùng mỗi ngày. Lưu ý liều lượng và thời gian sử dụng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Đông y chữa từ căn nguyên của bệnh mề đay giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng
Thuốc Đông y chữa từ căn nguyên của bệnh mề đay giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng

Gợi ý một số bài thuốc dân gian giảm triệu chứng bệnh mề đay tạm thời 

Để giảm triệu chứng bệnh nổi mề đay ở tay và tăng tốc độ hồi phục, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian sau: 

Dùng bạc hà chữa mề đay, mẩn ngứa

Bạc hà là thảo dược chứa tinh dầu có mùi thơm, công dụng khử mùi, làm mát da và sát trùng nhẹ. Do đó, từ trong dân gian, bạc hà thường được dùng giúp giảm ho, long đờm, trị hôi miệng, kích thích tiêu hóa và điều trị các bệnh ngoài da – cụ thể nổi mề đay, mẩn ngứa. 

Để giảm tình trạng ngứa ngáy, viêm sưng, người bệnh có thể dùng lá bạc hà và đun nước tắm với công thức:

  • Bước 1: Chuẩn bị lá bạc hà tươi và 1 ít muối
  • Bước 2: Rửa sạch lá bạc hà cho vào nồi nước sôi
  • Bước 3: Đun trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp
  • Bước 4: Đổ nước ra thau, pha thêm nước lạnh và cho muối vào rồi tắm 

Khi tắm, người bệnh có thể dùng lá bạc hà chà xát nhẹ vào vùng da tổn thương để diệt khuẩn, giảm ngứa. 

Chữa trị nổi mề đay bằng rau má

Rau má chứa một số chất chống oxy hóa như kaempferol, quercetin có tác dụng làm dịu vùng da sưng rát và ngăn ngừa bội nhiễm. Vì vậy, trong dân gian rau má là bài thuốc hữu hiệu giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, đau rát của bệnh mề đay. Người bệnh có thể tham khảo công thức chữa bệnh sau từ rau má:

  • Bước 1: Chuẩn bị rau má tươi và thịt lợn nạc khoảng 100gr
  • Bước 2: Rửa sạch rau má và thịt lợn băm nhỏ
  • Bước 3: Sau đó phi hành và thịt lợn băm cho thơm
  • Bước 4: Chi 1,5 lít nước  vào nồi thịt đun sôi 
  • Bước 5: Tiếp theo cho rau má vào đun thêm khoảng 5 phút rồi nêm nếm gia vị vừa miệng
  • Bước 6: Sau đó tắt bếp, bắc nồi ra và thưởng thức.

Ngoài phương pháp nấu canh, bạn có thể dùng rau má khô nấu nướng uống mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. 

Lưu ý khi bị phát ban mề đay ở tay chân

Bên cạnh phương pháp điều trị bệnh nổi mề đay ở tay, người bệnh cần chú ý những vấn đề cần kiêng kỵ, để quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả và nhanh nhất. Một số lưu ý, kiêng kỵ cần ghi nhớ dưới đây: 

  • Kiêng ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Kiêng thức ăn có hàm lượng chất đạm cao
  • Không sử dụng chất kích thích, uống đồ có cồn
  • Không tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng để tránh hiện tượng sốc nhiệt dẫn tới tình trạng bệnh nặng hơn
  • Lên chế độ ăn uống, luyện tập thể dục khoa học
  • Luôn để tinh thần thư giãn, thoải mái, tránh căng thẳng
  • Hạn chế gãi ngứa, chà xát mạnh vùng da tổn thương
  • Hạn chế ra gió và tránh tiếp xúc trực tiếp
  • Tránh ánh nắng mặt trời, đặc biệt thời điểm cường độ mạnh 
  • Tránh xa các dị nguyên gây bệnh, không để tiếp xúc với cơ thể

Trên đây chúng tôi đã cung cấp những thông tin quan trọng từ nhận biết, nguyên nhân tới cách điều trị bệnh nổi mề đay ở tay mà bạn đọc có thể tham khảo. Nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh, hãy tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chữa trị kịp thời, nhanh chóng.

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo