Mất Ngủ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất
Mất ngủ, khó ngủ là tình trạng phổ biến hiện nay khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc. Mất ngủ kéo dài và thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ… Rối loạn giấc ngủ hay gặp ở người có độ tuổi trên 50 nhưng hiện có xu hướng trẻ hóa khi rất thường gặp ở người trẻ tuổi. Thông tin chi tiết về bệnh mất ngủ, cách điều trị hiệu quả sẽ được cung cấp trong bài viết này.
Mất ngủ tình trạng phổ biến hiện nay
Mất ngủ, khó ngủ là gì?
Một ngày có 24 giờ và trung bình một người bình thường ngủ khoảng 7 – 8 tiếng. Giấc ngủ chiếm tới 1/3 quỹ thời gian trong ngày và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự hoạt động của cơ thể, tái tạo năng lượng, nâng cao hiệu quả lao động.
Mất ngủ (tên tiếng Anh Insomnia) là trạng thái khó vào giấc, ngủ không sâu, hay thức giấc ban đêm, trằn trọc, ngủ không ngon giấc, không cảm thấy thỏa mãn sau giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài liên tục từ 4 lần trở lên trong 1 tuần và tiếp tục lặp lại đến hết một tháng được xem là mắc bệnh mất ngủ.
Mất ngủ có thể xảy ra với tất cả mọi độ tuổi từ thanh niên trẻ đến người già. Thông qua chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ, các chuyên gia đã phân chia thành hai dạng thường gặp đó là: mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính.
Mất ngủ cấp tính: Là hội chứng mất ngủ tạm thời, thường chiếm tỉ lệ 1/3 chứng rối loạn giấc ngủ. Người bệnh bị mất ngủ vài đêm trong tuần và nó kéo dài không quá 1 tháng.
Mất ngủ mãn tính: Còn được gọi là tình trạng mất ngủ kinh niên, ngủ không ngon, không đủ giấc trong thời gian hơn 1 tháng. Mỗi ngày người bệnh không ngủ quá 5 tiếng, hay bị ra mồ hôi hột, bất ngờ thức tỉnh giữa đêm và rất khó vào lại giấc. Mất ngủ thường xuyên và kéo dài liên tục khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Triệu chứng mất ngủ thường gặp
Thông thường tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa, độ tuổi, mỗi người cần có giấc ngủ đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về đủ thời gian, đủ sâu, thể trạng thoải mái, tỉnh táo mỗi sáng thức dậy. Mất ngủ thường đi kèm với những dấu hiệu sau:
- Khó ngủ, khó chìm vào giấc ngủ vào ban đêm hay ban ngày.
- Thường bị tỉnh giấc bất chợt giữa đêm và rất khó vào lại giấc
- Thức giấc sớm vào buổi sáng và không ngủ tiếp được
- Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, uể oải sau khi thức dậy
- Thần kinh yếu, trí nhớ suy giảm, khó có thể tập trung
- Ngủ không sâu và hay mê sảng khi ngủ
- Tư thế ngủ không thoải mái, trở mình, trằn trọc, lo lắng, bồn chồn khi ngủ.
- Cơ thể mệt mỏi, lờ đờ, uể oải, căng thẳng tinh thần vào ban ngày.
Nguyên nhân mất ngủ ai cũng có thể gặp phải
Nguyên nhân có thể do bệnh lý bên trong cơ thể hoặc do môi trường xung quanh trực tiếp tác động tới. Một vài nguyên nhân thường gặp bao gồm:
- Lạm dụng các chất kích thích có chứa cồn hoặc caffeine như trà, cà phê, rượu, bia, thuốc lá… kiềm chế các hormone gây buồn ngủ dẫn đến mất ngủ.
Không nên uống đồ uống có chứa chất kích thích trước khi ngủ
- Áp lực cuộc sống, tình trạng stress, lo lắng khiến tinh thần căng thẳng quá độ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây rối loạn giấc ngủ.
- Thay đổi của tuổi tác khiến người cao tuổi thường khó đi vào giấc ngủ. Tình trạng mất ngủ ở người già rất phổ biến.
- Mất ngủ do rối loạn nội tiết thường xảy ra ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, sau sinh.
- Môi trường xung quanh nhiều tiếng ồn, độ trong lành của không khí thấp, không gian ngủ hẹp và bừa bộn ảnh hưởng tới hệ thần kinh và hô hấp, phá vỡ giấc ngủ dẫn đến mất ngủ.
- Thói quen xem điện thoại, sử dụng thiết bị điện tử buổi tối muộn, tập thể dục nặng trước khi ngủ khiến các cơ căng, ban ngày ngủ quá nhiều, ăn nhiều trước khi ngủ là nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp.
Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Ngoài các nguyên nhân kể trên, mất ngủ thường xuyên còn là hồi chuông cảnh báo người bệnh các bệnh lý sau:
Bệnh suy nhược thần kinh: Bệnh suy nhược thần kinh dễ gặp ở người già hoặc người có tiền sử bệnh về não bộ, thần kinh bẩm sinh. Những người bị suy nhược thần kinh thường đi kèm với triệu chứng mất ngủ. Người bệnh có thể bị mất ngủ liên tục, ngủ không sâu, bất chợt thức tỉnh nhiều lần trong đêm kèm theo tình trạng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.
Mất ngủ do suy nhược thần kinh
Mất ngủ do các bệnh dị ứng: Bao gồm dị ứng thời tiết, viêm mũi dị ứng, dị ứng đồ ăn… gây ngứa da, khó chịu dẫn đến việc gián đoạn giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Khi hơi nóng và dịch dạ dày trào ngược lên khí quản, mũi miệng hay hầu họng, người bệnh sẽ rất khó đi vào giấc ngủ, hay tỉnh giấc.
Bệnh huyết áp, bệnh tim: Những người có tiểu sử huyết áp cao, tạo áp lực cho tim khiến ban đêm tim thường đập nhanh, hồi hộp dẫn đến khó ngủ, mất ngủ.
Bệnh lý về tuyến giáp: Tuyến giáp có chức năng điều hành trao đổi chất của cơ thể. Hormone bị suy giảm gây tình trạng mệt mỏi, khó chịu, dẫn đến khó chìm vào giấc ngủ.
Bệnh viêm khớp: Người bệnh thường bị cứng khớp khi trở mình lúc ngủ sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì dẫn đến mất ngủ. Mất ngủ kinh niên có thể kéo dài khi cơ thể căng cứng, không thoải mái.
Mất ngủ do bệnh xương khớp
Mất ngủ gây hậu quả gì?
Người có tình trạng mất ngủ dài ngày mà không có biện pháp điều chỉnh kịp thời thì sẽ dẫn đến hệ quả như sau:
Cơ thể mệt mỏi, giảm độ tập trung: Mất ngủ triền miên khiến sức khỏe người bệnh sa sút, lờ đờ, mỏi mệt, đầu óc kém nhanh nhạy, làm việc thiếu tập trung. Đối với học sinh, sinh viên, mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Hiệu suất công việc giảm không phanh: Mất ngủ làm cho đầu óc kém minh mẫn, cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải ảnh hưởng hiệu suất công việc.
Dễ tăng cân, gây nguy cơ béo phì: Khi thiếu ngủ, mất ngủ dài ngày khiến não bộ bị đình trệ, dễ gây đói, dẫn đến hiện tượng thèm ăn. Không điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, bạn sẽ mất kiểm soát cân nặng nhanh chóng.
Mất ngủ tác động xấu đến làn da: Mất ngủ trầm trọng sẽ phá vỡ cấu trúc collagen của da, làm giảm độ đàn hồi và sức đề kháng, da dễ bị viêm nhiễm, thâm sạm, lão hóa nhanh chóng.
Nguy cơ teo não, đột quỵ: Theo nghiên cứu của Hiệp hội Thần kinh Mỹ, rối loạn giấc ngủ có thể làm ảnh hưởng đến vỏ não và làm giảm thể tích não bộ. Mất ngủ khiến máu khó lưu thông, tắc nghẽn mạch máu làm tăng nguy cơ đột quỵ đe dọa tính mạng.
Mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý huyết áp, tim mạch và làm tăng nguy cơ đột quỵ do nhồi máu cơ tim.
Suy giảm ham muốn và sinh lý cả 2 giới: Khi không ngủ đủ giấc dễ dẫn đến giảm nồng độ hormone sinh dục, làm giảm khả năng sinh lý nam và nữ.
Rối loạn cảm xúc, tâm lý: Ngủ thiếu giấc sẽ phát sinh khiến tinh thần căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực. Nhiều trường hợp gặp các vấn đề về tâm lý, nghiêm trọng nhất là tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm.
Mất ngủ sụt ký: Tình trạng mất ngủ kéo dài không có sự điều chỉnh kịp thời, sẽ khiến cơ thể suy nhược, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi.
Tăng nguy cơ tai nạn: Nhiều trường hợp tai nạn giao thông, tai nạn khi điều khiển và vận hành máy móc liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ.
Suy giảm trí nhớ: Mất ngủ kéo dài làm suy giảm trí nhớ, hệ thần kinh yếu. Nhiều trường hợp mất trí nhớ ở người già có liên quan đến chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.
Cách chẩn đoán bệnh mất ngủ
Mất ngủ mãn tính, mất ngủ triền miên gây hệ lụy lớn cho người bệnh. Do đó người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám, đánh giá chất lượng giấc ngủ và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Một số phương pháp chẩn đoán chứng mất ngủ gồm:
Bệnh nhân bị mất ngủ nên đi khám tại các cơ sở uy tín
Xét nghiệm máu: Đo lượng hồng cầu và tiểu cầu trong máu cùng các chỉ số khác như hemoglobin… để nắm bắt được tình hình sức khỏe của người bệnh.
Áp dụng kỹ thuật đa ký giấc ngủ: Sử dụng máy đo điện não đồ, nhãn cầu đồ, điện tim, nồng độ oxy bão hòa trong máu, âm lượng của tiếng ngáy, đo cử động chân tay, xác định các tư thế ngủ cùng với các biểu hiện trong đêm.
Trong thực tế, tùy vào độ tuổi, thể trạng, giới tính mà đội ngũ chuyên gia sẽ có phương pháp điều trị khác nhau từ đơn giản đến phức tạp để chẩn đoán vấn đề gặp phải.
Bệnh mất ngủ và cách điều được áp dụng phổ biến hiện nay
Hiện có nhiều phương pháp điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ. Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau:
Sử dụng thuốc điều trị mất ngủ theo Tây Y
Thuốc trị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ theo Tây y được chia thành các loại sau:
Thuốc bình thần: Đây là thuốc giúp người bệnh có giấc ngủ ngay sau khi uống, thường dùng cho những người bệnh mất ngủ ngắn ở mức độ nhẹ. Một số loại thuốc bình thần như: Bromazepam, Rotunda…
Thuốc ngủ: Nhóm thuốc này có tác dụng mạnh và không nên lạm dụng tránh tình trạng phụ thuộc vào thuốc. Những trường hợp mất ngủ cấp tính và không trầm trọng được chỉ định nhóm này. Các loại thuốc phổ biến như: Zolpidem, Phenobarbital…
Thuốc kháng histamin: Loại thuốc chống dị ứng và có tác động mạnh dành cho trường hợp mất ngủ vì ngứa do các bệnh về da mãn tính. Một số loại thuốc gồm: Dimedrol, Promethazine…
Thuốc trị mất ngủ cần sự chỉ định của bác sĩ
Thuốc an thần: Là thuốc gây ngủ mạnh, dùng khi bị mất ngủ do tâm lý, lo âu, trầm cảm.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Cải thiện giấc ngủ sau 3 – 4 tuần, phù hợp với mất ngủ do đau đớn (chấn thương, sau phẫu thuật), lo âu, trầm cảm.
Lưu ý: Thuốc ngủ tiện dụng nên rất được nhiều người bệnh sử dụng để trị mất ngủ. Tuy nhiên, đa số các nhóm thuốc ngủ kể cả thuốc trị mất ngủ tốt nhất từ thảo dược đều gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, trí nhớ và tăng nguy cơ trầm cảm, đột quỵ nếu lạm dụng.
Điều trị mất ngủ bằng thuốc Đông y
Mất ngủ được gọi là chứng thất miên hay bất mị trong Y học cổ truyền. Căn nguyên sinh bệnh có liên quan đến sự suy yếu của các tạng tâm, tỳ, phế, can, thận, sự suy giảm khí huyết, ngoại tà xâm nhập gây nhiễu loạn giấc ngủ. Một số thể mất ngủ trong Đông y gồm tâm tỳ hư, can khí uất kết, âm hư hỏa vượng, tâm đởm nhiệt.
Để điều trị mất ngủ, Y học cổ truyền tập trung bồi bổ tạng phủ, điều dưỡng ngũ tạng, hoạt huyết, dưỡng não, loại bỏ căn nguyên gây cản trở giấc ngủ. Nhờ vậy, phương pháp Y học cổ truyền mang lại hiệu quả cao, giúp người bệnh có giấc ngủ tự nhiên, duy trì hiệu quả lâu dài.
Cách trị mất ngủ tại nhà
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, dân gian sử dụng một số thảo dược tự nhiên như mật ong, hạt sen, xạ đen, chuối xanh… Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ tại nhà được áp dụng phổ biến:
Saffron (nhụy hoa nghệ tây) – Bí quyết “xóa sổ” mất ngủ an toàn, hiệu quả
Hoạt chất Crocin, Safranal tạo điều kiện cho Melatonin tiết ra giúp kiểm soát giấc ngủ, chống oxy hóa, ngăn ngừa suy giảm nhận thức do căng thẳng thần kinh kéo dài. Kết hợp với hàm lượng vitamin A, nhóm B dồi dào giúp thanh lọc, điều hòa trao đổi chất, cân bằng đồng hồ sinh học tự nhiên.
Nhờ đó giúp ngủ ngon, sâu giấc, không bị tỉnh giấc, an thần, phòng chống Alzheimer, giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, thư giãn. [Công dụng chữa mất ngủ của saffron được đăng tải trên Tạp chí y học giấc ngủ lâm sàng, thư viện y khoa Hoa Kỳ,…)
Cách làm: Pha 4 – 5 sợi saffron vào nước ấm 70 độ trong khoảng 10 phút đến khi nước chuyển sang màu vàng sáng.
Mỗi ngày uống 2 lần sau khi ăn sáng và trước khi ngủ 20 phút.
Có thể kết hợp với trà hoa hồng, trà hoa cúc, mật ong, chanh, đường phèn, sữa nóng,… để thêm hương vị và hiệu quả.
CẢNH BÁO: Saffron là thảo dược đắt giá, thị trường Việt Nam xuất hiện nhiều hàng giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giá thành hỗn loạn.
Hiện nay, Saffron Vietfarm là đơn vị nhập khẩu chính ngạch, phân phối các thương hiệu nhụy hoa nghệ tây danh giá, chất lượng nhất thế giới từ Iran và Tây Ban Nha.
- Liên kết hợp tác trực tiếp, đặt phòng Lab tại các nông trường nghệ tây có bề dày lịch sử, nổi tiếng hàng đầu thế giới như Eyjan Persian Saffron (Iran), Princesa de Minaya, SUNBrand,… (Tây Ban Nha).
- Đoàn kỹ sư Vietfarm tại nước sở tại trực tiếp kiểm soát chất lượng saffron, tham gia từ khâu nuôi trồng, thu hoạch, sản xuất, đóng gói saffron.
- 100% cây nghệ tây được nuôi trồng Organic, thủ công, sợi nhụy tuyển chọn từ cây đang sinh trưởng trong thời kỳ vàng 4, 5 năm tuổi cho hàm lượng dưỡng chất tối ưu, tinh khiết nhất.
- Phương pháp rang sấy bí truyền của gia tộc, công nghệ đóng gói tối ưu với khí hậu Việt Nam, không mất màu, bay hơi, thời hạn sử dụng đến 24 tháng.
- Saffron Vietfarm sợi dày, to, màu đỏ sẫm rực rỡ, hương thơm nồng nàn không gắt, vị đắng dịu nhẹ thanh mát. Đạt tiêu chuẩn Quốc Tế ISO 3632 với 3 chỉ số Crocin – Safranal – Picrocrocin CAO NHẤT thị trường, chứng chỉ Organic, chứng nhận FDA Cục quản lý thực phẩm & dược phẩm Hoa Kỳ.
- Đa dạng sản phẩm, thiết kế sang trọng, tích hợp mã QR trên bao bì.
Chữa mất ngủ bằng mật ong
Mật ong và chanh là 2 nguyên liệu lành tính, có tác dụng tốt với giấc ngủ.
Chuẩn bị: 200-250ml nước ấm, 2 thìa cafe mật ong và 1 muỗng cafe nước cốt chanh.
Cách thực hiện: Cho mật ong, nước chanh vào cốc nước ấm, hòa tan và uống từng trước khi đi ngủ 1 tiếng.
Cách chữa mất ngủ bằng chuối xanh
Chuối xanh có Serotonin – là một loại dẫn truyền thần kinh, có tác dụng điều hòa và duy trì giấc ngủ, vitamin C, B6 cùng hàm lượng Kali, Magie hỗ trợ và đảm bảo cho giấc ngủ.
Chuẩn bị: 1 quả chuối xanh, một ít bột quế và 400-500ml nước lọc.
Cách làm: Chuối xanh rửa sạch, cắt bỏ 2 đầu, thái khúc dọc nhỏ cho vào nước đun sôi 10-15 phút. Lọc lấy phần nước luộc chuối sau đó cho 1 thìa bột quế vào, khuấy đều đến khi bột quế hòa tan. Uống nước chuối luộc và bột quế trước khi đi ngủ 40 phút giúp an thần, ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, có thể sử dụng bột chuối xanh trộn với mật ong để cải thiện tình trạng mất ngủ.
Chữa mất ngủ tại nhà bằng chuối xanh
Cách pha trà tim sen trị mất ngủ
Tâm sen sao khô, rửa sạch và cho vào tách trà. Chế nước sôi và đợi trong 15 phút. Sử dụng trà tâm sen hàng ngày để cải thiện giấc ngủ.
Sử dụng tinh dầu ngủ ngon
Một số loại tinh dầu như tinh dầu bưởi, tràm trà, quế, oải hương… có tác dụng thư giãn, xoa dịu các tế bào thần kinh, cho bạn một giấc ngủ ngon.
Cách sử dụng: Khuếch tán tinh dầu bằng máy hoặc đốt tinh dầu hoặc thoa một chút tinh dầu lên cơ thể, nhỏ vài giọt vào bồn tắm và ngâm mình thư giãn.
Lưu ý: Các cách trị mất ngủ tại nhà chỉ có tác dụng cải thiện giấc ngủ, hầu như không có tác dụng điều trị. Vì vậy, nếu bị mất ngủ kéo dài, cơ thể suy nhược, người bệnh nên thăm khám và điều trị phù hợp.
Một số phương pháp điều trị mất ngủ KHÔNG DÙNG THUỐC
Một số phương pháp hỗ trợ chữa bệnh mất ngủ sẽ giúp người bệnh cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Xoa bóp bấm huyệt chữa mất ngủ: Phương pháp này đả thông kinh lạc, chữa bệnh mất ngủ kinh niên hiệu quả. Các huyệt có tác dụng với giấc ngủ bao gồm: huyệt tam âm giao, huyệt phong trì, huyệt thái dương… Phương pháp này cần sự kiên trì, giữ tâm thái ổn định.
Ngâm chân chữa mất ngủ từ thảo dược: Buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng, người hay bị mất ngủ nên ngâm chân vào nước ấm cùng các một vài thảo mộc như sả, gừng, quế… Ngâm chân giúp lưu thông tuần hoàn máu, kích thích và giải tỏa stress.
Ngâm chân chữa mất ngủ
Sinh hoạt khoa học: Xây dựng thói quen và thời gian ngủ hợp lý. Thời gian ngủ lý tưởng là từ 22h-23h và thức dậy lúc 5-6h. Người bị mất ngủ nên xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
Không gian phòng ngủ: Không gian phòng ngủ thoáng, đảm bảo ánh sáng, nhiệt độ phù hợp, sạch sẽ, không có tiếng ồn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Thiền và tập yoga chữa mất ngủ: Thiền và một số bài tập, tư thế yoga giúp tinh thần thư thái, khí huyết lưu thông dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Một số bài tập, vận động, chơi thể thao cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Kiểm soát cảm xúc- Liệu pháp tâm lý: Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ. Vì vậy, kiểm soát và cân bằng cảm xúc, hạn chế lo âu, căng thẳng giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Mất ngủ nên ăn gì và không nên ăn gì?
Thực phẩm dinh dưỡng cải thiện giấc ngủ nên bao gồm các vitamin và khoáng chất như Canxi, vitamin B6, B12, Mg, Tryptophan… Những chất này sản xuất thêm melatonin giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học giấc ngủ. Một số thực phẩm người bị mất ngủ nên bổ sung gồm:
Thực phẩm giàu Tryptophan: bao gồm các sản phẩm từ sữa, thịt trắng, hải sản, các loại hạt, các loại đậu, ngũ cốc, rau xanh…
Thực phẩm giàu Canxi gồm: pho mát, sữa chua, ngũ cốc, đậu nành, nước cam ép, bánh mì, đậu bắp…
Thực phẩm giàu vitamin B6 như: trái bơ, chuối, thịt gà, bò, lợn nạc, hạt lanh…
Mất ngủ nên bổ sung các thực phẩm lành mạnh
Bên cạnh đó, người bị mất ngủ, khó ngủ nên kiêng một số đồ ăn sau:
Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Thực phẩm nhiều dầu mỡ có hàm lượng cholesterol và carbohydrate cao ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa dẫn đến tình trạng mất ngủ.
Đồ ngọt: Hàm lượng đường, caffeine và chất béo làm tăng huyết áp, đẩy mạnh nhịp tim, dẫn đến lo lắng stress, khó đi vào giấc ngủ.
Thực phẩm chứa cồn và chất kích thích: cafe, trà, rượu bia, nước ngọt… chứa cồn và caffeine ức chế hệ thần kinh gây khó ngủ.
Không nên ăn đồ khó tiêu và ăn quá no trong khoảng 2-3 tiếng trước khi chìm vào giấc ngủ.
Qua bài viết trên, hi vọng bạn đọc sẽ bỏ túi được nhiều bí quyết chữa trị bệnh mất ngủ dai dẳng và vẫn giữ gìn sức khỏe thật tốt để tận hưởng giá trị tốt đẹp của cuộc sống!
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!