Nổi mề đay khi trời lạnh: Nhận biết dấu hiệu, cách chữa dứt điểm
Nổi mề đay khi trời lạnh là tình trạng cơ thể dị ứng với thời tiết lạnh, thường xuất hiện nhất vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là vào mùa thu – đông. Bệnh lý này gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về tình trạng này và phương pháp chữa trị hiệu quả.
Nổi mề đay khi trời lạnh là gì? Có nguy hiểm không?
Nổi mề đay do thời tiết lạnh là tình trạng người bệnh xuất hiện những triệu chứng nổi mẩn đỏ, ban đỏ, sưng phồng thành vùng, ngứa rát, châm chích khi tiếp xúc với không khí hoặc nước lạnh. Nếu ở trong môi trường lạnh lâu hơn, mề đay sẽ nhanh chóng lan ra toàn bộ cơ thể với những diễn biến phức tạp.
Nổi mề đay khi trời lạnh khởi phát đột ngột và có thể thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, một số cơ địa quá nhạy cảm, không kiêng khem đúng cách bệnh có thể diễn tiến phức tạp. Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải như:
- Người bệnh có thể bị nghẽn thở, khó thở do mề đay tác động trực tiếp vào đường hô hấp gây phù nề
- Tim đập nhanh, xuất hiện phù nề ở chân tay, lưng, bụng
- Có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, dễ tiêu chảy
- Bệnh diễn biến nặng có thể gây phù nào, có thở cấp tính, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Vì vậy, để hạn chế những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên chủ động bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết, nhiệt độ.
Nguyên nhân khiến cơ thể bị nổi mề đay khi trời lạnh
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cơ thể bị nổi mày đay khi trời lạnh, bao gồm cả nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp. Một số nguyên nhân chính thường gặp nhất có thể là:
- Khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh đột ngột khiến nhiều người có sức đề kháng kém không thích nghi kịp với môi trường thường bị dị ứng, phát ban thành vùng.
- Ở trong phòng điều hòa có nhiệt độ thấp chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời.
- Tắm với nước quá lạnh khiến các mao mạch trên da bị co giãn đột ngột, hệ miễn dịch phản ứng lại bằng tình trạng nổi mẩn ngứa.
- Nhiều trường hợp nổi mề đay do dị ứng với thực phẩm như tôm, cua, cá,…
- Người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây ra các bệnh về da liễu như nổi mề đay, phát ban.
- Nếu bố mẹ bị nổi mề đay khi trời lạnh thì con cái có nguy cơ cao bị di truyền bệnh lý này.
Ngoài ra, một số dị nguyên như lông thú cưng, phấn hoa, khói bụi,… khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích tiết nhiều hoạt chất histamin cũng gây ra triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa.
Một số đối tượng dễ bị nổi mề đay khi trời lạnh bao gồm:
- Người có bố mẹ, ông bà bị bệnh mề đay: Vì mề đay có tính di truyền, cha mẹ có tiền sử mắc thì con cái có nguy cơ mắc cũng cao hơn.
- Người có tiền sử đã bị nổi mày đay: Nổi mày đay khi không được điều trị dứt điểm có thể kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục. Vì thế nổi mề đay có thể quay trở lại khi thời tiết chuyển lạnh.
- Người có tiền sử bệnh về gan, chức năng gan, thận kém: Khi chức năng gan, thận suy giảm dẫn đến đào thải yếu, tồn đọng nhiều độc tố trong cơ thể và phát ra bên ngoài làn da.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Ở thời kỳ này, các chức năng trong cơ thể bị suy giảm, chưa hồi phục và sức đề kháng kém sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
- Người từng mắc một số bệnh lý: Viêm phổi, hen suyễn, virus,….cũng rất dễ bị nổi mề đay khi trời lạnh.
Dấu hiệu nhận biết nổi mày đay khi trời lạnh
Những triệu chứng điển hình nhận biết bị nổi mày đay khi trời chuyển lạnh bao gồm:
- Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, càng gãi cơn ngứa càng dữ dội hơn.
- Ngứa – gãi nhiều gây tổn thương da nhưng cơn ngứa không dứt được.
- Da xuất hiện nhiều vùng sẩn, phù thành mảng ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời hoặc vẫn tiếp xúc với môi trường lạnh thì bệnh sẽ nhanh chóng lan ra toàn bộ cơ thể.
- Nhiều trường hợp bệnh nhân còn xuất hiện thêm một số biểu hiện khác như: chảy mũi, ngứa họng, hắt hơi…
- Thông thường, người bị nổi mề đay khi trời lạnh ở nhiệt độ thấp, từ 4 đến 10 độ C. Tuy nhiên, với những trường hợp quá nhạy cảm, sức đề kháng yếu thì vẫn có thể nổi mề đay ở nhiệt độ cao hơn.
Tùy thuộc vào sức đề kháng, cơ địa, thể trạng cơ thể mà các biểu hiện nổi mề đay mẩn ngứa thời tiết lạnh có các biểu hiện khác nhau. Khi các triệu chứng không thuyên giảm trong nhiều ngày hoặc có biểu hiện tái phát liên tục, người bệnh nên chủ động thăm khám tại các đơn vị y tế.
Các cách chữa nổi mề đay khi trời lạnh
Nổi mề đay do thời tiết lạnh là bệnh lý thường gặp, nếu điều trị đúng cách bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời, ở diễn biến nặng bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. Người bệnh nên chữa trị ngay thời điểm bệnh mới khởi phát tránh để da bị tổn thương rộng, dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ hoặc nhiễm trùng da. Dưới đây là 1 số cách chữa trị thường được áp dụng:
Chữa mề đay khi trời lạnh bằng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây để chữa mề đay sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này gây ra nhiều tác dụng phụ nên phải có sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ thì người bệnh mới được áp dụng. Một số loại thuốc Tây chữa mề đay phổ biến như:
- Thuốc kháng Histamin thể H1 bao gồm: Cetirizine, Loratadin,…
- Thuốc kháng thụ thể H2 bao gồm: Cimetidine, Doxepin,…
- Thuốc bôi Corticosteroid: trong thành phần Corticosteroid chứa hoạt chất có tác dụng chống viêm, tiêu sưng rất hiệu quả. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được sử dụng khi bệnh diễn biến nặng và kéo dài không khỏi.
Đối với những trường hợp nặng, có biến chứng phù mạch, bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù mạch như Prednisolone.
Dùng thuốc Tây chữa mề đay do dị ứng thời tiết lạnh sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do vậy, người bệnh chỉ được sử dụng khi bệnh lý có diễn biến nặng và phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Dùng mẹo dân gian chữa nổi mề đay khi trời lạnh
Trị mề đay bằng phương pháp dân gian được rất nhiều người ưa chuộng vì đơn giản, dễ thực hiện và lành tính. Theo quan niệm Đông y, các dược liệu từ thiên nhiên có tác dụng chữa mề đay hiệu quả và không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian đơn giản, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà:
Trị mề đay bằng khoai tây
- Chuẩn bị một củ khoai tây tươi, không sâu bệnh đem rửa sạch và thái lát mỏng
- Đắp trực tiếp các lát khoai tây lên các vùng da bệnh trong vòng 15 phút để tinh chất từ khoai tây thấm sâu vào da
- Duy trì thực hiện 1 đến 2 lần mỗi ngày sẽ giảm mề đay nhanh chóng và hiệu quả
Chè xanh có công dụng trị mề đay hiệu quả
- Chuẩn bị một nắm chè xanh tươi, rửa sạch, ngâm với muối biển loãng
- Cho lá đã làm sạch vào nồi đun sôi với khoảng 2 lít nước
- Nước sôi để nhỏ lửa 15 phút rồi tắt bếp
- Đổ nước ra chậu, pha thêm với nước lạnh để nước nguội bớt rồi tắm
- Dùng bã lá chè xanh chà nhẹ lên các vùng da bệnh sẽ đạt hiệu quả tối ưu hơn
- Duy trì tắm hàng ngày cho đến khi mề đay biến mất hoàn toàn
Chữa nổi mề đay khi trời lạnh bằng lá kinh giới
- Chuẩn bị một nắm lá kinh giới tươi, không sâu bệnh
- Rửa sạch khỏi bụi bẩn rồi ngâm với muối biển loãng, vớt ra để ráo nước
- Cho lá kinh giới vào chảo sao đến khi lá chuyển sang màu vàng, đổ ra một chiếc khăn vải sạch
- Đắp trực tiếp lá kinh giới sao nóng lên vùng nổi mề đay (lưu ý không đắp quá nóng, sẽ gây tổn thương da)
- Nên áp dụng nhiều lần trong ngày để hiệu quả chữa trị nhanh chóng hơn
Ngoài những bài thuốc dân gian trên, người bị nổi mề đay khi trời lạnh có thể dùng một số dược liệu thiên nhiên khác như: trầu không, đơn đỏ, lá hẹ, cỏ sữa,….để điều trị. Lưu ý rằng các mẹo dân gian chỉ có tác dụng với những trường hợp bệnh lý nhẹ, mới khởi phát. Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm hay bệnh diễn biến phức tạp hơn cần đến ngay bệnh viện để thăm khác và được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị.
Chữa nổi mề đay bằng thuốc Đông y: Phương pháp hiệu quả và lành tính
Theo y học cổ truyền, nổi mề đay khi trời lạnh có căn nguyên từ tạng phủ và hệ miễn dịch suy yếu khiến phong tà, phong nhiệt kích ứng gây huyết ứ, huyết nhiệt và sinh ra nổi mề đay ngoài da. Do vậy, chữa bằng Đông y sẽ đi sâu vào căn nguyên bệnh, điều trị tận gốc tránh tái phát hiệu quả.
Các bài thuốc Đông y được bào chế từ 100% dược liệu thiên nhiên, an toàn và lành tính, không gây tác dụng phụ cho người bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y phổ biến và hiệu quả, được nhiều người tin dùng:
Bài thuốc 1:
Tổng hợp các loại dược liệu: thuyền thoái, cam thảo, phòng phong, kinh giới (mỗi loại 6g); sinh địa, kim ngân hoa, đan bi, liên kiều, đại thanh diệp, ngưu bàng, lá đơn, bèo cái (mỗi loại 10g). Người bệnh sắc thuốc với liều lượng 1 thang/ ngày
Bài thuốc 2:
Tổng hợp các loại dược liệu: kim ngân hoa, tang diệp, cỏ mần trầu (mỗi loại 20g); tang ký sinh, xương bồ, ké đầu ngựa (mỗi loại 16g); cam thảo, bạch thược, hoàng cầm, sài hồ (mỗi loại 12g). Người bệnh sắc thuốc mỗi ngày 1 thang, uống đến khi bệnh biến mất hoàn toàn.
Bài thuốc 3: Bài thuốc Đông y đặc trị mề đay Tiêu ban Giải độc thang
Nổi tiếng là bài thuốc thảo dược Đông y hoàn chỉnh trong điều trị mề đay mẩn ngứa, Tiêu ban Giải độc thang của Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc được đông đảo người bệnh tin dùng và khỏi bệnh.
Chăm sóc, ngăn ngừa nổi mày đay khi trời lạnh
Song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh cần thực hiện một số kiêng khem để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, ngăn bệnh tái phát. Người bị nổi mề đay nên:
- Kiêng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, ốc, cua, đậu phộng,….
- Không sử dụng bia, rượu và các chất có chứa cồn. Các chất kích thích này là nguyên nhân khiến mề đay dễ tái phát trở lại
- Không gãi khi da nổi mề đay bởi dễ gây tổn thương da. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên có thể hạn chế cơn ngứa ngáy, châm chích
- Hạn chế để cơ thể tiếp xúc với môi trường lạnh đột ngột
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt điều độ để tăng sức đề kháng cho cơ thể
Bài viết trên đây đã tổng hợp thông tin cần thiết về bệnh lý nổi mề đay khi trời lạnh. Người bệnh nên sớm điều trị ở giai đoạn chớm phát, tránh để lây lan ra toàn cơ thể. Nếu diễn biến nặng, nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ tư vấn chữa trị kịp thời.
Xem thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!