Viêm Khớp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Viêm khớp với biểu hiện sưng đau, nóng đỏ quanh khớp khiến người bệnh vận động khó khăn và thậm chí mất khả năng vận động. Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả căn bệnh này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng về bệnh viêm đau khớp trong nội dung dưới đây.
Viêm khớp là gì? Các dạng bệnh thường gặp
Viêm khớp là tình trạng tổn thương và nhiễm trùng dẫn đến sự bào mòn ở lớp đệm của sụn khớp khiến các khớp bị sưng đau và khó cử động. Bệnh viêm khớp thường xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng thường phổ biến nhất vẫn là ở người cao tuổi.
Bệnh viêm khớp có thể xảy ra ở bất kỳ vùng khớp nào trên cơ thể. Theo nghiên cứu, hiện nay có khoảng 100 dạng bệnh viêm khớp khác nhau, tuy nhiên một số thể bệnh phổ biến nhất bao gồm:
Viêm khớp có thể xảy ra ở bất kỳ vùng khớp nào trên cơ thể
Viêm khớp cổ tay
Viêm khớp cổ tay thường xảy ra khi các bề mặt phần sụn ở giữa khớp cổ tay bị bào mòn dần theo thời gian dẫn đến tổn thương, làm lộ phần xương. Khi giữa khớp xương cổ tay bị mất đi phần sụn đệm sẽ dẫn đến các xương chạm vào nhau hoặc chèn ép lên dây chằng gây ra tình trạng đau nhức.
Viêm khớp cổ tay thường xuất hiện các dấu hiệu như: sưng khớp cổ tay, cứng khớp, mất sức, cầm nắm khó khăn, thường xuyên phát ra âm thanh khi cử động khớp.
Viêm khớp gối
Viêm khớp gối là hiện tượng viêm nhiễm ăn sâu vào một hoặc cả hai đầu gối, gây phá hủy sụn khớp nghiêm trọng đầu gối sưng sưng đau, đi lại vô cùng khó khăn. Lúc này, các khớp xương gối sẽ cọ xát vào nhau chặt hơn gây nên phản ứng ma sát làm cho các chức năng ở sụn khớp bị suy giảm đáng kể. Viêm khớp xảy ra phổ biến nhất ở những người trên 45 tuổi.
Biểu hiện rõ nhất của viêm khớp gối là hiện tượng đau khớp, cứng khớp, có tiếng kêu răng rắc và cảm giác mài mòn khớp khi di chuyển.
Đầu gối là một trong những vùng dễ mắc phải viêm khớp
Viêm khớp vai
Viêm khớp vai là tình trạng đau và các hạn chế vận động khớp ở vai do tổn thương tại phần mềm quanh khớp như: cơ, gân, dây chằng, bao khớp, sụn khớp và các màng hoạt dịch. Trong đó, viêm quanh khớp vai thể đông cứng là một trong những dạng viêm khớp vai phổ biến nhất, hình thành do sự dày lên và co cứng ở bao khớp vai.
Ở Việt Nam, viêm khớp vai chiếm khoảng 2% dân số và tỉ lệ 12,5% trong tổng số các bệnh nhân mắc bệnh về khớp.
Viêm khớp háng
Viêm khớp háng cũng được biết đến là một trong loại tổn thương và viêm nhiễm ở khớp phổ biến nhất. Tình trạng này là kết quả của việc khớp háng bị thoái hóa, xuất hiện đau nhức, sau đó lan xuống đùi, chân hoặc các vùng thắt lưng, hông…
Có 2 dạng viêm khớp háng thường gặp là:
- Viêm khớp háng nguyên phát: xuất hiện do tuổi tác hoặc đến thời kỳ các khớp xương háng bị lão hóa hoặc không tự sản sinh dịch khớp.
- Viêm khớp háng thứ phát: xuất hiện do chấn thương, thoái hóa khớp sau biến chứng và Viêm khớp háng ở trên nền dị dạng cũ.
Viêm khớp tay
Viêm khớp tay là là tình trạng sụn ở đầu các khớp xương ngón tay bị bào mòn hoặc thoái hóa trên bất kỳ ngón tay nào trên bàn tay. Khi bị viêm khớp ở tay, các sụn bao phủ đầu xương trở nên sần sùi, giảm chất lượng, khi chà xát với nhau sẽ dẫn đến hiện tượng ma sát làm tổn thương khớp. Điều này dẫn đến sự phát triển của các xương mới dọc theo 2 bên xương ban đầu (gai xương) tạo ra khối gồ trên khớp tay.
Viêm khớp thái dương hàm
Viêm khớp thái dương hàm là hiện tượng rối loạn khớp hàm và các cơ mặt ở xung quanh gây ra tình trạng đau nhức có chu kỳ, co thắt cơ hàm và giảm liên kết khớp nối giữa xương hàm và xương sọ, suy giảm chức năng của khớp thái dương hàm làm ảnh hưởng đến việc nhai nhuốt, sinh hoạt hàng ngày.
Viêm khớp thái dương hàm cũng là dạng viêm khớp thường gặp
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp hay còn được gọi là thấp khớp là dạng bệnh viêm khớp phổ biến và nặng nề nhất, xảy ra khi hệ miễn dịch trong cơ thể tấn công nhầm vào các mô liên kết gây viêm nhiễm. Nếu không kiểm soát bệnh tốt hoặc để tình trạng này kéo dài có thể sẽ dẫn tới thoái hóa khớp.
Nếu bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra cùng lúc ở nhiều vị trí khớp khác nhau thì sẽ gọi là đa khớp thấp. Theo chuyên gia, bệnh này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, phổ biến nhất ở độ tuổi 40-50 (trong đó nữ giới cao gấp 2-3 lần so với nam giới).
Các triệu chứng nhận biết viêm đau khớp
Biểu hiện của bệnh viêm khớp sẽ tùy thuộc vào vị trí khớp viêm cũng như các loại viêm khớp khác nhau. Trong đó, các triệu chứng cảnh báo bệnh điển hình mà bạn có thể dễ dàng nhận biết, bao gồm:
- Đau khớp khi vận động hoặc ngay cả khi bạn không vận động.
- Hạn chế tầm vận động của khớp kèm theo các cơn đau.
- Hiện tượng sưng và cứng khớp: tình trạng này thường gặp ở các bệnh lý viêm khớp cấp tính.
- Viêm tại chỗ hoặc các vùng xung quanh khớp.
- Sưng đỏ vùng da quanh khớp.
Vùng khớp có dấu hiệu sưng đỏ khi bị viêm
- Cảm giác bào mòn với tiếng kêu răng rắc khi cử động các khớp và thường gặp vào buổi sáng.
- Xuất hiện các triệu chứng khác kèm theo như: sốt, phát ban, ngứa,gây khó thở hoặc gầy sút cân…
Nguyên nhân gây viêm đau khớp
Theo các chuyên gia xương khớp, bệnh viêm khớp xảy ra có thể do một số nguyên nhân phổ biến sau đây:
- Các nguyên nhân tại khớp: Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau khớp do các lớp sụn bị bào mòn, sần sùi, thoái hóa, nhiễm khuẩn hoặc chấn thương.
- Các nguyên nhân ngoài khớp: Nguyên nhân bên ngoài thường là do sự rối loạn chuyển hóa ở acid uric trong cơ thể cùng với sự bất thường ở hệ thống miễn dịch. Từ đó, gây tổn thương cho các thành phần bên trong khớp,…
- Yếu tố tuổi tác: Theo các nhà khoa học, những người lớn tuổi có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn gấp nhiều lần so với người trẻ tuổi do quá trình thoái hóa xương khớp, suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
Viêm khớp xảy ra nhiều nhất ở những người cao tuổi
- Giới tính: Các nghiên cứu đã chỉ ra phụ nữ thường sẽ có nguy cơ mắc viêm khớp cao hơn so với nam giới, nhất là nhóm phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh do sự suy giảm hệ thống estrogen, testosterone…
- Thừa cân béo phì: Trong lượng của cơ thể quá lớn sẽ gây sức ép và áp lực lên nhiều vùng khớp trên cơ thể, điển hình như hông và gối làm tăng nguy cơ tổn thương ở khớp.
- Nhiễm trùng hoặc các chấn thương khớp: Đây là yếu tố làm tăng mức độ viêm khớp bởi các chấn thương và vi khuẩn có khả năng kích hoạt sự diễn tiến nhanh chóng của các bệnh về khớp.
- Đặc thù nghề nghiệp: Đối với những công việc thường xuyên tạo áp lực lên các khớp trong thời gian dài sẽ có khả năng bị viêm nhiễm cao hơn so với bình thường. (ví dụ: các công việc lao động nặng, diễn viên múa…)
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người từng bị bệnh viêm khớp thì nguy cơ mắc bệnh viêm khớp của các thành viên cao hơn người bình thường.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Tình trạng này xảy ra khi các hệ thống miễn dịch trong cơ thể có khả năng tự tấn công vào mô mềm trong khớp dẫn đến tình trạng các khớp sụn bị phá hủy, thậm chí cả xương.
Bệnh viêm khớp có nguy hiểm hay không?
Viêm khớp không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh này có diễn tiến nhanh chóng, phức tạp nếu không được điều trị sớm kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Khi bị tổn thương lâu ngày, phần sụn khớp sẽ bị bào mòn, làm hẹp các khe khớp khiến cho người bệnh bị suy giảm hoặc mất đi chức năng vận động thông thường như cầm nắm, đi lại…
- Hình thành nên các gai xương, gây ra biến dạng khớp.
- Teo cơ, liệt chi, thậm chí là nguy cơ bại liệt.
- Tổn thương đến các dây thần kinh và mạch máu.
- Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn máu do sức đề kháng bị suy giảm.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch gấp 5 lần so với người bình thường, do lượng tiểu huyết cầu (thành phần tham gia phản ứng đông máu) gia tăng dễ dẫn tới đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu hoặc đau tim.
- Gây khó khăn cho phụ nữ khi thụ thai với khoảng trên 25% phụ nữ mắc phải viêm khớp dạng thấp gặp khó khăn trong việc thụ thai.
- Ngoài ra, viêm khớp còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mắt, da, phổi, thận… cùng nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Theo thống kê, khoảng 35% số người bị viêm khớp mắc đồng thời các bệnh khác như: Suy tim, viêm cầu thận, nhiễm trùng máu, xơ vữa động mạch…
Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm đau khớp
Một số phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến:
- Chụp X-quang: Quan sát tình trạng bào mòn ở sụn khớp cũng như sự hình thành ở các gai xương.
- Chụp cắt lớp vi tính CT và chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này giúp quan sát được chi tiết tình trạng ở xương, kể cả các vùng xương bị che khuất, phát hiện chính xác các khu vực bị tổn thương trên khớp cùng các các mô mềm xung quanh như gân và dây chằng….
Chụp CT và MRI là 2 phương pháp chẩn đoán chính xác nhất hiện nay
- Xét nghiệm máu: Phương pháp này sẽ giúp tìm kiếm sự hiện diện của một số kháng thể như: anti-CCP, kháng thể kháng nhân (ANA), yếu tố dạng thấp (RF),…
Các cách điều trị viêm khớp phổ biến hiện nay
Việc điều trị đúng cách sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát các triệu chứng và có cơ hội khỏi bệnh rất cao. Dưới đây là một số gợi ý về cách điều trị viêm khớp được áp dụng phổ biến:
Chữa viêm khớp tại nhà bằng mẹo dân gian
Áp dụng các bài thuốc dân gian điều trị viêm khớp là phương pháp được nhiều người ưu tiên lựa chọn, trước khi tìm đến các loại thuốc đặc trị. Bởi các nguyên liệu trong dân gian thường an toàn, lành tính lại dễ kiếm, các bước thực hiện đơn giản. Dưới đây là 3 bài thuốc dân gian chữa viêm khớp được áp dụng rộng rãi:
Chữa viêm khớp bằng lá ngải cứu
- Chuẩn bị 100g lá ngải cứu tươi và 2 chén rượu trắng
- Đem lá ngải cứu đi rửa sạch và để ráo nước.
- Sau đó, lấy rượu trắng trộn với ngải cứu cho vào chảo rồi xào nóng lên.
- Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng khớp bị viêm và buộc lại bằng vải cho đến khi cảm thấy hết nóng thì tháo ra.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng lá ngải cứu kết hợp với rượu để làm thuốc xoa bóp ở bên ngoài vùng bị viêm khớp.
Chữa viêm khớp bằng ngải cứu là phương pháp được nhiều người áp dụng
Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp từ rễ cây trinh nữ
- Chuẩn bị 30g rễ cây trinh nữ và khoảng 400ml nước sạch
- Rửa sạch rễ cây trinh nữ và để ráo nước.
- Đem thái thành các lát mỏng rồi trộn đều cùng rượu, sắc cùng với 400ml nước.
- Nếu như phần dược liệu quá nhiều thì bạn hãy nấu thành cao lỏng để pha với rượu dùng dần.
Chữa bệnh viêm khớp bằng bài thuốc cây hy thiêm
- Chuẩn bị Hy thiêm 100g, Thiên niên kiện 50g cùng với đường và 1 lít rượu trắng
- Đem hy thiêm và thiên niên kiện rửa sạch, để ráo nước.
- Cho thêm rượu và đường vào để nấu cùng với hy thiêm thành cao. Ngày uống 2 lần và mỗi lần uống thì uống 1 ly nhỏ trước khi ăn.
Bài thuốc chữa viêm khớp bằng cây hy thiêm
Điều trị viêm khớp bằng thuốc Tây Y
Điều trị viêm khớp bằng thuốc tân dược là phương pháp phổ biến được nhiều người lựa chọn. Các loại thuốc Tây cho tác dụng nhanh, kìm hãm các triệu chứng đau nhức tức thì và tiện lợi khi sử dụng. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, thuốc Tây tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ và không có khả năng phục hồi sụn khớp.
Dưới đây đây là một số nhóm thuốc điều trị các bệnh viêm khớp được sử dụng phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Nhóm thuốc giảm đau
Các loại thuốc trong nhóm này có tác dụng giảm đau cho người mắc viêm khớp. Nhóm thuốc này yêu cầu dùng đúng chỉ định của bác sĩ, nếu không có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, dạ dày… Một số loại thuốc giảm đau viêm khớp tiêu biểu trong nhóm này có thể kể đến: Tramadol, Acetaminophen, Opioids hoặc Hydrocodone…
Nhóm thuốc chống viêm (không có chứa steroid)
Loại thuốc này vừa có tác dụng giảm đau lại vừa có khả năng kháng viêm, tiêu dịch mạnh mẽ. Tuy nhiên các loại thuốc này nếu dùng ở liều cao có thể sẽ gây kích ứng cho dạ dày hoặc nghiêm trọng hơn là gây đau tim hoặc đột quỵ… Một số loại thuốc không chứa steroid thường được dùng mà không cần kê đơn như: Advil, Motrin IB hoặc Naproxen natri.
Các loại thuốc Corticosteroid/ steroid/ glucocorticoid
Đây là thuốc viêm khớp được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn. Tác dụng giảm đau nhanh chóng với khả năng ức chế hệ thống miễn dịch và hoạt động với vai trò như một hóc môn giảm đau.
Sử dụng các loại thuốc này ở liều cao hoặc trong thời gian dài có thể khiến người bệnh tăng huyết áp, tăng cân, thậm chí gây bệnh đục thủy tinh thể…. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến và dùng thuốc theo liều lượng được bác sĩ chỉ định, không nên tự ý sử dụng loại thuốc này.
Thuốc Tây trị viêm đau khớp
Nhóm thuốc trị viêm khớp truyền thống
Thuốc viêm khớp truyền thống được sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, do vảy nến hoặc bệnh Lupus ban đỏ. Một số loại thuốc trị viêm khớp tiêu biểu nằm trong nhóm này là: Trexall, Methotrexate, Plaquenil hoặc Hydroxychloroquine.
Điều trị viêm khớp dứt điểm từ căn nguyên theo Y học cổ truyền
Theo YHCT, viêm khớp được xếp vào phạm trù chứng tý, xảy ra do sự tắc nghẽn kinh mạch khiến khí huyết kém lưu thông. Nguyên nhân khởi phát nên bệnh viêm khớp do sự xâm nhập của 3 thứ tà khí là Phong, Hàn, Thấp trong lúc vệ khí suy thoái, can thận hư yếu. Ngoại tà ẩn trú trong gân xương, kinh mạch làm rối loạn sự vận hành khí huyết, dẫn đến tình trạng đau nhức, sưng viêm tại các khớp xương.
Điều trị viêm khớp theo Y học cổ truyền
Theo YHCT phép trị viêm khớp cần tập trung vào khu phong, tán hàn, trừ thấp, giúp cơ thể thông kinh hoạt lạc, bồi bổ can thận và củng cố lại vệ khí. Các bài thuốc chữa viêm khớp bằng Đông y thường tác động từ căn nguyên gây bệnh, cho hiệu quả điều trị ổn định, lâu dài.
Một số bài thuốc chữa viêm khớp hiệu quả trong YHCT mà quý bệnh nhân có thể tham khảo như:
Bài thuốc số 1: Thổ phục linh 20g, ngạch mễ 20g, Hy thiêm 20g, Tỳ giải 16g, Kim ngân hoa 16g, Ý dĩ 12g, Kê huyết đằng 16g, Liên kiều 12g, Hoàng bá 12g, phòng phong 12g, Tang chi 12g, Đan sâm 12g, Tri mẫu 12g, Bạch thược 12g, Quế chi 8g. Thương truật 8g và Cam thảo 6g.
Cách thực hiện: Đem tất cả các dược liệu đã chuẩn bị sắc với nước và uống ngày 2 lần.
Bài thuốc số 2: Đương quy, Hà thủ ô, Đỗ trọng, Thục địa, Độc hoạt, Hy thiêm, Đẳng sâm, Kê huyết đằng đều 12g, Thổ phục linh, Ngưu tất, Xuyên khung 8g; Can khương 4g và Kim ngân, Quế chi 6g.
Cách thực hiện: Sắc tất cả các dược liệu đã chuẩn bị lấy nước uống, uống ngày 1 thang.
Áp dụng phương pháp mổ điều trị viêm khớp
Người bệnh viêm khớp được chỉ định phẫu thuật để điều trị trong trường hợp bệnh đã diễn biến nặng nề, việc sử dụng thuốc đã không còn hiệu quả. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: vùng khớp bị viêm, mức độ tổn thương, tuổi tác, sức khỏe hay chi phí người bệnh có thể chi trả…
Dưới đây là một số phương pháp mổ điều trị viêm khớp đang được áp dụng nhiều nhất hiện nay:
Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: Nếu bệnh nhân đã tổn thương khớp quá lâu và nặng, khó có thể phục hồi lại thì cách phẫu thuật thay khớp nhân tạo có thể sẽ được các bác sĩ chỉ định. Lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ các khớp đã hỏng, thay vào đó là khớp giả nhân tạo.
Phẫu thuật sửa trục: Áp dụng khi mức độ tổn thương của khớp không quá lớn. Bác sĩ sẽ phẫu thuật sửa trục, không cắt bỏ toàn bộ mà chỉ cắt đi một phần của khớp, bổ sung thêm một vài mảnh chêm vào khớp để khôi phục lại trục.
Phẫu thuật nội soi khớp: Được chỉ định ở các trường hợp người bệnh cần cắt các màng hoạt dịch bị viêm hay để rửa ổ khớp… Đây là phương pháp có chi phí cao.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người viêm khớp
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người bị viêm đau khớp. Một thực đơn khoa học giúp người bệnh kiểm soát cơn đau, tăng hiệu quả điều trị.
Người bị viêm khớp nên ăn gì?
Các nhóm thực phẩm người viêm đau khớp nên bổ sung gồm:
- Các loại thực phẩm có chứa nhiều axit béo omega 3 là chất chống viêm tự nhiên tốt cho bệnh viêm khớp và thường có nhiều trong: đậu nành, hạt lanh, hạt óc chó và dầu hạt cải…
- Bổ sung các loại trái cây và rau xanh chứa nhiều vitamin C & E để chống oxy hóa cho xương chắc khỏe, bảo vệ các tế bào trong khớp và làm chậm tiến trình của thoái hóa khớp đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Các thực phẩm có chứa nhiều axit folic gồm thịt gia cầm cùng các loại hạt ngũ cốc. Các chất này góp phần tham gia vào quá trình tái tạo các tế bào hồng cầu và làm giảm các triệu chứng viêm đau khớp.
- Bổ sung vitamin D cùng canxi làm nền tảng giúp xương chắc khỏe có khả năng tái tạo các tổn thương nhanh hơn.
- Uống nước nhiều nước để các sụn khớp luôn được vận hành một cách trơn tru.
Người mắc bệnh viêm khớp cần có chế độ ăn uống khoa học
Những người viêm khớp không nên ăn gì?
Một số thực phẩm khiến tình trạng viêm khớp, đau nhức xương khớp trở lên nặng hơn, người bệnh cần lưu ý trong chế độ ăn nên tránh các loại thực phẩm sau đây:
- Các loại thịt màu đỏ: Thịt bò, thịt cừu và thịt dê… sẽ làm cho hàm lượng acid uric tăng cao, là nguyên nhân chính khiến tình trạng viêm khớp tiến triển xấu hơn.
- Thực phẩm có nhiều dầu mỡ khiến cơ thể tăng cân đồng nghĩa với việc các khớp xương của bạn sẽ phải chịu thêm nhiều áp lực.
- Tránh xa các đồ ăn nhanh.
- Hạn chế việc sử dụng muối trong các bữa ăn.
- Hạn chế tiêu thụ một số loại hải sản như: tôm, cua, ốc, cá… Bởi những thực phẩm này có chứa kẽm và làm tăng nguy cơ phá hủy ở các sụn khớp
- Không nên sử dụng bột mì cùng các sản phẩm khác được chế biến từ bột mì: bánh rán, bánh mì,…
Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về căn bệnh viêm khớp. Hy vọng qua bài viết bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh này, đồng thời lựa chọn được phương pháp chữa bệnh phù hợp và hiệu quả nhất.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!