Da mặt khô ngứa mẩn đỏ do đâu? Bật mí cách chữa hiệu quả, ngăn tái phát

4.8/5 - (21 bình chọn)

Da mặt khô ngứa mẩn đỏ kèm một số tình trạng như nóng rát, ngứa, châm chích là biểu hiện của một số bệnh lý mãn tính ngoài da. Nếu người bệnh không xử lý kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng da, mụn mủ, thậm chí khiến tổn thương lan rộng xuống cổ, tay chân. 

Mặt nổi mẩn đỏ ngứa nguyên nhân do đâu?

Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt và khiến da nóng rát, bong tróc như sau: 

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]
  • Dị ứng hóa mỹ phẩm: Đây là nguyên nhân thường thấy dẫn tới kích ứng vùng da mặt. Một số sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, có những thành phần dễ gây dị ứng hoặc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với da gây nên tình trạng bít tắc lỗ chân lông dẫn tới da nổi mẩn đỏ ngứa, sưng viêm. 
  • Môi trường sống ô nhiễm: Sống trong môi trường ô nhiễm có thể khiến da bị suy giảm sức đề kháng và trở nên nhạy cảm với nhiều tác nhân gây bệnh. Các thành phần gây hại có trong không khí như hóa chất, kim loại nặng, bụi mịn,… không chỉ ảnh hưởng tới đường hô hấp còn làm lỗ chân lông bị bít tắc, khiến da mặt khô ngứa mẩn đỏ và nhanh bị lão hóa.
  • Dị ứng thời tiết: Thời tiết là một trong những yếu tố gây nhiều tác động có hại tới làn da. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, da mặt thường xuất hiện tình trạng khô, bong tróc, nổi mẩn, ngứa… Tuy nhiên, phụ thuộc vào cơ địa và độ nhạy cảm da mặt của mỗi người, mà mức độ bị ảnh hưởng bởi thời tiết là khác nhau.  
Thay đổi thời tiết đột ngột có thể dẫn tới nổi mẩn đỏ ở mặt
Thay đổi thời tiết đột ngột có thể dẫn tới nổi mẩn đỏ ở mặt
  • Không giữ vệ sinh cho da mặt: Da mặt là vị trí nhạy cảm và thường xuyên tiếp xúc với nhiều yếu tố gây hại, nên dễ bị kích ứng khi không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách. Việc không giữ vệ sinh sạch sẽ cho da mặt sẽ khiến bã nhờn, bụi bẩn và tế bào chết ứ đọng ở lỗ chân lông, làm giảm sức đề kháng của da, dẫn tới da bị kích ứng nổi mẩn đỏ ngứa. 
  • Dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm như hải sản, đậu nành, đậu phộng, sữa,… có thể gây kích ứng hệ miễn dịch và làm xuất hiện phản ứng giải phóng histamin gây dị ứng nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt, phát ban mề đay, tiêu chảy,…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc cũng có thành phần không phù hợp với cơ thể người bệnh, khiến cơ thể sản sinh ra histamin hệ H1 dẫn tới hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt, tay, chân và nặng hơn là toàn thân. 
  • Nguyên nhân khác: Da mặt khô ngứa mẩn đỏ còn có thể bị khởi phát do da mặt nhạy cảm, rối loạn nội tiết tố, da mặt nhiễm corticoid, căng thẳng kéo dài…

Nổi mẩn ngứa ở mặt cảnh báo bệnh lý gì?

Ở một số trường hợp, da mặt khô ngứa mẩn đỏ không đơn thuần là hiện tượng do dị ứng gây nên; đây còn là biểu hiện cảnh báo một số bệnh lý ngoài da. Người bệnh cần xác định rõ lý do dẫn tới tình trạng bệnh để có cách trị mẩn đỏ ngứa trên mặt phù hợp.

Da mặt bị viêm da dị ứng 

Viêm da dị ứng thường do một số sản phẩm chăm sóc sóc da, sữa tắm, chất tẩy, xà bông hoặc do tiếp xúc với các chất ô nhiễm ngoài môi trường gây nên. Bệnh lý thường gặp ở cả nam, nữ và dễ dàng nhận biết với các dấu hiệu như nổi mẩn đỏ, vết sần sùi kèm nóng rát và ngứa ngáy khó chịu. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da dị ứng đó là nổi mẩn đỏ trên da mặt
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da dị ứng đó là nổi mẩn đỏ trên da mặt

Da mặt bị viêm da tiết bã nhờn

Nguyên nhân dẫn tới da mặt bị viêm da tiết bã nhờn là do tuyến bã nhờn dưới bề mặt da hoạt động quá mức, các tế bào bị chồng chéo lên nhau gây nên hiện tượng nổi mẩn đỏ, kèm theo cảm giác nóng rát và ngứa ngáy. Biểu hiện ngứa ngáy và nóng rát ở mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng có thể gây nên căn bệnh viêm da tiết bã nhờn. 

Bị phát ban nổi mề đay

Phát ban nổi mày đay thường kèm theo triệu chứng da nổi mẩn đỏ, hồng, trắng xám trên da mặt và kèm cảm giác châm chích, ngứa ngáy. Nguyên nhân dẫn tới bị nổi mề đay có thể do dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc, vấn đề vệ sinh,… Bệnh lý này có hai dạng là mề đay cấp tính, bùng phát theo đợt rồi biến mất hoặc mề đay mạn tính, bệnh tái phát nhiều lần. 

Bị viêm da cơ địa

Bệnh lý này thuộc dạng viêm da mạn tính, thường tiến triển theo từng đợt và dễ bắt gặp ở trẻ em với triệu chứng da mặt khô ngứa mẩn đỏ, nổi mụn, đóng vảy tiết, bong tróc. 

Bị nấm da mặt

Da mặt khi bị nấm gây hại tấn công khiến nổi mẩn ngứa ở mặt kèm cảm giác ngứa, nóng rát, dễ bong tróc khi gãi. Do đó, khi bị nấm da mặt, người bệnh cần hạn chế gãi ngứa và nhanh chóng tìm biện pháp chữa trị kịp thời. 

Bị nấm gây hại tấn công có thể dẫn tới nổi mẩn ngứa
Bị nấm gây hại tấn công có thể dẫn tới nổi mẩn ngứa

Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt hiệu quả, an toàn 

Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng cũng như nguyên nhân gây bệnh. Do đó, trước khi lựa chọn biện pháp điều trị người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của người bệnh. Dưới đây là một số cách trị mẩn ngứa đỏ trên mặt mà người bệnh có thể tham khảo: 

Điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt tại nhà bằng mẹo dân gian

Mẹo dân gian chỉ sử dụng các thành phần từ tự nhiên nên rất lành tính và an toàn cho da mặt nhạy cảm. Vì vậy người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian đơn giản tại nhà để hỗ trợ điều trị da mặt khô ngứa mẩn đỏ và cải thiện tình trạng sưng ngứa, nóng rát; đồng thời cung cấp độ ẩm cho da mặt để vùng tổn thương nhanh chóng được chữa lành. 

Đắp mặt bằng dưa leo:

Dưa leo có khả năng cung cấp đổ ẩm cho da, tái tạo da, làm mềm da, xoa dịu cơn nóng rát và giảm mẩn đỏ ngứa trên da mặt hiệu quả.

  • Bạn sử dụng dưa leo tươi, rửa sạch và thái lát mỏng.
  • Đắp trực tiếp dưa chuột lên mặt.
  • Để như vậy thư giãn trong vòng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. 
  • Thực hiện 2-3 lần/ tuần.

Sử dụng lòng trắng trứng gà:

Lòng trắng trứng gà chứa nhiều khoáng chất, vitamin, protein giúp nuôi dưỡng các tế bào da khỏe mạnh, cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Cách thực hiện như sau:

  • Bạn có thể trộn 1 lòng trắng trứng gà với 1 muỗng sữa tươi,.
  • Sau đó thoa đều lên mặt khoảng 3-4 lần trong vòng 15 phút.
  • Rửa sạch mặt với nước ấm. 
Đắp mặt bằng dưa leo để cái thiện tình trạng nổi mẩn ngứa
Đắp mặt bằng dưa leo để cái thiện tình trạng nổi mẩn ngứa

Biện pháp chữa da mặt khô ngứa mẩn đỏ bằng thuốc Tây y 

Trường hợp áp dụng biện pháp điều trị tại nhà mà tình trạng bệnh không có dấu hiệu thiên giảm, người bệnh nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ dụng dùng thuốc. Một số loại thuốc Tây thường được bác sĩ chỉ định chữa mặt nổi mẩn đỏ ngứa như sau: 

  • Thuốc bôi chứa Corticoid: Loại thuốc này được chỉ định sử dụng trong trường hợp người bệnh bị dị ứng viêm sưng và nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt nghiêm trọng. Thuốc có khả năng chống dị ứng, giảm viêm, chống viêm. Tuy nhiên kem bôi chứa Corticoid có thể làm mỏng da mặt nên người bệnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn. 
  • Thuốc mỡ kháng sinh: Một số trường hợp nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt kèm mụn trứng cá, người bệnh có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh để giảm viêm, ức chế vi khuẩn P.acnes và giảm nổi mẩn đỏ ngứa, mụn trứng cá. 
  • Nhóm thuốc ức chế Calcineurin: Người bệnh có thể sử dụng thuốc ức chế Calcineurin như Pimecrolimus, Tacrolimus để điều trị mẩn ngứa ở mặt. Bởi nhóm thuốc này có khả năng tác động lên tế bào lympho T nhằm ngăn chặn quá trình giải phóng kháng nguyên, giúp giảm viêm, sưng, nổi mụn ngứa trên da mặt. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể làm tăng nguy cơ ung thư da, nên chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Thuốc kháng histamin H1: Người bệnh có thể phối hợp thuốc bôi ngoài da với thuốc kháng histamin H21 nhằm giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. 
Sử dụng thuốc bôi để giảm triệu chứng bệnh, tuy nhiên không nên lạm dụng tránh tác dụng phụ
Sử dụng thuốc bôi để giảm triệu chứng bệnh, tuy nhiên không nên lạm dụng tránh tác dụng phụ

Do da mặt rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi các thành phần thuốc. Vì vậy, trước khi sử dụng cần hỏi ý kiến bác sĩ và tuân thủ những chỉ định để đạt kết quả điều trị tốt nhất. 

Áp dụng bài thuốc Đông y chữa mẩn đỏ ở mặt 

Cơ chế hoạt động của thuốc Đông y là chú trọng vào đào thải căn nguyên gây bệnh, nhằm tiêu diệt mầm bệnh tận gốc và tránh trường hợp bệnh tái phát trở lại. Bên cạnh đó thuốc Đông y sử dụng các dược liệu quý hiếm, nhiều dưỡng chất giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng.

Nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên nên thuốc Đông y rất an toàn và phù hợp với da nhạy cảm
Nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên nên thuốc Đông y rất an toàn và phù hợp với da nhạy cảm

Dưới đây là một số bài thuốc điều trị da mặt khô ngứa mẩn đỏ mà người bệnh nên biết:

Bài thuốc 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Đương quy, cam thảo, độc hoạt, thục địa, cát cánh, trần bì, xuyên khung (mỗi vị 12gr); quế chi (8gr); bạch chỉ và tế tân (mỗi vị 10gr); thượng nhĩ và xương bồ (mỗi vị 16gr). Sau đó mang thuốc đi sắc với 500ml nước. Lưu ý đun nước cạn còn khoảng 3 bát nước và chia uống 2-3 lần/ ngày. 

Bài thuốc 2: Nguyên liệu bao gồm: Hạ khô thảo, nam hoàng bá, cát căn, rau má, bồ công anh, thổ linh, bồ công anh, thượng nhĩ (mỗi vị 16gr); chi tử, ngân hoa, hoàng cầm, liên kiều (mỗi vị 12gr). Mang thuốc đi sắc với khoảng 4 bát nước lớn và sắc cho nước cạn còn khoảng 3 bát nhỏ. Sau đó tắt bếp, để nguội bớt và chia uống trong ngày. 

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt

Để quá trình điều trị được rút ngắn và giảm nguy cơ tái phát triệu chứng bệnh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Trước khi bôi thuốc cần rửa tay sạch sẽ, nhằm tránh tình trạng vi khuẩn từ tay bám vào da mặt và khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. 
  • Khi nổi mẩn ngứa cần hạn chế hoặc tránh gãi, cào và ma sát mạnh lên vùng da tổn thương. Bởi hành động này có thể làm da bị trầy xước, viêm nhiễm nghiêm trọng. 
  • Người bệnh nên hạn chế trang điểm hoặc để lớp trang điểm quá lâu, do mỹ phẩm có thể gây kích ứng tới vùng đang tổn thương, làm bệnh lây lan nhanh chóng sang vùng da khác. 
  • Kiêng kỵ các loại thực phẩm, đồ uống dễ gây kích ứng và khiến tình trạng bệnh bùng phát như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, cafe,…
  • Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài và luôn đeo khẩu trang để tránh ánh nắng tiếp xúc trực tiếp và gây hại cho da mặt
  • Cần có biện pháp vệ sinh và chăm sóc da mặt đúng cách. Đồng thời nên thường xuyên giặt khăn mặt và gối, mền để giảm nguy cơ gây dị ứng da. 
  • Có kế hoạch sinh hoạt cụ thể, tránh ăn uống không điều độ và thức quá khuya
  • Cung cấp nhiều nước cho cơ thể nhằm thanh lọc cơ thể và giữ ẩm cho da mặt
  • Bổ sung khoáng chất, vitamin, protein cho cơ thể bằng những thực phẩm xanh sạch như rau xanh, củ quả tươi,…
  • Nên sử dụng sản phẩm chăm sóc da mặt và toàn thân có nguồn có từ thiên nhiên, có độ pH trung tính và không có hương liệu

Trên đây là những thông tin liên quan tới da mặt khô ngứa mẩn đỏ, mong rằng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn đọc tìm ra hướng giải quyết an toàn. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy nhanh chóng xử lý để tranh để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ da mặt. 

Xem thêm:

Chia sẻ

Hàng ngàn bệnh nhân đã thoát khỏi mề đay nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo kinh nghiệm khỏi bệnh qua phản hồi bệnh nhân được VTV2 phỏng vấn]

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo