Nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Đây là đáp án chính xác nhất

4.5/5 - (15 bình chọn)

Khi phải chịu đựng những cơn ngứa ngáy khó chịu do bệnh nổi mề đay mang lại, chắc hẳn bạn sẽ muốn tình trạng này kết thúc càng sớm càng tốt. Nếu bạn băn khoăn không biết nổi mề đay bao lâu thì khỏi, liệu bệnh có tự lặn hết được hay không, thì đừng bỏ lỡ câu trả lời chính xác nhất ngay tại đây.

Đi tìm câu trả lời cho thắc mắc nổi mề đay bao lâu thì khỏi
Đi tìm câu trả lời cho thắc mắc nổi mề đay bao lâu thì khỏi

Thông thường, nổi mề đay bao lâu thì khỏi?

Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất và nguyên nhân dẫn khiến bạn bị nổi mề đay mà tình trạng này sẽ nhanh hết hay lâu hết.

Mề đay cấp tính – tự khỏi sau thời gian ngắn

Những cơn mề đay cấp tính thường sẽ không kéo dài, sẽ tự hết sau khoảng vài giờ, lâu nhất là 6 giờ.

Mề đay cấp tính thường được gây ra bởi thuốc, thực phẩm, tình trạng nhiễm trùng (virus, vi khuẩn) hoặc là do côn trùng cắn. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là ăn phải các thực phẩm có chứa các chất gây dị ứng như trứng, hải sản, động vật có vỏ… Một số thuốc thông dụng như kháng sinh (đặc biệt là penicillin và sulfa), thuốc kháng viêm aspirin là nguyên nhân phổ biến thứ 2. Nhiễm cảm lạnh, cảm cúm cũng gây nổi mề đay cấp tính ở một số người.

Nếu biết rõ và tránh được tác nhân gây dị ứng thì mề đay sẽ lặn dần và khỏi rất nhanh, không cần dùng đến thuốc điều trị. Tuy nhiên, chúng cũng có thể quay lại bất chợt khiến bạn không kịp “trở tay”.

Mề đay mạn tính – kéo dài dai dẳng, khó khỏi dứt điểm

Sáu tuần là mốc thời gian để phân định mề đay cấp tính và mạn tính. Bệnh mề đay mạn tính cho đến nay vẫn là một vấn đề nan giải do “đeo bám” người bệnh rất lâu, thậm chí có người bị tới hàng năm trời không đỡ.

Mề đay cấp tính có thể xác định được rõ nguyên nhân còn mề đay mạn tính thì không. Thực tế cho thấy, có tới 90% trường hợp mề đay mạn không biết vì sao mình lại bị bệnh, ngay cả khi đi khám và làm các xét nghiệm xác định tác nhân dị ứng.

Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ được cải thiện dần theo thời gian. Nếu bệnh không tự hết hoặc gây ra phản ứng nghiêm trọng, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn sử dụng thêm các thuốc chống dị ứng, thuốc kháng viêm hoặc thuốc ức chế miễn dịch để làm giảm triệu chứng và khó chịu cho cơ thể.

Bệnh mề đay mạn tính sẽ lâu khỏi hơn
Bệnh mề đay mạn tính sẽ lâu khỏi hơn

Một số mẹo tại nhà giúp mề đay mạn nhanh hết

Rất khó để đoán chính xác tình trạng nổi mề đay của bạn sau mấy ngày hay mấy tuần sẽ hết. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động để rút ngắn thời gian bệnh “hoành hành” bằng cách áp dụng một số mẹo sau đây:

  • Tắm nước mát:

Khi bị ngứa, bạn có thể đi tắm vòi hoa sen hoặc ngâm mình trong bồn nước mát mẻ để làm dịu cơn ngứa. Bạn cũng có thể thử tắm các loại lá theo dân gian như lá khế, lá trầu không, trà xanh, kinh giới,… hoặc pha thêm vào nước tắm một chút bột nổi (baking soda), hay một chút bột yến mạch. Đây là các phương pháp làm giảm ngứa tức thì nhưng không tác động triệt để đến nguyên nhân gây bệnh.

  • Sử dụng khăn lạnh

Lấy một chiếc gạc lạnh hoặc khăn lạnh áp lên vùng da bị ngứa là một cách “cứu nguy” rất hiệu quả. Tuy nhiên, cách này không áp dụng cho người bị mề đay lạnh.

  • Bôi kem dưỡng ẩm

Cách này giúp giữ cho da không bị khô ngứa. Nên chọn kem dưỡng ẩm an toàn, không hương liệu.

Bôi kem dưỡng ẩm giúp giảm cơn ngứa do mề đay
Bôi kem dưỡng ẩm giúp giảm cơn ngứa do mề đay
  • Chọn quần áo phù hợp

Nên mặc trang phục rộng rãi làm từ chất liệu cotton mịn. Tuyệt đối tránh quần áo len, dạ vì có thể cọ xát vào da và gây kích ứng.

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Nhiệt độ cao sẽ khiến da bị đổ nhiều mồ hôi, bí bách và ngứa ngáy nhiều hơn. Đồng thời, trong ánh nắng còn có tia UV cũng là một trong những tác nhân kích hoạt nổi mề đay. Nếu phải ra ngoài trời, bạn nên mặc áo khoác, che chắn kỹ và bôi kem chống nắng.

  • Tránh căng thẳng

Tưởng không liên quan nhưng tình trạng căng thẳng cũng có thể kích hoạt dị ứng nổi mề đay. Vì vậy, hãy tập thư giãn, nghe nhạc, tập thiền và trò chuyện với người thân nhiều hơn để tránh cơn ngứa ngáy quay trở lại.

  • Tránh tác nhân dị ứng như Thuốc, phấn hoa, lông thú, côn trùng, các chất tẩy rửa, mỹ phẩm.
  • Sử dụng thuốc chống ngứa không kê đơn

Một loại thuốc kháng histamin đường uống như loratadin (Claritin), cetirizin (Dị ứng Zyrtec) hoặc diphenhydramine (Dị ứng Benadryl, những loại khác), có thể giúp giảm ngứa.

Dù là mề đay cấp tính hay mạn tính thì bạn cũng cần một thời gian để cơ thể tự điều chỉnh lại. Hãy kiên trì áp dụng những mẹo trên để cơn dị ứng nổi mề đay không còn là nỗi ám ảnh, bạn nhé.

Xem thêm:

Bệnh mề đay có lây không, làm thế nào để phòng tránh?

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo