Da nổi mẩn đỏ cảnh báo bệnh gì? Tư vấn cách trị dứt điểm

4.4/5 - (16 bình chọn)

Da nổi mẩn đỏ là bệnh lý thường gặp, đặc biệt hay khởi phát ở những người có cơ địa nhạy cảm. Hiện tượng nổi mẩn đỏ trên da và ngứa có thể cảnh báo tình trạng da bị dị ứng, viêm nhiễm hoặc một số biến chứng nguy hiểm khác. Do vậy, người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân chính xác mới có cách khắc phục phù hợp, hiệu quả. 

Da nổi mẩn đỏ cảnh báo bệnh gì? 

Biểu hiện nổi mẩn đỏ trên da và ngứa thường là bệnh lý không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và dễ điều trị. Tuy nhiên, ở một số diễn biến nặng, nổi mẩn đỏ là dấu hiệu nhận biết ban đầu của một số căn bệnh nguy hiểm bên trong cơ thể hoặc các bệnh về đường ruột, da liễu. Nổi mẩn đỏ trên da có thể là triệu chứng của các bệnh lý như sau: 

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Nổi mề đay

Da có biểu hiện nổi mẩn đỏ thành vùng, cảm giác ngứa ngáy, châm chích là dấu hiệu của bệnh mề đay. Đây là một bệnh da liễu thường gặp, người bệnh sẽ xuất hiện ban đỏ hoặc ban trắng ở một số vùng nhất định và nhanh chóng lan ra toàn bộ cơ thể nếu không chữa trị kịp thời. Ở diễn biến nặng, mề đay có thể biến chứng nguy hiểm như nghẽn thở, sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng.

Nổi mẩn đỏ ngứa có thể là dấu hiệu của nổi mề đay
Nổi mẩn đỏ ngứa có thể là dấu hiệu của nổi mề đay

Đặc trưng của nổi mề đay là gây ngứa ngáy, tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không được dùng tay gãi. Việc này có thể làm tổn thương đến da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng và một số bệnh da liễu khác. 

Viêm da cơ địa 

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính, khó chữa dứt điểm và tái phát thường xuyên. Căn bệnh này gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống và sinh hoạt. Viêm da cơ địa không phân biệt tuổi tác, có thể xuất hiện từ độ tuổi sơ sinh và đi theo người bệnh đến khi trưởng thành. 

Bệnh lý này có tính di truyền, cha mẹ có tiền sử mắc thì con cái có nguy cơ mắc cao hơn. Hoặc những người quá mẫn cảm, dễ dị ứng cũng thường bị viêm da cơ địa. Một số dấu hiệu điển hình của căn bệnh này như sau:

  • Xuất hiện nhiều cơn ngứa ngáy gây phiền toái đến người bệnh. Đặc biệt vào ban đêm, cơn ngứa sẽ khiến cho người bệnh khó ngủ, mất ngủ, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe. 
  • Da dễ trầy xước, tổn thương do người bệnh gãi để giảm cơn ngứa
  • Da bong tróc do lớp da dày sừng lên 

Viêm da tiếp xúc 

Viêm da tiếp xúc còn có tên gọi khác là viêm da dị ứng. Căn bệnh này sẽ xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại như thuốc tẩy, xà phòng, dầu rửa bát, ô nhiễm nguồn nước… Viêm da dị ứng là bệnh mãn tính, dễ tái phát nhiều lần, mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Khi mắc bệnh này, bạn sẽ nhận thấy một số dấu hiệu điển hình như sau:

  • Nổi mẩn đỏ trên da và ngứa, xuất hiện các nốt ban
  • Có thể viêm mủ, nhiễm khuẩn nếu bệnh diễn biến nặng
  • Ở vùng mắt và bẹn cũng có thể xuất hiện dịch rỉ vàng và bị tổn thương
  • Da phồng rộp, nứt nẻ

Các bệnh về gan 

Nổi mẩn đỏ da và ngứa có thể là dấu hiệu khởi phát của các bệnh liên quan đến gan. Trong cơ thể, gan giữ nhiều chức năng quan trọng, giúp đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể… Khi chức năng gan suy giảm, dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng như xơ gan, viêm gan, nhiễm độc gan,… 

Nổi mẩn đỏ có thể là dấu hiệu khởi phát của bệnh về gan
Nổi mẩn đỏ có thể là dấu hiệu khởi phát của bệnh về gan

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh về gan khác ngoài nổi mẩn đỏ và ngứa ngoài da bao gồm: da vàng, thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, chảy máu chân răng, đau nhức trước ngực, nước tiểu có màu vàng đậm…

Ung thư vú 

Phụ nữ mắc ung thư vú cũng có triệu chứng ban đầu là da nổi mẩn ngứa. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này là do tế bào ung thư phát triển thành các khối u chèn ép lên mạch máu và bạch huyết. Khi đó sẽ tạo thành chất lỏng ngay dưới da, gây kích ứng và phát ra bên ngoài thành các nốt ban đỏ. 

Bên cạnh triệu chứng nổi đỏ và ngứa, ung thư vú còn xuất hiện nhiều biểu hiện khác, cụ thể như: 

  • Da sần sùi, nhất là phần trước ngực, cảm giác ngứa nhiều
  • Ngực đau tức, có hiện tượng sưng phồng bất thường
  • Xuất hiện nhiều hạch nhỏ ở quanh vú, khi ấn vào có cảm giác đau nhói.

Bệnh suy thận 

Khi chức năng thận suy yếu, độc tố trong cơ thể sẽ tích tụ lại do thận không đào thải được ra bên ngoài. Lâu ngày, độc tố sẽ phát ra làn da với những nốt mẩn đỏ kèm cơn ngứa, châm chích có cảm giác vô cùng khó chịu. Nếu bệnh suy thận ở diễn biến nặng thì cơn ngứa ngáy sẽ nhiều và dữ dội hơn. Ngoài các vùng da mẩn đỏ, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bệnh suy thận qua một số triệu chứng khác như:

  • Huyết áp cao
  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc, rối loạn giấc ngủ
  • Tiểu nhiều lần
  • Khó thở, tức ngực, diễn biến nặng có thể gây tràn dịch màng phổi và xuất hiện các cơn đau tim

Cơ thể bị giun sán, nhiễm khuẩn 

Nhiễm khuẩn, giun sán là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Nguyên nhân chủ yếu do sử dụng nguồn nước ô nhiễm, tiếp xúc với động vật có giun sán hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Khi giun sán xâm nhập, hệ miễn dịch trong cơ thể phải hoạt động liên tục dẫn đến tình trạng kích ứng ra bên ngoài, tạo các vùng da nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy. Một số biểu hiện điển hình của cơ thể bị nhiễm khuẩn, giun sán như:

  • Thường xuyên mệt mỏi, cảm thấy kiệt sức 
  • Da khô ráp, sần sùi
  • Xuất hiện táo bón 
  • Sụt cân liên tục và đột ngột
  • Có triệu chứng sốt, viêm mũi, tức ngực,..

Chức năng tuyến giáp suy giảm 

Khi mắc bệnh về tuyến giáp, cơ thể cũng xuất hiện nổi mẩn đỏ trên da và ngứa. Nguyên nhân chủ yếu do mất cân bằng nội tiết tố từ bên trong. Có 2 loại bệnh về tuyến giáp là cường giáp và suy giáp, đều là bệnh lý nguy hiểm. Nếu xuất hiện những triệu chứng sau người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám ngay:

Chức năng tuyến giáp suy giảm có triệu chứng phát ban, nổi mẩn đỏ trên da
Chức năng tuyến giáp suy giảm có triệu chứng phát ban, nổi mẩn đỏ trên da
  • Da nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy
  • Cơ thể nhức mỏi, đau khắp toàn thân 
  • Rối loạn kinh nguyệt đối với nữ giới
  • Da khô, nhăn nheo, móng tay cứng
  • Cơ thể tiết mồ hôi liên tục, kích thích mọc tóc 

Bạch huyết

Triệu chứng thường gặp của người nhiễm bệnh bạch huyết là da mẩn đỏ và gây cảm giác ngứa. Nguyên nhân là do các bạch huyết bên trong cơ thể sưng to khiến sức đề kháng giảm. Bệnh diễn biến nặng khi các hạch huyết ngày càng sưng to hơn, nổi mẩn đỏ ngứa khắp cơ thể. Bạch huyết là khởi phát của nhiều căn bệnh nguy hiểm nên thấy xuất hiện những triệu chứng sau thì bạn nên đi khám ngay:

  • Xuất hiện u ở nách, háng hoặc cổ
  • Tức ngực, khó thở, ho, mồ hôi đổ liên tục 
  • Cơ thể thường xuyên ở trạng thái mệt mỏi, sút cân.

Các phương pháp điều trị da nổi mẩn đỏ ngứa hiệu quả nhất

Khi da bị nổi mẩn đỏ và ngứa, người bệnh nên tìm hiểu nguyên nhân để có những biện pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả, tránh biến chứng khó lường. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị phổ biến, được nhiều người ưa chuộng nhất:

Dùng thuốc Tây y chữa nổi mẩn đỏ trên da 

Thuốc Tây y đạt hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng nhưng thường gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định, kê đơn của bác sĩ. Các loại thuốc Tây y có tác dụng chữa nổi mẩn đỏ bao gồm:

  • Kem Hydrocortisone 1%: Thuốc có công dụng giảm ngứa nhanh, tuy nhiên chỉ có hiệu quả khi bệnh lý ở mức độ nhẹ 
  • Thuốc kháng Histamin: Thuốc được sử dụng bôi ngoài da, giúp giảm viêm sưng, giảm ngứa hiệu quả 
  • Thuốc có thành phần Corticoid: Thuốc này có tác dụng giảm cơn ngứa, hỗ trợ điều trị tổn thương da. 
  • Thuốc Corticoid dạng uống: Thành phần trong thuốc có công dụng chống viêm, tiêu sưng mạnh. Người bệnh chỉ được dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
  • Thuốc kháng nấm: Phổ biến là Clotrimazole, Terbinafine hoặc Miconazole,…có công dụng điều trị hiệu quả các bệnh lý về nấm

Lưu ý là người bệnh chỉ sử dụng thuốc Tây y để trị da nổi đỏ ngứa khi có chỉ định, kê đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tùy tiện thay đổi liều lượng thuốc. 

Áp dụng các biện pháp dân gian 

Để việc điều trị nổi mẩn đỏ ngứa nhanh chóng và hiệu quả hơn, người bệnh có thể thực hiện các phương pháp dân gian kết hợp với thuốc Tây y. Các biện pháp dân gian sử dụng nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên rất lành tính và an toàn. Bạn có thể tham khảo một số cách đơn giản và dễ thực hiện dưới đây:

Điều trị nổi mẩn đỏ bằng phương pháp dân gian an toàn và lành tính
Điều trị nổi mẩn đỏ bằng phương pháp dân gian an toàn và lành tính
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh sẽ giúp giảm cơn ngứa tức thì, làm dịu nhẹ làn da bị tổn thương nhanh chóng. Nhiệt độ lạnh giúp mạch co lại, tê liệt dây thần kinh, đẩy lùi cơn ngứa và tiêu sưng rất hiệu quả. 
  • Tắm bằng bột yến mạch: Bột yến mạch là một loại dược liệu an toàn và lành tính, có công dụng giảm kích ứng da, chống viêm và tiêu sưng. Ngoài công dụng này, tắm bột yến mạch còn giúp tẩy da chết, làm sạch và cấp ẩm cho da. 
  • Dùng gel nha đam: Gel nha đam là một loại mỹ phẩm quen thuộc, được chiết xuất từ nha đam nên rất lành tính. Loại gel này giúp dưỡng ẩm cho da và đẩy lùi cơn ngứa ngay khi thoa. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da nhạy cảm thì không nên sử dụng gel nha đam vì có thể gây kích ứng và làm bệnh diễn biến phức tạp hơn. 

Sử dụng các bài thuốc Đông y 

Dùng thuốc Đông y để chữa da bị nổi mẩn đỏ là phương pháp được nhiều người ưa chuộng hiện nay bởi an toàn và không gây tác dụng phụ. Các bài thuốc Đông y được bào chế từ 100% dược liệu thiên nhiên nên rất lành tính và không ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Theo quan niệm y học cổ truyền, biểu hiện nổi mẩn đỏ và gây ngứa chủ yếu thuộc ma chẩn và phong chẩn khối. Nguyên nhân là do chức năng thải độc của gan và thận suy giảm nên cơ thể dễ gặp phong nhiệt và phong hàn. Độc tố không được thải ra bên ngoài tích tụ dưới da sẽ gây ngứa, nổi mẩn. Để điều trị dứt điểm tình trạng này, liệu pháp Đông y tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh, có thể điều trị tận gốc, tránh bệnh tái phát trở lại.

Chữa nổi mẩn đỏ bằng Đông y an toàn và không gây tác dụng phụ
Chữa nổi mẩn đỏ bằng Đông y an toàn và không gây tác dụng phụ

Một số bài thuốc chữa nổi mẩn đỏ ngứa an toàn và hiệu quả như sau:

Bài thuốc 1: Tổng hợp các dược liệu sau sắc thành thuốc uống, mỗi ngày 1 thang:

  • Cỏ mần trầu, kim ngân hoa, tang diệp: mỗi dược liệu 20g
  • Sài hồ, bạch thược, cam thảo, hoàng cầm: mỗi dược liệu 12g
  • Quả ké đầu ngựa, tang ký sinh, xương bồ: mỗi loại 16g

Bài thuốc 2: Tổng hợp các dược liệu sau sắc thành thuốc uống, mỗi ngày 1 thang:

  • Thổ linh, kinh giới, hoàng bá, cát căn, thương nhĩ tử, rau máu, bồ công anh, hạ khô thảo: mỗi dược liệu 16g
  • Liên kiều, kim ngân hoa, hoàng cầm, chi tử: mỗi dược liệu 12g

Lưu ý khi điều trị da nổi mẩn đỏ ngứa và cách phòng ngừa tại nhà 

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp Tây y, dân gian hay Đông y để điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc da tại nhà. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình điều trị và cách phòng ngừa bệnh tái phát trở lại:

  • Da nổi mẩn đỏ sẽ gây ngứa nhưng người bệnh tuyệt đối không dùng tay để gãi. Điều này sẽ khiến da bị tổn thương và triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng. Trầy xước da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng, bội nhiễm. 
  • Tắm rửa thường xuyên, giữ vệ sinh da sạch sẽ. Người bệnh lưu ý lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, nên sử dụng các loại có thành phần từ thiên nhiên. Đối với da nhạy cảm, tuyệt đối tránh xa các sản phẩm có tính tẩy rửa cao và nhiều hóa chất dễ gây kích ứng. 
  • Lựa chọn trang phục rộng thoáng, chất liệu thấm mồ hôi như lụa, cotton.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái và tích cực, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. 
  • Nếu bệnh kéo dài và có diễn biến nặng, người bệnh phải nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và nhận phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng da như đậu phộng, tôm, cua, cá,…
  • Tăng cường ăn hoa quả và rau xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cấp ẩm cho da và đào thải độc tố trong cơ thể.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc Tây nếu không có chỉ định của bác sĩ vì có thể phát sinh nhiều tác dụng phụ.

Trên đây là một số bệnh lý phổ biến khi da xuất hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ và ngứa. Người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả. 

Thông tin hữu ích:

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo