Cách hỗ trợ điều trị khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt [Cha mẹ cần nhớ]

4.4/5 - (18 bình chọn)

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt. Thông thường, đây là những triệu chứng lành tính, có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, cha mẹ không nên xem nhẹ vì em bé nổi mẩn đỏ trên mặt có thể tiềm ẩn một số bệnh nguy hiểm như mề đay, chàm, da nhiễm nấm… Hãy cùng theo dõi bài viết để có được giải pháp tốt nhất cho bé khi bị nổi mẩn đỏ.

Tại sao trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt?

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu, dễ bị dị ứng với các yếu tố dị nguyên bên ngoài môi trường dẫn đến nổi mẩn đỏ ở mặt và một số vị trí khác trên cơ thể. Gặp những triệu chứng này, cha mẹ không nên quá lo lắng, cần quan sát và theo dõi để tìm ra nguyên nhân. Một số bệnh lý phổ biến khiến bé nổi mẩn đỏ ở mặt bao gồm:

Bé nổi mẩn đỏ ở mặt do mụn sữa 

Theo một số nghiên cứu cho rằng, có đến 40-50% trẻ em sau khi sinh bị nổi mụn sữa trên mặt, đó là những nốt đỏ li ti. Các nốt mụn phân bố đều ở hai bên má, tập trung chủ yếu ở vùng mũi hoặc mắt. Bên cạnh đó, một số trẻ xuất hiện mụn sữa ở một số vị trí khác trên cơ thể như chân, tay, lưng, bụng…

Trẻ sơ sinh bị mụn sữa là triệu chứng thường gặp và lành tính
Trẻ sơ sinh bị mụn sữa là triệu chứng thường gặp và lành tính

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trẻ chưa kịp thích nghi với việc thay đổi môi trường sống và các tuyến bã nhờn trên da của trẻ cũng đang trong quá trình học cách bài tiết. Mụn sữa là triệu chứng lành tính, có thể tự biến mất trong vòng vài tuần đến 3 tháng mà không cần phải điều trị. 

Nổi mẩn đỏ ở mặt trẻ sơ sinh do bệnh chàm 

Bệnh chàm (tên gọi khác là Eczema) là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở trẻ sau khi sinh được khoảng 2 tháng trở lên. Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của tình trạng này. Tuy nhiên, chứng Eczema thường xuất hiện khi cha mẹ trẻ có tiền sử rối loạn dị ứng, mề đay, hen suyễn…

Khi mắc bệnh chàm, biểu hiện ban đầu là trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, sau đó sẽ lan rộng ra nhiều vị trí trên cơ thể. Những triệu chứng này khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, ở một số trẻ da khô sẽ bị đóng vảy cứng. Nếu cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ, chàm có thể bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn rất nguy hiểm. 

Trẻ sơ sinh bị nhiễm nấm Candida

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ nhiễm nấm Candida nhất do sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể yếu. Triệu chứng của bệnh lý này là trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt, xung quanh rìa bị đóng vảy khô. Ngoài ra, một số vị trí khác cũng xuất hiện nhiều như má, vòng họng, bẹn, đùi, nướu…

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm nấm Candida
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm nấm Candida

Nấm Candida là một trong những nguyên nhân chính khiến bé bị tưa lưỡi, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Khi cho trẻ ăn mà không vệ sinh sạch sẽ khoang miệng hoặc trẻ không được thay tã thường xuyên, tạo môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để loại nấm này phát triển nhanh chóng. 

Rôm sảy khiến bé 1 tháng tuổi bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Chứng rôm sảy thường xuất hiện chủ yếu vào mùa hè do tuyến mồ hôi của trẻ hoạt động liên tục bị tắc nghẽn. Lúc này, trẻ sẽ nổi mẩn đỏ thành mảng ở nhiều vùng trên cơ thể như mặt, lưng, bụng, chân tay… Khi diễn biến nặng hơn, các nốt mụn đỏ có thể xuất hiện mủ vàng hoặc trắng, có thêm những mụn nước nhỏ đan xen nhau. 

Rôm sảy là bệnh lý phổ biến, không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng khiến trẻ ngứa ngáy, châm chích. Nếu trẻ gãi sẽ khiến da bị tổn thương, dễ nhiễm trùng hoặc bội nhiễm nguy hiểm. Cha mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé để nhanh chóng cải thiện tình trạng này. 

Em bé nổi mẩn đỏ trên mặt do nhiễm trùng da 

Trẻ sơ sinh sẽ bị nhiễm trùng da khi virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng… xâm nhập vào cơ thể. Khi đó, bé xuất hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ, mụn nước, mụn mủ… trên mặt và nhiều vị trí khác. Ở diễn biến nặng, trẻ có thêm những biểu hiện khác như biếng ăn, nổi hạch, mệt mỏi, sốt…

Khi bị virus, vi khuẩn tấn công, trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng da
Khi bị virus, vi khuẩn tấn công, trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng da

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng da là do cha mẹ vệ sinh da chưa đúng cách, thời tiết oi bức làm tuyến mồ hôi hoạt động liên tục gây bít tắc lỗ chân lông, sức đề kháng của trẻ yếu…

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt do thay đổi thời tiết 

Khi thời tiết đột ngột chuyển nóng hoặc chuyển lạnh, cơ thể trẻ sơ sinh chưa kịp thích nghi rất dễ bị nổi mẩn đỏ. Ở nguyên nhân này, nổi mẩn đỏ không gây nguy hiểm, có thể tự biến mất mà không cần phải tác động điều trị. Khi da bị tổn thương, vi khuẩn rất dễ xâm nhập và gây bệnh, do đó cha mẹ phải lưu ý vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. 

Bé nổi mẩn đỏ ở mặt do mề đay

Mề đay cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này như di truyền từ cha mẹ, do thời tiết giao mùa thay đổi đột ngột, trẻ tiếp xúc với các yếu tố dễ gây kích ứng da như phấn hoa, lông chó mèo, côn trùng…

Mề đay cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt
Mề đay cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Tình trạng này ở diễn biến bình thường không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhanh chóng và kịp thời có thể gây ra biến chứng khác như sốc phản vệ, nghẽn thở… Bệnh lý này không thể tự khỏi nên cha mẹ cần lựa chọn một số biện pháp điều trị phù hợp và an toàn. 

Em bé nổi mẩn đỏ ở mặt do côn trùng đốt

Làn da của trẻ nhạy cảm, khi bị các loại côn trùng như ong, muỗi, kiến, bọ cạp… đốt sẽ gây nổi mẩn đỏ ở nhiều vị trí trên cơ thể như mặt, chân, tay… Ở một số trường hợp, đầu mụn có thể xuất hiện chất lỏng. Cha mẹ cần thay quần áo cho trẻ, sát khuẩn vùng da bị côn trùng đốt để tránh nhiễm trùng và tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập.

Cách điều trị trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt 

Nếu trẻ bị mắc một số bệnh lý thông thường như rôm sảy, mụn sữa, chàm… thì cơ thể có thể tự hồi phục mà không cần phải chữa trị. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện của nổi mề đay, dị ứng thì cha mẹ cần áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh kéo dài gây biến chứng khác. 

Chữa nổi mẩn đỏ ở mặt trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian

Điều trị bé nổi mẩn đỏ ở mặt bằng các mẹo dân gian rất được ưa chuộng vì lành tính và không gây tác dụng phụ. Một số mẹo mà cha mẹ có thể áp dụng bao gồm:

Sử dụng lá khế:

  • Cha mẹ chuẩn bị một lượng lá khế tươi vừa đủ (khoảng 1 nắm tay), không sâu bệnh và rửa sạch.
  • Cho lá khế vào nồi đun cùng khoảng 2 lít nước, đun sôi để nhỏ lửa khoảng 10 phút để tinh chất trong lá khế phai hết ra nước.
  • Khi tắm cho bé pha thêm chút muối loãng, lưu ý không tắm cho trẻ nước quá nóng để tránh tình trạng tổn thương da nghiêm trọng hơn. 

Dùng nha đam:

  • Cha mẹ chuẩn bị một lá nha đam tươi, bỏ phần vỏ bên ngoài chỉ lấy phần ruột.
  • Thoa trực tiếp ruột nha đam lên vùng da bệnh có thể ức chế cơn ngứa nhanh chóng và có tác dụng tiêu nốt đỏ, cấp ẩm cho da bé.

Chườm lạnh:

Đây là biện pháp nhanh chóng và dễ thực hiện, ức chế nhanh cơn ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý không chườm lạnh lâu, có thể gây ra cảm lạnh cho trẻ. 

Chữa nổi mẩn đỏ ở mặt trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian được nhiều cha mẹ tin dùng
Chữa nổi mẩn đỏ ở mặt trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian được nhiều cha mẹ tin dùng

Ngoài một số mẹo trên, bạn có thể sử dụng một số loại lá khác để đun nước tắm cho trẻ như sài đất, trầu không, đơn đỏ, tía tô, rau máu… Mẹo dân gian chỉ có công dụng khi bệnh nhẹ, mới khởi phát, nếu trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Điều trị trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt bằng thuốc Tây y

Sau khi sử dụng các biện pháp dân gian mà hiệu quả chữa trị chậm, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng một số loại thuốc Tây y dành cho trẻ sơ sinh như sau:

  • Thuốc Eosine 2%: Đây là loại thuốc có công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Thuốc được bào chế từ các thành phần được phép sử dụng cho trẻ sơ sinh.
  • Thuốc kháng sinh Bactroban: Thuốc có chứa hoạt chất Mupirocin có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng ngoài da, đặc trị các bệnh như viêm nang lông, chốc lở và mụn nhọt.
  • Kem bôi ngoài da AtoPalm: Thuốc có thành phần chuyên đặc trị một số bệnh về da như viêm da cơ địa, chàm. Ngoài ra, AtoPalm còn có công dụng cấp ẩm cho da, hỗ trợ giảm tổn thương trên da. 
Dùng thuốc Tây y để chữa trị phải có chỉ định, kê đơn của bác sĩ
Dùng thuốc Tây y để chữa trị phải có chỉ định, kê đơn của bác sĩ

Một số lưu ý khi chăm sóc em bé nổi mẩn đỏ trên mặt

Ngoài điều trị bằng các phương pháp nêu trên, cha mẹ cũng cần chú ý trong quá trình chăm sóc trẻ bị nổi mẩn đỏ để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. Một số lưu ý cần tuyệt đối tuân thủ như sau:

  • Trẻ bị nổi mẩn đỏ khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên bên ngoài thì tuyệt đối cho trẻ tránh xa với các yếu tố đó.
  • Mẹ hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như trứng, hải sản, thịt bò, đậu phộng…
  • Mẹ tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ thông qua sữa mẹ.
  • Vệ sinh da bé thường xuyên và đúng cách, sử dụng khăn sạch riêng, mềm để không chà sát mạnh vào da.
  • Lựa chọn cho trẻ các loại sữa tắm phù hợp, không chứa các thành phần gây kích ứng da.
  • Cho trẻ uống đủ nước hàng ngày để tăng độ ẩm cho da.
  • Tuyệt đối không để trẻ cào gãi vào vết thương, tránh tổn thương da nghiêm trọng dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

Trên đây là một số nguyên nhân và phương pháp điều trị khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt. Tốt nhất cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám, tìm nguyên nhân chính xác để điều trị kịp thời và dứt điểm, tránh những biến chứng không tốt, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ. 

Xem thêm:

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo