Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân và những điều mẹ cần biết
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay kèm châm chích nhẹ, ngứa ngáy và nóng rát là biểu hiện của bệnh da liễu hoặc bệnh truyền nhiễm. Nếu triệu chứng không được chữa kịp thời hoặc kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng bội nhiễm, phù mạch,… Vì vậy, cha mẹ cần xác định rõ nguyên nhân và điều trị bệnh đúng cách.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay nguyên nhân do đâu?
Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở tay, chân thường khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bậc phụ huynh cần nắm rõ những nguyên nhân và triệu chứng bệnh để có biện pháp xử lý phù hợp và nhanh nhất. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay mà cha mẹ cần biết:
- Sức đề kháng yếu: Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng rất yếu dẫn tới cơ thể không thể chống lại được các tác nhân gây hại như nấm, vi khuẩn, vi rút…
- Bị dị ứng: Da trẻ còn non và mỏng nên dễ bị kích ứng nổi mẩn đỏ do tiếp xúc với tác nhân gây hại như hóa chất, mỹ phẩm, phấn hoa, lông thú, môi trường bụi bẩn…
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc từ nóng sang lạnh khiến cơ thể trẻ sơ sinh không kịp thích ứng, dẫn tới cơ thể sản sinh histamin gây nổi mẩn đỏ ở tay, chân.
- Côn trùng cắn: Kiến cắn, muỗi đốt cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ mà cha mẹ cần chú ý.
- Vệ sinh: Cha mẹ không thường xuyên vệ sinh cho trẻ hoặc sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn; do đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào da và gây bệnh.
- Mẹ dùng thực phẩm gây kích ứng: Mẹ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, đậu, thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng… có thể dẫn tới tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh. Bởi trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn bú sữa mẹ.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay cảnh báo bệnh lý gì?
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay là hiện tượng thường gặp do sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Các nốt mẩn đỏ có thể tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không cần sự can thiệp của y tế. Tuy nhiên, ở những trường hợp tình trạng bệnh kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay, bởi có thể trẻ sơ sinh bị mắc một số bệnh lý về da hoặc bệnh truyền nhiễm.
Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban
Sốt phát ban do vi rút herpes 6 hoặc 7 gây ra, bệnh có thể lây nhiễm qua tiếp xúc cơ thể với người bệnh hoặc mầm bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 6 – 36 tháng tuổi với các biểu hiện bao gồm: ho, sổ mũi, viêm họng, sốt cao. Sau khi cơn sốt chấm dứt, da xung quanh tay chân xuất hiện các nốt mẩn đỏ li ti
Trẻ sơ sinh bị mề đay mẩn ngứa
Trẻ từ 6 tháng tới 2 tuổi là đối tượng rất dễ bị nổi mề đay mẩn ngứa, do sức đề kháng còn yếu. Triệu chứng của bệnh bao gồm: nổi mẩn đỏ ở tay chân hoặc khắp cơ thể, bệnh kèm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát khó chịu. Mề đay mẩn ngứa thường khởi phát khi da trẻ tiếp xúc với hóa chất, hóa mỹ phẩm, mủ thực vật,…
Trẻ sơ sinh bị tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra và lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với trẻ nhiễm bệnh hoặc nguồn bệnh. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm xuân hè, từ tháng 3 tới tháng 7 và có tốc độ lây lan nhanh chóng. Bệnh tay chân miệng có triệu chứng viêm họng, sốt cao, nổi mẩn đỏ ở chân, tay, lưỡi trẻ bị phồng rộp…
Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý về da liễu, bệnh phát triển theo từng giai đoạn và tính phát thường xuyên. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm da cơ địa do la da còn rất mỏng, dễ bị kích ứng bởi các dị nguyên như hóa chất, lông thú, phấn hoa, bụi bẩn… Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa thường có triệu chứng như nổi mẩn đỏ hình tròn ở tay, chân hoặc vùng da khác, da trẻ khô ráp, có vảy bong tróc và kèm ngứa ngáy.
Trẻ sơ sinh bị sởi
Trẻ sơ sinh bị sởi thường có triệu chứng sốt cao, sổ mũi, ho, mắt sưng đỏ. Sau 2-3 ngày trẻ bắt đầu xuất hiện các nốt mẩn đỏ từ chân tóc rồi lan nhanh tới tay và chân. Đặc biệt bệnh sởi kèm những cơn ngứa rất khó chịu và khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn. Cha mẹ cần lưu ý, bệnh sởi ở trẻ sơ sinh thường diễn biến nhanh và phức tạp hơn người lớn nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa là một dạng tổn thương da mãn tính và rất dễ tái phát. Triệu chứng dễ nhận thấy khi trẻ sơ sinh bị bệnh tổ đỉa là xuất hiện nốt mẩn đỏ chứa nước, lớp vỏ cứng và khó vỡ, mọc khu trú ở bàn tay và chân. Bệnh thường kèm châm chích, sưng nóng và ngứa ngáy khó chịu ở vùng da tổn thương.
Trẻ sơ sinh bị bệnh Kawasaki
Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ sơ sinh rất dễ bị bệnh Kawasaki do hệ miễn dịch còn yếu. Khi bị bệnh Kawasaki thường có triệu chứng như sốt cao kéo dài, nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay, chân và màu da bị thay đổi. Đặc biệt, những vùng da bị tổn thương có dấu hiệu bị phù nề, đau nhói; nghiêm trọng hơn sẽ bị nổi hạch bạch huyết ở vùng cổ, góc hàm.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay thông thường và không kèm theo dấu hiệu bất thường thì đây là tình trạng nổi mẩn lành tính và không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu trẻ hay quấy khóc, lười ăn, mệt mỏi thì có thể các nốt mẩn đỏ đang khởi phát âm ỉ dưới da và gây tình trạng nóng rát hoặc ngứa ngáy trên bề mặt da bé. Cha mẹ cần thường xuyên quan sát và chăm sóc đúng cách để tránh gây ra các biến chứng như bội nhiễm, viêm loét, hoại tử da, để lại sẹo thâm trên da,…
Trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay xuất hiện tình trạng các nốt mẩn đỏ lan nhanh ra toàn thân và kèm sốt cao kéo dài, ho, viêm họng, tiêu chảy, biếng ăn, quấy khóc,… thì có thể bé bị mắc bệnh lý ngoài da hoặc bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Khi nhận thấy những dấu hiệu trên, cha mẹ không được chủ quan, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cha mẹ cần lưu ý, tránh để bệnh tình kéo dài, bởi bệnh có thể trở thành mãn tính và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Biện pháp điều trị khi trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở tay chân
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng nổi mẩn ở tay chân trẻ sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số cách trị nổi mẩn đỏ ngứa phổ biến mà cha mẹ có thể tham khảo.
Phương pháp dân gian điều trị mẩn đỏ ở chân
Khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay mà không kèm theo triệu chứng khác thường hoặc nghiêm trọng, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng một số phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian. Các bài thuốc dân gian sử dụng các loại lá từ thiên nhiên rất an toàn và lành tính nên phù hợp với da trẻ sơ sinh.
- Bôi nước lá kinh giới: Lá kinh giới có vị cay, tính ấm và có tác dụng trừ độc, tiêu viêm, cầm máu và giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa rất hiệu quả. Cha mẹ có thể giã nát lá kinh giới sau khi rửa sạch, rồi vắt lấy nước cốt bôi lên vùng da tổn thương của bé để giảm tình trạng nổi mẩn.
- Tắm nước lá dâu tằm: Lá dâu tằm có khả năng giảm cơn ngứa, cải thiện tình trạng sưng viêm… nên được sử dụng chữa các bệnh lý về da. Do đó, cha mẹ có thể chuẩn bị 1 nắm lá dâu tằm tươi, rửa sạch và đun sôi cùng 2-3 lít nước. Sau đó pha thêm nước lạnh để vừa ấm rồi tắm cho trẻ hàng ngày.
- Tắm nước lá khế: Lá khế hơi chát, có tính bình và có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, lợi tiểu. Vì vậy, cha mẹ có thể dùng lá khế nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh để giảm tình trạng nổi mẩn ngứa và viêm sưng ở vùng da tổn thương.
Sử dụng thuốc Tây y giảm nổi mẩn đỏ
Thuốc Tây y có khả năng cải thiện tình trạng nổi mẩn và ngứa nhanh chóng, do đó cha mẹ có thể tham khảo một số loại thuốc sau để điều trị nổi mẩn đỏ ở chân tay cho trẻ:
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được bào chế ở dạng viên hoặc thuốc bôi ngoài da. Loại thuốc này được chỉ định sử dụng khi da bé có dấu hiệu viêm nhiễm, mụn mủ.
- Nhóm thuốc kháng histamin H1: Cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc có thành phần kháng histamin để điều trị các triệu chứng nổi mẩn đỏ kèm ngứa ngáy.
- Kem dưỡng da: Các loại kem dưỡng ẩm có khả năng làm mềm da, bảo vệ da và xoa dịu cơn ngứa. Vì vậy các bậc phụ huynh có thể sử dụng để giảm cơn ngứa và bảo vệ làn da cho bé.
- Dung dịch sát trung: Cha mẹ có thể sử dụng một số dung dịch sát trùng kháng khuẩn Povidon, menthol và phenol loại 0,5% để giảm ngứa cho trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay
Tuy nhiên, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân theo chỉ định trước khi dùng thuốc Tây y chữa bệnh cho trẻ sơ sinh. Bởi thuốc Tây y có những thành phần không phù hợp với trẻ dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt trẻ sơ sinh, từ đó dẫn tới những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Sử dụng bài thuốc Đông y điều trị nổi mẩn đỏ ở chân tay
Các bài thuốc Đông y trị nổi mẩn đỏ ở tay chân trẻ sơ sinh là một trong những cách điều trị được nhiều cha mẹ tin dùng, bởi sự an toàn và lành tính của biện pháp này.
Theo Y dược học cổ truyền, tình trạng nổi mẩn đỏ ở tay chân trẻ sơ sinh do sự xâm nhập phong hàn, phong nhiệt từ bên ngoài vào bên trong cơ thể. Và kết hợp cùng thể trạng yếu của trẻ sơ sinh dẫn tới tình trạng nổi mẩn đỏ trên da ở tay chân hoặc toàn thần.
Nguyên tắc điều trị bệnh của Đông y là tập trung điều trị bệnh từ căn nguyên, hỗ trợ hoạt động của gan, thận để cơ thể dễ dàng đào thải độc tố ra ngoài và đẩy mạnh lưu thông khí huyết. Từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và đẩy lùi triệu chứng nổi mẩn, phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê bài thuốc cũng như liều lượng phù hợp. Một số vị thuốc thường được sử dụng điều trị nổi mẩn đỏ ở trẻ nhỏ cha mẹ có thể tham khảo như: kinh giới, quế, kim quy, bạch hoạch, phòng phong, cam thảo… Do điều trị bệnh từ bên trong nên hiệu quả của thuốc Đông y thường chậm, vì vậy cha mẹ cần kiên trì cho bé sử dụng và tuân thủ những chỉ định từ bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.
Chăm sóc và phòng ngừa nổi mẩn đỏ ở chân tay trẻ sơ sinh
Do trẻ sơ sinh có sức đề kháng chưa hoàn thiện, nên cha mẹ cần chú ý kết hợp giữa điều trị và phòng ngừa bệnh quay trở lại. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh mà cha mẹ cần biết:
- Thường xuyên tắm rửa và giữ vệ sinh cơ thể cho bé để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, lây lan hoặc tái phát bệnh;
- Cắt móng tay, móng chân cho trẻ sơ sinh để tránh tình trạng bé gãi, cào xước làm tổn thương da và gây lây lan sang vùng da khác;
- Nơi sinh sống của trẻ cần được giữ gìn sạch sẽ và thoáng mát, tránh kích ứng da trẻ;
- Không để trẻ sơ sinh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như lông động vật, phấn hoa, hóa mỹ phẩm, hóa chất, bụi bẩn…
- Cho trẻ mặc trang phục và đi giày rộng rãi, thoáng, dễ thấm hút mồ hôi;
- Mẹ đang trong thời kỳ cho con bú không nên ăn những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất đạm,..
- Mẹ cho con bú cần kiêng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… bởi sẽ tác động không tốt tới sức khỏe trẻ sơ sinh
- Mẹ cần cung cấp đùng đủ dưỡng chất bằng các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, protein như rau tươi, củ quả…
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bé bị mắc một số bệnh lý về da liễu hoặc bệnh truyền nhiễm, do đó cha mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi thường xuyên. Để điều trị kịp thời và tránh những biến chứng có thể xảy ra, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị.
Xem thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!