Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng – Hiểu đúng bệnh, trị đúng cách

4.7/5 - (33 bình chọn)

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng kèm cảm giác châm chích, ngứa ngáy là dấu hiệu cảnh báo có thể trẻ bị mắc một số bệnh lý về da. Cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng và chữa trị kịp thời, tránh đề tình trạng bệnh kéo dài bởi có thể dẫn tới những biến chứng khó lường như phù mạch, nhiễm trùng da,…

Nguyên nhân khiến bé sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng không phải là hiện tượng khá phổ biến. Đây là dạng tổn thương da kèm theo tình trạng ngứa ngáy, đau rát khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, hay quấy khóc và lười ăn. Nguyên nhân dẫn tới triệu chứng nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng trẻ sơ sinh xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể: 

Trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu

Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ từ 6 – 36 tháng tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dẫn tới tình trạng sức đề kháng yếu, khó chống chọi lại với các tác nhân gây hại như vi rút, vi khuẩn. Bên cạnh đó, da của bé cũng rất nhạy cảm trước những tác động từ môi trường như nguồn nước, thời tiết, khói bụi,… Do đó, khi bị các tác nhân gây hại xâm nhập, sẽ khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên da ở lưng, bụng hoặc toàn bộ cơ thể. 

Sức đề kháng yếu khiến bé dễ bị nổi mẩn đỏ ở lưng
Sức đề kháng yếu khiến bé dễ bị nổi mẩn đỏ ở lưng

Trẻ sơ sinh bị dị ứng

Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở lưng và bụng có thể do cơ thể bị dị ứng bởi các tác nhân gây hại như bụi vải, phấn hoa, sữa tắm, thuốc, lông thú,…Các tác nhân này khi tiếp xúc trực tiếp với cơ thể bé sẽ gây kích ứng, dẫn tới cơ thể có những thay đổi đột ngột dẫn tới nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng và thậm chí khắp người. Tình trạng nổi mẩn thường kèm theo những cơn ngứa khiến bé khó chịu và quấy khóc.

Do thay đổi thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột cũng chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt, hiện tượng này khởi phát mạnh vào những ngày nắng nóng, khi tuyến mồ hôi của bé bị ứ đọng trên lớp biểu bì da từ đó hình thành nên các nốt mẩn đỏ, kèm cảm giác ngứa, châm chích nhẹ. 

Thay đổi thời tiết dẫn tới trẻ bị nổi mẩn khắp lưng
Thay đổi thời tiết dẫn tới trẻ bị nổi mẩn khắp lưng

Cơ thể bé không được vệ sinh thường xuyên

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn rất yếu, nên dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn dẫn tới nổi mẩn đỏ khắp người. Đặc biệt, nếu cha mẹ không thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cho bé hay môi trường sống không đảm bảo sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho bé. 

Côn trùng cắn

Côn trùng cắn là một trong những nguyên nhân khiến em bé nổi mẩn đỏ. Do da của trẻ mỏng và rất nhạy cảm, nên khi bị côn trùng cắn, các chất độc hoặc virus có thể gây kích ứng da. 

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy

Rôm sảy là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh, đặc biệt vào những ngày hè khi thời tiết oi nóng, mồ hôi của bé tiết ra bị ứ đọng không thoát được ra ngoài. Khi đó các nốt đỏ li ti sẽ xuất hiện trên da bé và kèm cảm giác ngứa ngáy. Mới đầu, các nốt mẩn đỏ chỉ khởi phát ở diện tích nhỏ và sau đó lan rộng sang các vùng da khác. 

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng là dấu hiệu bé bị rôm sảy
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng là dấu hiệu bé bị rôm sảy

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ lưng do sốt phát ban 

Sốt phát ban thường kèm theo triệu chứng bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ lưng, bụng và thậm chí toàn thân. Các nốt ban đỏ có thể biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không gây cảm giác ngứa khó chịu cho bé. Nếu cha mẹ chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi, không gây biến chứng gì cho bé.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không được chủ quan, bởi sốt phát ban có thể kèm theo sốt cao đột ngột. Trường hợp không hạ sốt kịp thời có thể khiến con trẻ bị co giật rất nguy hiểm. 

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng do viêm da

Da trẻ sơ sinh có cấu tạo chưa hoàn thiện nên rất mỏng và yếu, do đó cơ chế bảo vệ da của bé yếu gấp 5 lần so với người lớn. Chính vì vậy, trẻ sơ sinh thường bị vi khuẩn gây hại tấn công và dẫn tới tình trạng viêm da. Bệnh viêm da có nhiều dạng khác nhau mà các bậc phụ huynh cần chú ý như: viêm da dị ứng, viêm da mủ, viêm da cơ địa,… Dấu hiệu của bệnh thường nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng, cổ, tay, chân nên cha mẹ cần hết sức lưu tâm để điều trị kịp thời. 

Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng là tình trạng khá phổ biến. Nếu trẻ chỉ nổi mẩn thông thường và không kèm theo dấu hiệu khác thì mẩn đỏ có thể biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày. Lúc này cha mẹ chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé và bổ sung dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch. 

Tuy nhiên, những trường hợp mẩn đỏ bắt đầu lan rộng và nhanh từ bụng, lưng tới cổ, mặt hay xuống chân; đồng thời kèm theo cảm giác ngứa ngáy, châm chích có khả năng là dấu hiệu của bệnh lý về da. Cha mẹ nên cho đưa bé tới cơ sở ý tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tránh việc xem nhẹ tình trạng bệnh, không chữa trị sớm làm bệnh diễn tiến nghiêm trọng và có thể dẫn tới hậu quả không mong muốn như bội nhiễm, phù mạch, sốc phản vệ,… Tình trạng này gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. 

Khi nào đưa trẻ sơ sinh tới gặp bác sĩ?

Cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới cơ sở y tế khi phát hiện những dấu hiệu sau:

  • Các nốt mẩn đỏ bắt đầu lan rộng sang những vùng khác, đặc biệt từ lưng, bụng tới mặt hoặc xuống chân;
  • Nốt mẩn đỏ chuyển thành mủ trắng li ti nhưng không xác định được nguyên nhân;
  • Xuất hiện các dấu hiệu lạ trên da của trẻ;
  • Cơn ngứa kéo dài và xuất hiện thường xuyên hơn, đặc biệt vào buổi đêm và làm trẻ quấy khóc;

Biện pháp xử lý khi trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở lưng

Khi phát hiện trẻ sơ sinh có những biểu hiện bất thường về da và hay quấy khóc, cha mẹ cần nhanh chóng xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý phù hợp. Không nên để tình trạng bệnh kéo dài, có thể gây những biến chứng khôn lường. Dưới đây là một số biện pháp điều trị triệu chứng nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian, thuốc Tây y và Đông y mà cha mẹ có thể tham khảo: 

Sử dụng mẹo dân gian 

Mẹo dân gian sử dụng các loại thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên vừa an toàn vừa tiết kiệm và không kém phần hiệu nghiệm. Chính vì vậy, nhiều phụ huynh đã áp dụng điều trị cho bé và nhận thấy những tiến triển tích cực. Tuy nhiên, các loại thảo dược từ thiên nhiên chỉ hỗ trợ điều trị triệu chứng bên ngoài, và thời gian chữa trị khá lâu nên cha mẹ cần kiên trì áp dụng cho bé. 

Dùng lá khế:

Lá khế có khả năng sát khuẩn diệt khuẩn và làm sạch da giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh. Cha mẹ có thể dùng lá khế để trị nổi mẩn đỏ cho trẻ sơ sinh. Thực hiện đắp lá khế được giã nát mỗi ngày một lần, kiên trì sau vài ngày bệnh tình sẽ có dấu hiệu thiên giảm. 

Tắm cho trẻ bằng mướp đắng:

Mướp đắng có tính mát, giảm viêm và ngăn ngừa bệnh tái phát. Do đó cha mẹ có thể dùng mướp đắng nấu nước tắm cho trẻ để làm giảm cơn ngứa, cảm giác nóng rát ở vùng da tổn thương của bé. 

Tắm nước trầu không để giảm triệu chứng bệnh cho trẻ
Tắm nước trầu không để giảm triệu chứng bệnh cho trẻ

Tắm cho trẻ bằng nước trầu không:

Trầu không có khả năng tiêu viêm, sát trùng và chống ngứa nhanh chóng. Vì vậy cha mẹ có thể sử dụng trầu không nấu nước và tắm cho bé để giảm số lượng mẩn đỏ, cải thiện nóng rát và làm dịu cơn ngứa. 

Biện pháp dùng thuốc Tây y

Bên cạnh sử dụng mẹo dân gian điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng, cha mẹ có thể kết hợp với một số thuốc chữa mẩn ngứa theo Tây y để cải thiện tình trạng nổi mẩn ở trẻ sở sinh. 

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây y cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Bởi cơ thể trẻ sơ sinh còn yếu, nên nhiều thành phần của thuốc cơ thể bé chưa thể thích ứng được và dễ bị kích ứng. 

Sử dụng thuốc Tây có thể nhanh chóng giảm triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa nhưng tiềm ẩn tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Tây có thể nhanh chóng giảm triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa nhưng tiềm ẩn tác dụng phụ

Cha mẹ có thể tham khảo một số loại thuốc được các bác sĩ da liễu chỉ định trong điều trị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng trẻ như: nhóm thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm corticoid, thuốc kháng sinh, thuốc bôi giảm ngứa và kem dưỡng ẩm da. 

Biện pháp sử dụng thuốc Đông y

Trong Đông y, bệnh là hệ quả do phong, hàn, thấp, nhiệt xâm nhập, kết hợp với cơ thể bị suy yếu dẫn tới những tổn thương về da ở trẻ sơ sinh, cụ thể là nổi mẩn đỏ. 

Thay vì sử dụng thuốc Tây y với thành phần kháng sinh cao, và có thể gây nên một số tác dụng phụ, cha mẹ có thể tham khảo sử dụng thuốc Đông y. Bởi phương pháp này sử dụng thảo dược có dược tính phù hợp nhằm cải thiện triệu chứng, loại bỏ căn nguyên bệnh từ bên trong như hoàng kỳ, diệp hạ châu, hạ khô thảo, bồ công anh, cà gai leo,…

Thuốc Đông y lành tính nên thích hợp với trẻ sơ sinh
Thuốc Đông y lành tính nên thích hợp với trẻ sơ sinh

Để việc điều trị cho bé đạt kết quả tốt, cha mẹ có thể kết hợp cùng một số bài thuốc nam như tắm nước lá, đắp lá ngoài da,… Do phương pháp này lành tính, và an toàn cho da nhạy cảm như trẻ sơ sinh. 

Lưu ý cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở lưng và bụng

Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia dành cho các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng: 

  • Ngăn không cho trẻ gãi lên các vùng nổi mẩn đỏ. Do hành động này có thể khiến da bị trầy xước và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm gây hại tấn công dẫn tới tình trạng viêm da;
  • Không nên tắm và lau rửa cho trẻ liên tục khi trẻ đang mắc bệnh, chỉ vệ sinh toàn thân cho bé 1 lần/ ngày bằng nước ấm và dùng khăn bông lau ráo nước; 
  • Giữ môi trường sống của bé luôn sạch sẽ và thoáng mát, không để trẻ sơ sinh sinh hoạt trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh;
  • Không sử dụng các loại sữa tắm có mùi hoặc chứa nhiều hóa chất để tắm cho trẻ khi đang bị nổi mẩn đỏ;
  • Cho trẻ mặc trang phục thoáng mát với chất liệu vải từ cotton dễ thấm hút mồ hôi, nhằm tránh tình trạng tắc nghẽn mồ hôi;
  • Do trẻ sơ sinh phải sử dụng sữa mẹ là chính, nên người mẹ không nên ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng cho trẻ như các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng hay các loại hải sản,…;
  • Mẹ đang cho con bé tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…hay uống những loại thuốc gây hại cho trẻ sơ sinh
  • Mẹ nên ăn những thực phẩm giàu dưỡng chất, chất khoáng, vitamin như rau, củ và các loại trái cây. Tránh ăn những thực phẩm gây ngứa trong quá trình trẻ sơ sinh đang bị nổi mẩn đỏ;
  • Đưa trẻ tới cơ sở ý tế khi có những dấu hiệu bất thường hoặc trẻ bị nổi mẩn kéo dài;

Trên đây chuyên gia đã chia sẻ những thông tin quan trọng liên quan tới vấn đề trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng. Hy vọng, bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích và giúp được các cha mẹ đang có con trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng. 

Xem thêm:

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo