Nổi mề đay ở cổ: Nguyên nhân, dấu hiệu, chữa trị tận gốc

5/5 - (2 bình chọn)

Nổi mề đay ở cổ thường khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, nóng rát và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Mới đầu mề đay phát ban vùng nhỏ, sau đó lan rộng nhanh chóng nếu không được chữa trị kịp thời. Để điều trị bệnh đúng cách chúng ta cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn bài thuốc phù hợp. 

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nổi mề đay ở cổ 

Phát ban mề đay, mẩn ngứa ở cổ là tình trạng da ở vùng cổ bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, nóng rát rất khó chịu. Tình trạng bệnh nếu kéo dài có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, bội nhiễm hoặc số phản vệ. 

Thực tế hiện nay, chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây nổi mề đay ở cổ. Tuy nhiên có một số yếu tố được nhận định ở những bệnh nhân bị phát ban mày đay như sau: 

  • Thời tiết: Điều kiện thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng, độ ẩm thấp hay thay đổi nhiệt độ đột ngột vào giai đoạn giao mùa là yếu tố dẫn tới nổi mẩn ngứa, sẩn phù. 
  • Dị ứng thực phẩm: Một số thực phẩm giàu chất đạm như tôm, cua, ghẹ,…hay đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng là nguyên hay gặp ở người bệnh phát ban mề đay ở cổ. Ngoài ra, đồ ăn đóng hộp, sữa cũng có thể khiến cơ thể gặp tình trạng dị ứng. 
  • Dị ứng dị nguyên: Các dị nguyên như phấn hoa, lông thú, khói bụi, hóa chất,…khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc ngửi phải có thể gây kích ứng dẫn tới nổi mề đay. 
Phấn hoa là yếu tố thường thấy khiến nổi mề đay ở cổ
Phấn hoa là yếu tố thường thấy khiến nổi mề đay ở cổ
  • Di truyền: Di truyền là yếu tố được xác định ở nhiều bệnh nhân nổi mề đay ở cổ. Nghĩa là trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân mắc các bệnh lý liên quan tới viêm da cơ địa, dị ứng, lupus ban đỏ thì nguy cơ cao con cái sinh ra sẽ mắc bệnh mày đay. 
  • Tác dụng phụ của thuốc: Nguyên nhân gây nổi mề đay ở cổ phổ biến được nhắc tới là do tác dụng phụ của thuốc. Một số nhóm thuốc kháng sinh như penicillin hay thuốc giảm đau, an thần thực chất là các loại kháng nguyên lạ được đưa vào cơ thể. Phản ứng kháng nguyên kháng thể xảy ra đột ngột khiến cơ thể người bệnh không kịp thích ứng, dẫn tới hiện tượng dị ứng, nổi mẩn ngứa. 
  • Bệnh lý về gan: Xơ gan, viêm gan và một số bệnh lý liên quan tới gan cũng làm cho tình trạng mày đay phát ban nhanh chóng và mãnh liệt hơn. Bởi vì gan là bộ phận chính để thanh lọc và đào thải độc tố ra ngoài, nếu gan bị suy yếu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. 

Dấu hiệu thường thấy khi phát ban mề đay ở cổ 

Dấu hiệu của bệnh nổi mề đay ở cổ khá giống với một số bệnh lý về da khác khiến người bệnh dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, có một số đặc điểm giúp người bệnh có thể nhận biết như sau: 

  • Một số vùng da ở cổ xuất hiện nốt sần với nhiều kích thước khác nhau. Nốt sần có thể mọc thành đám với đường kính 1-2cm, nếu nặng hơn có thể xuất hiện ở dạng mảng. Các nốt này thường có màu đỏ nhạt, hồng nhạt hoặc trắng xám. 
  • Bị nổi mề đay ở cổ người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, tình trạng này gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Bởi khi ngứa chúng ta sẽ gãi để giảm cảm giác ngứa, tuy nhiên càng gãi càng ngứa và vô tình khiến mề đay lan rộng. 
Nổi mẩn đỏ và tạo cảm giác ngứa ngáy là triệu chứng thường thấy khi nổi mề đay ở cổ
Nổi mẩn đỏ và tạo cảm giác ngứa ngáy là triệu chứng thường thấy khi nổi mề đay ở cổ
  • Tình trạng nổi mẩn xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc vài ngày, thậm chí là vài tháng, sau đó tự biến mất. Khi khỏi bệnh, các vết sần không để lại sẹo hay bất kỳ sắc tố nào trên da. 
  • Một số trường hợp nếu do tiếp xúc dị nguyên quá lâu hoặc khối lượng nhiều có thể dẫn tới phát ban mề đay ở cả tay, chân, nặng hơn có thể xuất hiện ở thanh quản gây khó thở, tụt huyết áp và suy tim. Lúc này người bệnh cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Cách điều trị bệnh nổi mề đay ở cổ 

Để cải thiện tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc điều trị sau:

Trị phát ban mề đay ở cổ bằng thuốc Tây y 

Các yếu tố dị ứng, thời tiết,…khiến cơ thể có những thay đổi đột ngột, dẫn tới sản sinh histamin làm nổi mề đay ở cổ. Do đó, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc có khả năng kháng và ngăn chặn sự hình thành histamin như: 

  • Dạng kem bôi ngoài da: Thuốc Phenergan hoặc thuốc Eumovate
  • Dạng thuốc uống: Thuốc Fexofenadin, loratadin,…

Một số người bệnh có dấu hiệu kháng thuốc và triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn có thể dùng thuốc Flucinar, Hydrocortisone, Triamcinolone, Cortisol, Prednisone. Tuy nhiên, trước khi dùng các loại thuốc nhóm Cortisol bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ, bởi nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn. 

Dùng thuốc Tây y điều trị phát ban mề đay ở cổ chú ý tác dụng phụ
Dùng thuốc Tây y điều trị phát ban mề đay ở cổ chú ý tác dụng phụ

Đối với trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ gây khó thở, tụt huyết áp và suy tim, cần được tiêm một mũi thuốc chứa Ephedrin để ổn định tình trạng bệnh. Tuy nhiên, việc tiêm thuốc cần được chỉ định từ bác sĩ chuyên môn để tránh mối nguy hiểm ngoài ý muốn. 

Chữa bệnh mề đay ở cổ bằng thuốc Đông y 

Theo Đông y, triệu chứng nổi mề đay ở cổ thường được gọi với tên gọi Phong Chẩn, Ẩn Chấn và dân gian vẫn quen gọi là Tầm Ma chẩn hay Phong ngứa,…Để loại bỏ hoàn toàn bệnh, người bệnh cần loại bỏ từ căn nguyên bên trong và tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh. Các bài thuốc Đông y điều trị tận gốc bệnh mề đay mà người bệnh có thể tham khảo gồm: 

Bài thuốc 1: 

Chuẩn bị 16gr mỗi vị thuốc gồm kinh giới, cam thảo, lá bưởi bung, cây ngũ sắc, lá vông; 12gr mỗi vị liên kiều, lá hòe, kim ngân hoa, chi tử, bạch chỉ nam; 19gr thổ phục linh, 20gr rau má. 

Sau khi chuẩn bị xong dược liệu mang đi rửa sạch và sắc thành thuốc uống. Chia thang thuốc làm 3 lần uống/ ngày và phải uống hết trong ngày, không được để qua đêm. 

Bài thuốc Đông y điều trị phát ban mày đay hiệu quả, an toàn
Bài thuốc Đông y điều trị phát ban mày đay hiệu quả, an toàn

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị thảo dược gồm 8gr mỗi vị ké đầu ngựa, địa phu tử, 9gr mỗi vị kim ngân hoa, cúc hoa và 5gr cam thảo. 

Sau khi chuẩn bị xong dược liệu mang đi rửa sạch và sắc thành thuốc uống trong ngày. Chia thang thuốc làm 2-3 lần uống/ ngày và không được để thuốc qua đêm. 

Điều trị mày đay ở cổ bằng bài thuốc dân gian

Các mẹo chữa nổi mề đay ở cổ bằng bài thuốc nam được nhân dân truyền lại bởi cải thiện tình trạng nhanh chóng và lành tính. Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian chỉ hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh, nên để chữa dứt điểm bệnh cần kết hợp với bài thuốc Đông y hoặc Tây y. 

Sử dụng lá tía tô 

Người bệnh có thể tham khảo mẹo cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa, mề đay ở cổ bằng lá tía tô sau: 

  • Chuẩn bị khoảng 500gr lá tía tô tươi và mang đi rửa sạch bằng nước muối loãng. 
  • Tiếp theo cho lá tía tô vào nồi và thêm 1 lít nước sạch.
  • Đun sôi nồi nước tía tô trong vòng 5 – 10 phút thì vớt bỏ lá tía tô và giữ phần nước để uống. 
  • Nước tía tô để bớt nóng và uống thay nước trong ngày. Kiên trì khoảng 5-7 ngày sẽ thấy dấu hiệu bệnh thiên giảm đáng kể. 
Mẹo dân gian trị mề đay bằng lá tía tô
Mẹo dân gian trị mề đay bằng lá tía tô

Sử dụng lá khế

Dùng lá khế chữa nổi mề đay ở cổ, bởi lá khế có khả năng giải độc, chống viêm và thanh nhiệt. Đồng thời có tác dụng xoa dịu các nốt sưng đỏ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái. 

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 100gr lá khế tươi mang đi rửa sạch hết bụi bẩn rồi cho vào nồi đun cùng 2 lít nước
  • Sau khi đun sôi, để cho nồi nước nguội bớt rồi dùng nước lá khế rửa vùng cổ nổi mề đay
  • Áp dụng bài thuốc trên 2 lần/ ngày và kiên trì khoảng 1 tuần sẽ thấy cải thiện tình trạng bệnh đáng kể. 

Sử dụng lá kinh giới

Áp dụng lá kinh giới để điều trị bệnh mề đay ở cổ cho hiệu quả nhanh chóng. Do lá kinh giới có tính ấm, vị cay, thuộc kinh phế can vì vậy giúp thuyên giảm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, nổi mề đay,…

  • Chuẩn bị nguyên liệu khoảng  100gr lá kinh giới đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi để ráo nước.
  • Tiếp theo mang đi sao nóng với một chút muối tới khi chuyển màu vàng và có mùi thơm. 
  • Sau đó cho lá sao nóng vào khăn mỏng và chườm lên vùng da cổ bị nổi mày đay tới khi lá nguội hẳn. 

Áp dụng bài thuốc này 1 lần, ngày sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng. 

Lá kinh giới là vị thuốc nam hỗ trợ điều trị mẩn ngứa rất tốt
Lá kinh giới là vị thuốc nam hỗ trợ điều trị mẩn ngứa rất tốt

Chăm sóc phòng ngừa nổi mề đay ở da 

Để ngăn chặn sự phát triển, lây lan của mày đay và giảm nguy cơ tái phát nhiều lần, người bệnh cần kết hợp phương pháp điều trị cùng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học. Việc hình thành thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày là bài thuốc hữu hiệu giúp bạn tự bảo vệ bản thân tránh khỏi các nguy cơ gây bệnh. 

  • Xác định chính xác yếu tố, nguyên nhân gây bệnh và tránh tiếp xúc trực tiếp với chúng. Việc này vừa giúp cải thiện tình trạng bệnh vừa ngăn chặn bệnh tái phát. 
  • Tránh để bản thân bị căng thẳng, lo lắng 
  • Khi nổi mề đay da thường mỏng và dễ tổn thương, vì vậy người bệnh cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 
  • Nếu cảm thấy ngứa cũng không được chà xát vùng da bị tổn thương. Bởi tay thường chứa nhiều vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm cho cho da. Đồng thời, khi chà xát người bệnh đang vô tình khiến bệnh mề đay lan rộng hơn. 
  • Vệ sinh vùng da nổi mề đay sạch sẽ để tránh các loại vi khuẩn gây hại ẩn nấp.
  • Không nên sử dụng chất kích thích và uống quá nhiều rượu bia hoặc đồ uống có hại cho dạ dày, gan và thận
  • Gia vị cay nóng cần phải hạn chế sử dụng và luyện tập thói quen ăn nhạt
  • Ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng như rau, củ, quả để bổ sung chất xơ
  • Đồ ăn chứa nhiều chất béo cần phải tránh xa hoặc hạn chế sử dụng
  • Kết hợp sử dụng nước ép trái cây hoặc sinh tố thay vì chỉ uống nước. Lưu ý nước ép, sinh tố không bỏ đường kính
  • Bổ sung các loại vitamin B, C, D, E và kẽm trong thực đơn ăn uống thường ngày
  • Dùng kem chống nắng hoặc đội mũ, đeo găng tay để bảo vệ da khi đi ngoài trời nắng
  • Mặc trang phục thoáng mát, rộng rãi, thấm mồ hôi tốt. Đối với trẻ nhỏ bố mẹ cần thay tã thường xuyên, không để bé mặc quá lâu sẽ gây bí và nổi mẩn ngứa.

Bài viết trên đây cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh nổi mề đay ở cổ. Người bệnh nên trực tiếp thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, tránh biến chứng sau này.

Xem thêm:

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo