Chữa mề đay bằng lá khế đúng cách, hiệu quả vượt trội
Chữa mề đay bằng lá khế là một trong những bài thuốc dân gian dùng để cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa, sưng đỏ và phục hồi cơ chế bảo vệ của da. Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân hoặc tình trạng nghiêm trọng của bệnh mà người bệnh sẽ sử dụng cách điều trị mề đay bằng lá khế khác nhau. Dưới đây là 1 số kinh nghiệm hay về mẹo dân gian này.
Có nên dùng lá khế trị mề đay, mẩn ngứa không?
Lá khế là vị thuốc được nhân dân sử dụng để điều trị các bệnh về da phổ biến như viêm da cơ địa, dị ứng thời tiết, nổi mề đay mẩn ngứa, chàm và viêm da tiếp xúc.
Theo Đông y, lá khế là thảo dược có tính bình, vị chua có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ tiêu viêm và giảm ngứa hiệu quả. Do đó, lá khế được dân gian sử dụng nhằm hỗ trợ điều trị tình trạng mẩn đỏ, sưng phồng da và ngứa ngáy do bệnh mề đay mẩn ngứa gây ra.
Bệnh cạnh đó, một số nghiên cứu cũng cho thấy trong lá khế chứa nhiều khoáng chất, vitamin và các chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ hồi phục các mô da bị tổn thương nhanh chóng.
Lá khế chữa mề đay là mẹo lưu truyền từ trong dân gian bởi tính an toàn, hiệu quả và chi phí điều trị thấp. Do là vị thuốc Nam có hiệu quả điều trị chậm, nên cách chữa mề đay bằng lá khế được áp dụng cho trường hợp bệnh nhân cấp tính, triệu chứng nhẹ; hoặc dùng để hỗ trợ điều trị.
5 cách chữa mề đay bằng lá khế đơn giản, hiệu quả
Trong dân gian lưu truyền nhiều mẹo chữa mề đay bằng lá khế với cách thực hiện đơn giản. Tuy nhiên, không phải bài thuốc nào cũng đem lại tác dụng và cho kết quả điều trị giống nhau. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu và chọn lọc bài thuốc phù hợp với triệu chứng bệnh lý để đạt kết quả tốt nhất.
Mẹo tắm nước lá khế chữa mề đay
Tắm nước lá khế là cách trị nổi mề đay tại nhà được nhiều người áp dụng. Bài thuốc Nam này thường mang lại kết quả tốt đối với người bệnh bị nổi mề đay do tiếp xúc các dị nguyên hoặc dị ứng thời tiết.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá khế tươi rồi mang đi rửa sạch. Sau đó ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút thì vớt ra để ráo.
- Bước 2: Bỏ lá khế vào nồi rồi cho thêm 2 lít nước vào đun sôi trong khoảng 15 phút.
- Bước 3: Thêm một lượng muối biển vừa đủ và đun sôi một lần nữa rồi bắc khỏi bếp.
- Bước 4: Đổ nước vào thau, pha thêm nước mát tới khi nước có nhiệt độ ấm vừa phải thì bắt đầu tắm và vệ sinh vùng gia bị tổn thương do mề đay. Người bệnh có thể dùng lá khế để chà xát lên vùng da bị nổi mẩn để diệt khuẩn và cải thiện tình trạng bệnh.
Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng người bệnh nổi mề đay khác nhau, trong đó có trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Tắm nước lá khế kết hợp cùng các vị thuốc Nam khác
Nhằm tăng hiệu quả và tốc độ điều trị, người bệnh có thể kết hợp lá khế cùng một số loại thảo dược khác. Cách chữa bệnh mề đay bằng lá khế này được áp dụng ở trường hợp người bệnh nghiêm trọng, có vết lở loét hoặc hình thành mủ.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị lá khế, lá thanh hao, lá long não, 3 vị có liều lượng bằng nhau.
- Bước 2: Mang cả 3 vị thuốc đi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng từ 5 – 10 phút.
- Bước 3: Bỏ hỗn hợp các loại lá thuốc Nam vào nồi và thêm 2 lít nước vào đun sôi khoảng 15 phút.
- Bước 4: Cho thêm chút muối vừa đủ vào đun sôi lần nữa
- Bước 5: Đổ nước thuốc Nam ra thau và pha thêm nước mát tới nhiệt độ vừa ấm thì bắt đầu tắm và vệ sinh vị trí phát ban mề đay. Người bệnh có thể sử dụng bã lá thuốc chà xát nhẹ lên vùng da sưng đỏ, nổi mẩn.
Sau khi tắm nước lá thảo dược, người bệnh nên tắm lại bằng nước sạch để tránh đọng lại cặn bẩn trên da. Đồng thời, không tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng để tránh trường hợp kích ứng da.
Mẹo chườm nóng lá khế trị mề đay
Biện pháp chườm nóng lá khế giúp xử lý nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy do phát ban mề đay. Cách này phù hợp điều trị ở người bệnh nổi mề đay đột ngột do thời tiết.
Theo dân gian, phát ban mề đay do thay đổi thời tiết thường liên quan tới nhiễm hàn hoặc trúng phong. Vì vậy, chườm nóng lá khế có tác dụng giải hàn, giảm viêm và cải thiện tình trạng ngứa ngáy khi nổi mề đay.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị lá khế tươi, rửa sạch rồi để ráo nước
- Bước 2: Mang lá khế đi sao nóng tới khi lá héo vàng và có mùi thơm là được
- Bước 3: Cho lá khế sao khô vào vải mỏng sạch và chườm lên vùng da tổn thương. Người bệnh nên chườm tới lúc lá khế nguội hẳn.
Trong quá trình bắt đầu chườm lưu ý nhiệt độ để nóng vừa phải, tránh tình trạng bỏng da. Ngoài ra, một số trường hợp nổi mề đay nghiêm trọng, có dấu hiệu bội nhiễm, tụ mủ… không nên sử dụng mẹo này. Bởi cách này có thể gây kích ứng vùng da, gây đau rát và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Uống nước lá khế hỗ trợ chữa bệnh mề đay
Ngoài một số cách điều trị từ bên ngoài, người bệnh có thể uống nước đun lá khế để hỗ trợ điều trị nguồn gốc nổi mề đay từ bên trong. Theo y học cổ truyền, lá khế có thành phần giả độc, thanh nhiệt và lợi tiểu. Vì vậy, khi uống nước lá khế có thể giúp bài tiết các độc tố ra khỏi cơ thể và cải thiện chức năng gan, thận hiệu quả.
Mẹo chữa bệnh mề đay bằng cách uống nước lá khế thích hợp với trường hợp người bệnh bị mề đay mãn tính hoặc liên quan tới chức năng gan, thận suy yếu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị lá khế tươi (khoảng 20gr) mang đi rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút.
- Bước 2: Cho lá khế vào chảo sao nóng tới khi có mùi thơm
- Bước 3: Sau khi sao nóng lá khế thì cho vào ấm trà và hãm thành nước uống hàng ngày.
Người bệnh duy trì liên tục trong vòng 1 tuần sẽ thấy triệu chứng bệnh mề đay cải thiện rõ rệt.
Lá khế kết hợp cùng muối biển chữa bệnh mề đay
Phương pháp kết hợp lá khế và muối biển được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong trường hợp người bệnh nổi mề đay do tiếp xúc hóa chất hoặc bị côn trùng cắn. Mẹo dân gian này có khả năng cải thiện tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy và hỗ trợ giảm viêm, sát trùng, ngăn ngừa bội nhiễm da hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá khế tươi mang đi rửa sạch với nước muối loãng và để ráo nước.
- Bước 2: Cho lá khế vào cối giã nát với lượng muối vừa đủ
- Bước 3: Dùng hỗn hợp lá khế và muối đắp lên vùng da tổn thương do mề đay khoảng 15 phút.
- Bước 4: Rửa sạch vùng da với nước ấm và lau khô bằng khăn mềm, sạch
Lưu ý khi chữa mề đay bằng lá khế
Mẹo chữa mề đay bằng lá khế mang lại kết quả điều trị tốt ở nhiều đối tượng người bệnh nổi mày đay. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được kiểm chứng về hiệu quả và độ an toàn. Đồng thời những cách này chỉ có tác dụng điều trị tạm thời các tình trạng cấp tính, không thể chữa tận gốc của bệnh. Do đó, trước khi sử dụng người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bên cạnh đó, khi áp dụng các cách chữa mề đay bằng lá khế, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Lá khế trước khi sử dụng cần đảm bảo an toàn vệ sinh. Bởi trên lá khế tồn tại nhiều loại nấm và vi khuẩn gây hại sống ký sinh. Do đó, người bệnh nên ngâm muối để loại bỏ các tác nhân gây hại trên.
- Kết hợp cùng các phương pháp điều trị tận gốc để trị dứt điểm bệnh nổi mề đay như kết hợp thuốc Đông y
- Trị mề đay bằng lá khế và mẹo lưu truyền từ trong dân gian, do đó hiệu quả phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vì vậy, kết quả điều trị của mỗi người là khác nhau.
- Đối với những đối tượng người bệnh có da nhạy cảm, dễ bị kích ứng không nên sử dụng phương pháp này, bởi có thể gây kích ứng da. Trong quá trình sử dụng nếu bị các dấu hiệu thường gặp bao gồm phát ban, ngứa, có cảm giác châm chích nhẹ thì nên ngừng sử dụng ngay.
- Kết hợp điều trị cùng kế hoạch dinh dưỡng, luyện tập thể dục phù hợp
- Kiêng kỵ các chất kích thích và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều chất đạm.
- Tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên môn để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp các cách chữa mề đay bằng lá khế mà người bệnh có thể tham khảo sử dụng. Tuy nhiên, các phương pháp dân gian chỉ có thể hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và hạn chế tổn thương da, nên người bệnh cần kết hợp với bài thuốc khác để việc điều trị đạt hiệu quả cao.
Xem thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!