Nổi mề đay khắp người: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Nổi mề đay khắp người với những sẩn phù, mẩn đỏ kèm ngứa ngáy, nóng rát là ám ảnh của nhiều người. Bệnh lý này nếu không chữa đúng cách khiến người bệnh đối mặt với nhiều hệ lụy như: biến chứng sốc phản vệ, nghẽn thở, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống… Bài viết này thông tin tới quý bạn đọc kiến thức bệnh và cách điều trị hiệu quả.

Hiện tượng ngứa nổi mề đay khắp người là bệnh gì? 

Hiện tượng ngứa nổi mề đay toàn thân (hay còn gọi là nổi mày đay khắp người) là tình trạng làn da nổi rất nhiều mẩn đỏ, nốt sần thành từng mảng một cách đột ngột. Nguyên nhân thường liên quan đến việc phản ứng của cơ thể với một số chất gây kích ứng, dị ứng. 

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Khi nổi mề đay khắp người các mảng nốt sần đỏ sẽ nổi toàn thân từ mặt, cổ, tay, lưng cho đến đùi, chân. Các nốt này thường không có hình dạng và kích thước nhất định. Chúng có thể xuất hiện trong vài giờ rồi tự hết hoặc kéo dài dai dẳng từ ngày này qua ngày khác. Hiện tượng nổi mày đay khắp người cảnh báo một số bệnh lý bạn cần chú ý bao gồm:

Nổi mề đay khắp người cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau
Nổi mề đay khắp người cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau
  • Nấm da: Nổi mày đay toàn thân có thể là triệu chứng sớm cảnh báo một số căn bệnh nấm da thường gặp như: hắc lào, nấm móng, lang ben,…
  • Mắc bệnh về gan, thận: Gan và thận là hai cơ quan nội tạng có vai trò đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể. Khi bị suy gan, viêm gan hay thận yếu,… sẽ khiến các chức năng đào thải độc tố bị suy giảm, không thể đào thải hết gây tích tụ độc tố và xảy ra hiện tượng nổi mề đay.
  • Bệnh về máu: Một số bệnh lý về máu như: đa hồng cầu, loạn sản tủy, tăng Eosin trong máu,… cũng khiến lượng máu trong cơ thể bị rối loạn, khắp cơ thể nổi mề đay.
  • Tiểu đường: Nổi mày đay toàn thân cũng là dấu hiệu điển hình của những người bị tiểu đường.
  • Bệnh bạch huyết: Nổi mề đay mẩn ngứa khắp người kèm những cơn ngứa dữ dội là triệu chứng nhận biết sớm của một số căn bệnh ở hạch bạch huyết như Hodgkin, Non-Hodgkin,…

Ngoài ra, một số bệnh nhân bị nhiễm virus như giang mai, lậu, HIV,… cũng thường xuyên bị nổi mày đay khắp người.

Cách nhận biết nổi mề đay khắp người

Cảm giác ngứa ngáy, nóng rát kèm những mẩn đỏ sẩn phù là những dẫu hiệu đầu tiên nhận biết bệnh nổi mề đay khắp người. Đặc biệt tình trạng này thường xuyên xảy đến vào ban đêm còn khiến người bệnh rất dễ bị mất ngủ. Cụ thể các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Ngứa và rất ngứa: Vùng da bị nổi mẩn sẽ bị ngứa ngáy, nóng rất khó chịu đặc biệt là đêm tối. Tình trạng ngứa ngáy sẽ càng lan rộng nếu gãi, kích thích vào vùng ngứa
  • Nổi mẩn đỏ: Các nốt mẩn, phù to hay phát ban sẽ nổi rải rác khắp cơ thể, tạo thành những mảng ngứa với những kích thước khác nhau.
  • Xuất hiện mụn nước: Một số người bệnh còn có thể xuất hiện mụn nước nhỏ li ti trên bề mặt da. Khi gãi các mụn này có thể bị vỡ, gây nhiễm trùng.

Ngoài các triệu chứng thông thường trên mề đay còn có một số triệu chứng khác cảnh báo cho bệnh đang trở nên nghiêm trọng hơn bao gồm: nhiễm trùng, khó thở, buồn nôn, nổi mụn nước hay nhiễm trùng.

Nguyên nhân bị ngứa nổi mề đay khắp người 

Bị ngứa nổi mề đay khắp người bao gồm nhiều nguyên nhân nhưng đôi khi nổi mề đay vô căn không xác định được căn nguyên. Trong nhiều cuộc thử nghiệm và nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng một số những nguyên nhân có thể dẫn đến căn bệnh này như:  

  • Dị ứng thuốc: Khi cơ thể bị mẫn cảm với các thành phần như aspirin, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, vacxin gây tình trạng nổi mề đay toàn thân. 
  • Hóa mỹ phẩm: Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chứa nhiều hóa chất hoặc các thành phần kích ứng với cơ thể cũng được xem là nguyên nhân gây dị ứng, mẩn ngứa nổi mề đay. 
  • Các loại thực phẩm: Một số loại thực phẩm như tôm, ghẹ, cua, thịt đỏ, đồ uống chứa cồn, cafein,… là những yếu tố dễ gây kích thích cho da. Sau khi cơ thể thu nạp các thực phẩm này sẽ giải phóng ra các histamin gây hiện tượng nổi mày đay, mẩn ngứa.
Sử dụng những loại thực phẩm dễ gây dị ứng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay
Sử dụng những loại thực phẩm dễ gây dị ứng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay
  • Do thời tiết: Thời tiết, nhiệt độ thay đổi đột ngột, bất thường khiến cho cơ thể gia tăng các kháng thể quá mẫn. Điều này đã tạo cơ hội và điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến cơ thể ngứa ngáy và nổi mề đay. 
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ đã từng mắc mề đay thì con cái sẽ có nguy cơ dễ mắc mề đay hơn so với bình thường.
  • Gan suy yếu: Gan là cơ quan thải độc quan trọng của cơ thể, tình trạng gan suy yếu được coi là nguyên nhân gây nổi mề đay. Nếu gan gặp vấn đề các yếu tố độc hại trong cơ thể khó có thể chuyển hóa được dẫn đến không lọc và đào thải được ra bên ngoài. Khi các độc tố này tích lũy lâu trong cơ thể gây ra mẩn ngứa, mụn nhọt, nổi mề đay….

Ngoài ra, lông chó mèo, phấn hoa, khói bụi… cũng là những dị nguyên khiến da bị nổi mề đay kèm hiện tượng mẩn ngứa, nóng rát toàn thân. 

Cách phương pháp điều trị dị ứng nổi mề đay toàn thân

Phương pháp phổ biến điều trị nổi mề đay khắp người thường theo Tây y, Đông y và mẹo chữa dân gian tại nhà. Mỗi cách điều trị lại có những ưu – nhược điểm riêng. Do vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định áp dụng phương pháp nào. 

Sử dụng phương pháp chữa tại nhà

Các phương pháp tại nhà đã được truyền tai nhau từ đời xưa đến nay với những hiệu quả nhất định. Cụ thể, bạn có thể điều trị ngứa nổi mề đay toàn thân như sau:

Chườm khăn lạnh 

Chườm khăn lạnh là giải pháp tạm thời giúp giảm nhanh tình trạng tổn thương da, ngứa và nóng rát. Đồng thời khi chườm khăn lạnh còn giúp giảm hình thành nên những tổn thương mới. Tuy nhiên nếu các trường hợp bị mề đay do sử dụng đồ uống lạnh, tắm nước quá lạnh thì không nên áp dụng phương pháp này vì sẽ khiến các tổn thương càng bị lan rộng hơn. 

Giảm mề đay bằng lá trà xanh

Hàm lượng polyphenol, flavonoid và vitamin C có trong lá trà xanh có tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, tiêu viêm. Do đó khi sử dụng nước lá trà xanh để tắm sẽ  giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm, đỏ, ngứa ngáy do mề đay gây ra, đồng thời còn giúp hồi phục các tế bào đã bị tổn thương. 

Để điều trị mề đay bằng lá trà xanh bạn cần thực hiện những bước sau:

  • Rửa sạch lá trà xanh và ngâm nước muối trong khoảng 15 phút
  • Sau khi lá trà xanh đã ráo hết nước, bỏ phần lá này vào nồi nước đun sôi (đun khoảng từ 2-3 lít nước)
  • Đun khoảng 10 phút thì tắt bếp. Pha thêm nước lạnh vào để đảm bảo nước lá trà xanh ở nhiệt độ tầm 30-40 độ. Sử dụng công thức này tắm liên tục 3-5 ngày, mỗi ngày một lần sẽ giúp cải thiện tình trạng mề đay.
Trà xanh có thể được sử dụng để chữa dị ứng nổi mề đay toàn thân ngay tại nhà
Trà xanh có thể được sử dụng để chữa dị ứng nổi mề đay toàn thân ngay tại nhà

Điều trị mề đay bằng bột yến mạch 

Cách thực hiện dùng bột yến mạch để chữa mề đay tại nhà như sau:

  • Sử dụng hai thìa bột yến mạch trộn cùng với 1 lít nước ấm, để khoảng 10 phút cho bột nở
  • Sau khi bột đã nở hơn, sử dụng nước yến mạch này để vệ sinh vùng da bị dị ứng nổi mề đay khắp người
  • Bạn có thể sử dụng phần bột đã tan để chà lên vết thương giúp cho cơn ngứa được thuyên giảm nhanh chóng

Nhờ công dụng chống oxy hóa, điều hòa hoạt động và chống miễn dịch giúp cho tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng nếu bạn sử dụng phương pháp này 1 lần 1 ngày. 

Sử dụng lá bạc hà để điều trị 

Hướng dẫn cách thực hiện chữa nổi ngứa mề đay khắp người  với lá bạc hà:

  • Rửa sạch lá bạc hà với nước muối trắng 
  • Vò nhẹ lá bạc hà đã chuẩn bị vào trong nước tắm. Các hoạt chất, khoáng chất và vitamin có trong bạc hà sẽ ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, gây tổn thương cho làn da
  • Thực hiện khoảng 4 – 5 ngày, mỗi ngày một lần sẽ giúp các triệu chứng được giảm nhẹ trông thấy. 
Sử dụng là bạc hà là một trong những cách trị mề đay hiệu quả
Sử dụng là bạc hà là một trong những cách trị mề đay hiệu quả

Điều trị nổi mày đay khắp người theo Tây y

Khi sử dụng phương pháp dùng thuốc Tây y để điều trị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người thì một số loại thuốc thường được chỉ định như:

  • Thuốc kháng Histamin: Thuốc này là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong việc điều trị mề đay. Thuốc có khả năng ức chế việc sản xuất Histamine để chống lại các phản ứng, có tác dụng ngăn ngừa hình thành các vết ngứa, giảm viêm, sưng. 
  • Thuốc chẹn H2: Còn được gọi là thuốc đối kháng thụ thể H2, thuốc này giúp thu hẹp các mạch máu dưới da, nhờ đó hỗ trợ giảm phù nề, giảm viêm cho các vết ngứa mề đay. 
  • Thuốc Corticosteroid: Thuốc Corticosteroid có tác dụng cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa do mề đay một cách nhanh chóng bằng cách làm giảm được phản ứng của hệ thống miễn dịch. 

Sử dụng bài thuốc Đông y trị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người

Sử dụng những bài thuốc Đông y có tính ấm sẽ giúp điều trị dị ứng nổi mề đay toàn thân. Dưới đây là một số bài thuốc bạn có thể tham khảo. 

Bài thuốc thứ nhất

Các nguyên liệu cần có:

  • 12 gram mỗi loại dược liệu sau: Kim hoa ngân, sài hồ
  • 16 gram mỗi loại: hạ khô thảo, đơn mặt trời, tang ký sinh, bồ công anh, cam thảo đất, ngải diệp

Tất cả các nguyên liệu này sau khi được làm sạch để loại bỏ bụi và tạp chất sẽ được đem đi sắc lấy nước uống. Sử dụng uống mỗi ngày một thang như trên trong quá trình điều trị mề đay dị ứng. 

Thuốc Đông y chữa từ căn nguyên của bệnh mề đay giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng

Bài thuốc thứ hai

Nguyên dược liệu:

  • Quế 8 gram 
  • Thương nhĩ, thương bồ mỗi loại dược liệu 16 gram 
  • Bạch chỉ, tế tân mỗi loại 10 gram 
  • Xuyên khung, cát cánh, thục địa, hoạt động, trần bì, cam thảo khoảng 12 gram mỗi loại.

Đem tất cả các dược liệu sắc trong ấm sắc thuốc chuyên dụng. Sau khi sắc xong, sử dụng nước thuốc uống hết trong ngày. Mỗi ngày sử dụng một thang như công thức trên sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng bị mề đay. 

Biện pháp chăm sóc, phòng ngừa dị ứng nổi mề đay toàn thân

Theo các bác sĩ, chuyên gia Y tế, khi bị nổi mề đay khắp người để tránh các nốt mẩn ngứa, bệnh lan rộng hơn thì người mắc bệnh nên lưu tâm một số điểm sau:

  •  Kiêng gãi khi bị mề đay: Mẩn ngứa là dấu hiệu không thể tránh khỏi khi bị dị ứng mề đay toàn thân. Tuy nhiên, càng ngãi thì cơn ngứa càng nghiêm trọng và lan rộng. Vùng da bị trầy xước, rất dễ gây tổn thương và khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn. 
  • Ngưng sử dụng hóa mỹ phẩm khi bị mề đay: Làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều khi bị mề đay. Do đó, nếu bạn bị mề đay thì nên dừng sử dụng hóa mỹ phẩm để tránh cơn ngứa hoạt động mạnh hơn. Đồng thời không nên sử dụng bông tắm, dụng cụ kì cọ để tránh gây tổn thương cho vùng da.
Không sử dụng mề đay khi cơ thể bị mề đay dị ứng khắp người
Không sử dụng mề đay khi cơ thể bị mề đay dị ứng khắp người
  • Kiêng đồ ăn cay nóng, thực phẩm giàu đạm: Thông thường, những người bị nổi mề đay có hệ miễn dịch rất kém nên các nhóm thức ăn giàu đạm như hải sản, thịt đỏ hay đồ ăn cay nóng rất dễ gây kích ứng đến cơ thể. Sử dụng các nhóm thực phẩm này trong quá trình bị mề đay sẽ khiến cơn ngứa ngày càng nặng hơn, không thuyên giảm.
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích có trong bia rượu, thuốc lá, nicotin sẽ làm hệ miễn dịch bị suy giảm gây ảnh hưởng đến làn da
  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc bôi : Để giảm thiểu cơn ngứa, các triệu chứng do mề đay gây ra thì sử dụng thuốc là điều không thể tránh khỏi. Dù vậy, người bệnh không nên lạm dụng để tránh bị ngứa nổi mề đay khắp người tồi tệ hơn. Khi sử dụng thuốc nên theo hướng dẫn, sự chỉ định của các bác sĩ, chuyên gia y tế.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Trong quá trình điều trị, phòng ngừa bệnh mề đay toàn thân, bạn nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể để quá trình thải độc được diễn ra dễ dàng và hiệu quả nhất. Đồng thời trong chế độ ăn phải bổ sung nhiều vitamin, rau củ, chất xơ để tăng sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh nhà cửa để loại bỏ đi những vi khuẩn, phấn hoa, lông động vật có tồn tại trong nhà. Các thành phần dễ gây kích ứng này có khả năng gây bệnh nổi mề đay rất cao. 
Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ phòng tránh bệnh mề đay
Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ phòng tránh bệnh mề đay
  • Cấp ẩm cho da: Cấp ẩm cho da thường xuyên để da không bị khô khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Làn da được cấp ẩm đầy đủ sẽ hạn chế được tình trạng mề đay toàn thân.
  • Thăm khám ngay khi có các dấu hiệu của bệnh: Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của nồi mày đay toàn thân cần phải đến các cơ sở ý tế để được thăm khám và lên phác đồ điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.

Thông qua những thông tin chia sẻ trên hy vọng bạn đã có thêm kiến thức về bệnh ngứa nổi mề đay khắp người. Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần nên đến gặp y bác sĩ khi có những dấu hiệu của bệnh để được hỗ trợ. 

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo