Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y: Điều trị dứt điểm, không tái phát
Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y là phương pháp tối ưu và hiệu quả hiện nay bởi không gây hại cho cơ thể, điều trị tận gốc và tránh tái phát trở lại. Tuy nhiên, khi chữa mề đay bằng Đông y bạn nên chú ý triệu chứng, nguyên nhân bệnh để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất
Nguyên nhân nổi mề đay theo quan niệm Đông y
Nổi mề đay là triệu chứng nổi mẩn đỏ hoặc hồng theo vùng có kích thước không đồng đều tại nhiều bộ phận trên cơ thể. Người mắc bệnh mề đay sẽ có cảm giác rất ngứa ngáy, châm chích và khó chịu. Bệnh này có hai cấp độ là cấp tính hoặc mãn tính tùy vào thời gian và mức độ tái phát.
Cơ thể tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, các lớp trung bì ngay dưới da bị tác động kích thích gây biểu hiện sưng vù, viêm tấy làm cho các tế bào da bị tổn thương. Bệnh mề đay thường có triệu chứng rất đột ngột, các vùng da có thể mẩn đỏ thành vùng và nhanh chóng lan ra các vị trí khác trên cơ thể.
Theo quan niệm Đông y, bệnh mề đay có tên gọi là Phong chẩn khối hoặc Tẩm ma chẩn. Cơ thể xuất hiện nổi mề đay do các yếu tố phong hàn, không khí lạnh xâm nhập vào cơ thể trong một thời gian dài. Ngoài ra, một số trường hợp ở lâu trong môi trường có nhiệt độ cao chính là biểu hiện của chứng phong nhiệt và mề đay bắt đầu xuất hiện.
Ngoài nguyên nhân chính trên cũng có nhiều nguyên nhân khác gây ra nổi mề đay:
- Tạng phủ bên trong suy yếu, gan thải độc tố kém, thận suy giảm chức năng. Các chất độc không được thải ra ngoài, tích tụ trong cơ thể nhiều và lâu ngày nên phát ra ngoài da, tạo thành các mảng đỏ sần.
- Vệ khí bất hòa, tuần hoàn máu suy giảm, nhiều yếu tố ngoại tà xâm nhập vào cơ thể tích ở bì phu và phát ra bên ngoài qua da, nổi sần đỏ gây ngứa ngáy, châm chích.
- Cơ thể yếu, sức đề kháng không tốt, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập và mề đay phát triển.
- Môi trường tự nhiên xung quanh bị ô nhiễm, tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại
- Chế độ sinh hoạt không điều độ, ăn uống không đủ dưỡng chất.
- Cơ thể nhạy cảm nên thời tiết thay đổi đột ngột cũng có thể xuất hiện mề đay.
- Cơ thể không tương thích với nhiều thực phẩm như hải sản cũng là nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay.
Những bài thuốc chữa mề đay mãn tính bằng Đông y
Theo quan niệm y học cổ truyền, bệnh mề đay được chia thành 4 thể chính: phong hàn, phong nhiệt, thấp nhiệt và thực tích. Việc chữa mề đay bằng Đông y tùy thuộc vào thể bệnh và các biểu hiện lâm sàng. Dưới đây là các bài thuốc phù hợp với từng thể bệnh.
Bài thuốc chữa mề đay thể phong hàn bằng Đông y
Mề đay thuộc thể phong hàn có nguyên nhân chủ yếu do dị ứng với thời tiết lạnh hoặc tiếp xúc lâu với các vật thể lạnh. Tình trạng nổi mề đay này thường xuất hiện trong các đợt giao mùa nóng sang mùa lạnh.
Mề đay thể phong hàn có triệu chứng nổi mẩn đỏ thành vùng với kích thước không đồng đều, ngứa ngáy và rất khó chịu. Biểu hiện bệnh thường kèm theo hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, hơi đau đầu, cảm giác mệt mỏi. Khi bị nổi mề đay ở thể này nếu bạn tiếp xúc với không khí lạnh hay các vật lạnh sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp và lâu hồi phục hơn.
Đối với thể bệnh mề đay này, bác sĩ sẽ kê đơn bao gồm các loại dược liệu có tính ấm để khu phong, tán hàn. Một số bài thuốc đặc trưng như:
Bài thuốc 1: Sắc uống với liều lượng 1 thang/ ngày
- Kim ngân hoa, sài hồ mỗi dược liệu 12g
- Bồ công anh, hạ khô thảo, đơn mặt trời, ngải cứu, tang ký sinh, cam thảo đất mỗi dược liệu 16g
Bài thuốc 2: Sắc uống với liều lượng 1 thang/ ngày
- Thục địa, cát cánh, trần bì, cam thảo, xuyên khung mỗi dược liệu 12g
- Bạch chỉ, tế tân mỗi dược liệu 10g
- Quế 8g
- Thương nhĩ, thương bồ mỗi dược liệu 16g
Bài thuốc 3: Sắc uống với liều lượng 1 thang/ ngày
- Nam hoàng bá, cao thảo, độc hoạt, tế tân mỗi dược liệu 12g
- Thương nhĩ, kinh giới mỗi dược liệu 16g
- Quế 8g
- Thiên niên kiện 10g
Điều trị mề đay thể phong nhiệt bằng Đông y
Đối với thể phong nhiệt, biểu hiện đặc trưng của nổi mề đay là phát ban các vùng da có màu hồng tươi, cảm giác ngứa ngáy, châm chích, nhanh chóng lây lan khắp cơ thể. Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như cơ thể chuyển nóng đột ngột, mặt nóng đỏ bừng, háo nước, táo bón, nước tiểu có màu vàng. Mề đay thể phong nhiệt thuyên giảm khi thời tiết mát mẻ và cơ thể được làm mát.
Đối với thể bệnh này, để đặc trị mề đay bác sĩ sẽ kê đơn các dược liệu có công dụng thanh nhiệt sơ phong. Các bài thuốc đặc trưng và hiệu quả như:
Bài thuốc 1: Sắc uống với liều lượng 1 thang/ ngày
- Kim ngân hoa, cỏ mần trầu, tang diệp mỗi dược liệu 20g
- Bạch thược, sài hồ, cam thảo, hoàng cầm mỗi dược liệu 12g
- Quả ké, xương bồ, tang ký sinh mỗi dược liệu 16g
Bài thuốc 2: Sắc uống với liều lượng 1 thang/ ngày
- Kinh giới, hạ khô thảo, thương nhĩ tử, thổ linh, rau má, bồ công anh, cát căn, hoàng bá mỗi dược liệu 16g
- Liên kiều, kim ngân hoa, hoàng cầm, chi tử mỗi dược liệu 12g
Bài thuốc 3: Sắc uống với liều lượng 1 thang/ ngày
- Đương quy, huyền sâm, phòng phong, chi tử mỗi dược liệu 12g
- Cỏ mực, kinh giới, cam thảo đất, nam hoàng bá mỗi dược liệu 16g
- Kim ngân hoa 20g
Chữa mề đay bằng Đông y thể thấp nhiệt
Mề đay thể thấp nhiệt thường ít gặp hơn, thường phát bệnh khi nhiệt độ trong cơ thể tăng nhanh hoặc ở môi trường gió lâu. Các biểu hiện của thể mề đay này bao gồm:
- Phát ban thành vùng, nổi mẩn ngứa có màu đỏ sẫm
- Diễn biến bệnh sẽ trở xấu đi nếu gặp gió, môi trường có nhiệt độ cao hay thời tiết âm u
- Đau đầu, cơ thể mệt mỏi, uể oải, khó chịu, thân nhiệt tăng cao
- Háo nước, khó đại tiện
- Ít đi tiểu hơn bình thường, nước tiểu có màu vàng hoặc rêu
Theo quan niệm y học cổ truyền, đối với thể mề đay này, phương pháp điều trị tốt nhất là sử dụng các loại dược liệu có công dụng phương hương, hóa thấp. Bài thuốc điều trị hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay bao gồm
- Hoàng cầm, xích thược, hoạt thạch, bội lan, linh bì mỗi dược liệu 10g
- Cam thảo, trần bì, hậu phác mỗi dược liệu 6g
- Kim ngân hoa, bồ công anh mỗi dược liệu 15g
Người bệnh sắc uống thuốc hàng ngày với liều lượng 1 thang/ ngày
Bài thuốc chữa mề đay thể thực tích bằng Đông y
Khi sử dụng các loại thực phẩm có tính hàn, phong, lạnh hoặc chứa nhiều độc tố gây hại như: các loại hoa quả mọng (dâu tây), sữa, các loại đậu… sẽ gây ra nổi mề đay thể thực tích
Triệu chứng bệnh đặc trưng là các vùng nổi mẩn đỏ đột ngột, kéo dài lâu khỏi và không có khả năng tự hồi phục. Ngoài ra, khi mắc thể mề đay này, người bệnh sẽ có thêm biểu hiện như ợ hơi, bụng cồn cào, có cảm giác buồn nôn, khó đi đại tiện.
Theo Đông y, để điều trị hiệu quả thể mề đay này cần sử dụng các loại dược liệu có tác dụng thông đạo hòa trung, thanh nhiệt sơ phong. Bài thuốc đặc trưng bao gồm các thành phần:
- Địa phụ tử, phục linh, kim ngân hoa, tiêu sơn tra, xích thược, kê nội kim, tiêu tân lang, tiêu mạch nha mỗi dược liệu 10g
- Bạch tiên bì 15g
Người bệnh sắc uống hàng ngày với liều lượng 1 thang/ ngày
Ưu điểm và hạn chế khi điều trị nổi mề đay bằng thuốc Đông y
Sử dụng thuốc Đông y để chữa bệnh mề đay cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Người bệnh nên cân nhắc giữa 2 yếu tố này để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp
Ưu điểm
- Các bài thuốc Đông y hoàn toàn bào chế từ các thảo dược tự nhiên, đảm bảo an toàn và có độ lành tính cao, không ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể
- Xác định nguyên căn các thể khác nhau nên điều trị tận gốc, hạn chế tối đa bệnh tái phát trở lại, hiệu quả lâu dài
- Chữa bằng phương pháp Đông y phù hợp với nhiều độ tuổi, đối tượng do thường không gây tác dụng phụ
- Bệnh nhân không điều trị được bằng thuốc Tây y vẫn có thể điều trị bằng thuốc Đông y
Hạn chế
- Hiệu quả chữa bệnh chậm hơn các loại thuốc Tây y. Khi sử dụng thuốc Đông y, người bệnh cần có một khoảng thời gian để điều trị dần các triệu chứng mề đay.
- Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, diễn biến nghiêm trọng của bệnh lý nên hiệu quả đối với mỗi người là khác nhau
Sử dụng phương pháp điều trị mề đay bằng Đông y sẽ có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Người bệnh cần tìm đến bác sĩ để có những lời khuyên, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Chữa mề đay bằng Đông y cần lưu ý những gì?
Trước khi sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị mề đay, bạn cần lưu ý một số điều sau để đạt hiệu quả cao nhất và an toàn:
- Khi có biểu hiện bệnh, đến các cơ sở y học cổ truyền để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra chỉ định dùng thuốc. Người bệnh tuyệt đối không tự phỏng đoán thể trạng bệnh và tự bốc thuốc để uống
- Sử dụng đầy đủ liệu trình, không bỏ giữa chừng để thuốc đạt hiệu quả điều trị
- Sau khi sử dụng hết liệu trình mà tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp hơn.
- Khi bệnh diễn biến nặng và có biểu hiện sốc phản vệ, khó thở, người bệnh phải nhanh chóng đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời. Nếu để quá thời gian, bệnh lý sẽ phát triển rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
- Hiểu rõ nguyên nhân để hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây nổi mề đay để bệnh không tái phát trở lại
Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y là giải pháp hiệu quả, an toàn, lành tính nên được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn một phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám để chỉ ra đúng nguyên nhân và kê đơn chữa bệnh.
Xem thêm: Top 12+ cách trị nổi mề đay tại nhà ai cũng nên biết
Mik thấy các cụ bảo mề đay là do nóng bên trong. Uống rau má hay rau diếp cá hàng ngày là đỡ mà mình uống cả 2 tháng nay vẫn bị. Thuốc đông y là thuốc bắc đắng lè các cụ hay uống á mọi người, có loại thuốc đông y nào hiệu quả mà dễ uống không, chứ mik sợ thuốc đăng lắm, uống thuốc tây y còn sợ nữa là
Lớn r mà còn sợ uống thuốc à e :))) chịu khó đê, các cụ baoer rồi thuốc đắng mới dã tật. Chị trc cũng cứ uống thuốc là buồn nôn vì vị đắng quá mà uống dần thành quen đấy.
Hỏi các bác ở đây xíu, đã ai chữa bên trung tâm thuốc dân tộc này chưa https://vhea.org.vn/bai-thuoc-chua-me-day-tieu-ban-giai-doc-thang-16680.html, em thấy trên tivi giới thiệu xong tìm hiểu thấy cũng nhiều bác sĩ giỏi nhưng không biết liệu thuốc có tác dụng tốt thật không, nghe nói giá tiền thuốc cũng khá cao nên hơi phân vân.
Chị uống thuốc ở đây 3 năm trước, mỗi tháng tốn khoảng tầm 2tr-2,5tr tiền thuốc nhưng chị thấy giá tiền so với chất lượng thuốc là quá ổn đó. Chị uống đâu đó tầm 3 tháng là đã khỏi bệnh trong khi bệnh mề đay của chị là bệnh mạn tính gần 15 năm rồi. Chị bị từ khi còn nhỏ, cứ nổi mẩn, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, trời trở lạnh lạnh ý, chị nhớ hồi bé mẹ cho uống 1 viên thuốc nhỏ màu đỏ hồng là hết ngữa hết nổi..Rồi càng ngày tần suất bị nổi mẩn lại càng dày. Có những đợt còn ngày nào cũng nổi không liên quan đến thời tiết như trước. Chị đi khám thì bác sĩ bảo mề đay mẩn ngưá rồi cho mấy loại thuốc về uống, công nhận uống đỡ nhanh thật nhưng được có vài ngày rồi đâu lại vào đấy.Thế rồi chị còn được mách bôi 1 loại thuốc, thuốc tác dụng nhanh kinh khủng cứ bôi cái 1,2 tiếng sau là đã không còn ngứa không còn đỏ nưa rồi hóa ra là thuốc cóc tico ít dùng nhiều sẽ hại cho da và cơ thể nên khi biết chị không dùng nữa .Thế nào may mắn gặp chị họ ở Hồ chí minh về chơi chị ấy thấy chị bị vậy mới bảo tới pk thuốc dân tộc chữa, con chị ý cũng chữa ở cơ sở trong tphcm khỏi rồi nên chị mới tin tương tới khám dùng thuốc xem thế nào. Uống mấy ngày đầu ngứa nhiều hơn hoang mang lắm nhưng nt hỏi thì bác sĩ bảo chỉ là phản ứng thông thường thôi nên lại yên tâm dùng tiếp đến khi uống được 3 tuần thì đỡ ngứa đi, nổi ban mẩn ít đi. Cứ đỡ dần đỡ dần từng chút một đến ngoài 2 tháng là chị ổn hết rồi nhưng vì muốn bệnh khỏi hẳn nên chị uống nốt liệu trình đủ 3 tháng là ngưng. Đến giờ vẫn không bị nổi lại tí nào cả.
Thế ngoài uống thuốc ở đây chị có uống thêm loại nào khác không. Chị em bên Nhật đang bảo gửi cho em mấy loại tảo biển uống thêm vào để bồi bổ với thanh nhiệt gì đó. Mà em nghĩ nếu uống nhiều loại cùng lúc thì các thuốc lại đánh đấm nhau không có tác dụng.
Em cứ theo 1 loại thuốc đã, chứ không nên uống nhiều loại cùng lúc đâu. Chị cũng chỉ uống mỗi thuốc kia là đã khỏi được bệnh rồi mà.
1 lieu trinh la phai uong tan 3 thang ah, lau qua ah, e thay tren mang gioi thieu nhiu thuoc dong y noi cam ket 10 -15 ngay la khoi nhung hoi ra thi chi ban tren mang chu ko co co so kham benh nen em cung ko yen tam.
Ui em ơi, đừng tin mấy chỗ đây làm gì, toàn thuốc kém chất lượng, thuốc đểu không à, chị dính 1 lần rồi hồi còn trẻ người non dạ, mua xong 10 ngày chả thấy đỡ mà còn nặng hơn. Gọi điện tìm họ thì nghe mình nói cái dập tắt máy rồi thuê bao luôn. Em dùng thuốc đâu thì dùng nhưng nên là các chỗ khám chưa bệnh lâu năm và có địa chỉ đàng hoàng em ạ. Thuốc đông y bản chất là tác động bên trong nên phải từ từ mới đỡ, 3 tháng mà khỏi được bệnh là quá tốt rồi đó.
Haiz tôi bị mề đay mẩn ngứa đã 5 năm nay, dùng đủ loại thuốc cả tây y cả thuốc đông y gia truyền mà vẫn cứ đến thời điểm giao mùa là lại nổi lên. Ngứa ngáy khắp người, càng gãi càng nổi nhiều hơn. Có ai biết chỗ đông y nào tốt không, mách tôi để tôi đi chữa với, dù chữa mấy nơi thuốc đông y không khỏi nhưng tôi vẫn nghĩ thuốc đông y sẽ an toàn và tác dụng lâu dài hơn thuốc tây. Uống thuốc tây hại người lắm
Chuẩn rùi đó anh, em cũng sợ uống thuốc tây kéo dài ảnh hưởng xấu cơ thể. Nhưng mà giờ nổi mẩn suốt, không uống thuốc kháng histamin thì không đỡ được. Em không biết phải làm sao nữa TT__TT
Toi mac benh me day tu khi con be nhung luc be chi bi nhe nhe tu man len roi tu het, gio cang lon bi cnag nang, uong thuoc khang sinh chong di ung ma khong lan di co. Toi co lam viec lquan den may moc khi thai nen thuong xuyen tiep xuc voi bui ban, co phai the nen bi nang hon khong.
uống thuốc đông y thì kiêng ăn uống thế nào ạ, e thấy me e uống thuốc đông y mãi mà chả đỡ mấy @@ e vẫn biết thuốc đông y tác dụng chậm nhưng chả lẽ cứ uống liên tục cả năm trời, kiêng khem ko đúng cũng có ảnh hưởng bệnh đúng ko ạ
Kiêng rượu bia thôi em ơi còn ăn uống để ý kiêng mấy đồ tôm cua cá tại nó dễ gây dị ứng gây ngứa hơn, nhưng ví dụ như cá ngừ, cá hồi, cá thu..,. nhiều omega thì lại tốt cho bệnh này. Chịu khó để ý chút thì bệnh sẽ thuyên giảm. Có thể các thuốc mẹ em đã dùng chưa thật sự hiệu quả. Đổi thuốc xem chứ nếu thuốc đông y mà tốt thì tầm 1 tháng là đỡ rồi ấy.
Em đọc mấy bài viết khác cũng có nói mấy loại cá giàu omega tốt. Thế nếu không ăn mà uống các loại thực phẩm chức năng có chứa omega 3,6,9 thay thế thì có được không chị nhỉ.
Mình chỉ bị mề đay khi giao mùa, cứ tự nổi lên rồi tự hết nhiều nhất là ở bụng ngực 2 tay. Bị đến nay là 4 năm. Mỗi khi đến thu đông là nổi lên tầm 1 tuần, sau đấy lại ko sao cả. Có nhất thiết phải uống thuốc điều trị chưa nhỉ, để lâu liệu có càng ngày càng nặng ko
Dung cang som thi cang tot, to cung chu quan truoc bi nhe khomng uong bay gio thi ngay nao cung bi ban a, khong nhung the uong thuoc tay gio khong co tac dung nua co.
Em chưa uống thuốc đông y bao giờ, nhờ bà con chỉ giúp với, bài viết bảo sắc 1 thang/ ngày là mình đem cho vào nồi đun lên thì nên cho bao nhiêu nước và đun đến lúc nào là được vậy ak.
Làm sao biết đc mình là bệnh do phong hàn, phong nhiệt, thấp nhiệt, hay là thực tích để mà ra quầy thuốc mua theo đơn bài thuốc cho vậy. Tôi đọc thấy vừa giống triệu chứng của phong nhiệt lại vừa giống thực tích không biết nên uống theo đơn nào.
Tôi nói thật đã có bệnh thì phải đi khám chữa chứ đừng tự tiện dùng thuốc, những bài viết như thế này cũng chỉ là tham khảo thôi, mỗi ng mắc bệnh không ai giống ai, tự dùng thuốc thế thì có khi không khỏi mà còn nặng thêm ấy chứ. Nên đến gặp bác sĩ để bác sĩ kê đơn thuốc cho nha.
Mẹ mih cũng thế, thấy ai mách gì cũng uống theo, thấy người ta chữa đỡ cũng mượn đơn thuốc mua theo uống trong khi bệnh thì chả giống nhau mẹ mih mề đay còn họ bị viêm da tiếp xúc thế mà vẫn cứ uống đc. Mih nói thì mẹ lại tự ái. Đang muốn tìm chỗ nào uy tín tý để dẫn mẹ đi khám.
Các mẹ, các chị có ai bị mày đay sau sinh k ạ? Huhu cứu e với, e mới sinh cu đầu đc gần 6 tháng thì tự nhiên nổi mẩn đỏ sần trên da khắp cả người luôn, thậm chí trên mặt cũng nổi, sáng ra thấy mặt nặng nặng ngứa ngứa đi soi gương mới biết, e ra hiệu thuốc họ bán cho thuốc chống dị ứng uống đỡ rồi mà xong lại nổi tiếp. E sợ quá, k biết có ảnh hưởng gì cơ thể k, có lây truyền cho con k? Với làm tn để chữa các chị.
Hic hic tớ cũng đang gặp tình trạng giống mom đó, từ bé đến lớn chả bao giờ bị làm sao cả. Mà tự nhiên sau sinh lại nổi mẩn hết người, xấu xí vô cùng, đẻ xong sồ sề đã chán lắm rồi giờ lại bị bệnh này nữa, Biết thế chả lấy chồng đẻ con nữa cho rồi. Giờ tớ chỉ sợ uống thuốc vào lại bị mất sữa, con ốm yếu thì toi
Các chị sang bên thuốc dân tộc xem thử xem, thuốc bên đấy em uống ko bị mất sữa, thuốc thành phần thiên nhiên nên an toàn, con em trộm vía vẫn ngoan ăn uống tốt. Em dùng cũng thấy đỡ nhiều rồi. Mong là có thể khỏi được hẳn. Nhưng nghe nói thuốc đông y cũng tùy có hợp thuốc hay không nữa nên em uống thì thấy hợp không rõ mng có hợp không?
Ồ thật à? Để tớ tìm hiểu tìm mua xem. Giờ không mong khỏi tớ chỉ mong đỡ được phần nào hay phần ấy. Bị bệnh buồn lắm ấy.
T thấy có mấy cahc đơn giản mà hiệu quả như tắm lá trầu không, lá khế chua, uống rau diếp, rau kinh giới xay hay đơn giản hơn là uống nước đỗ đen, nước chanh mật ong… Ngày xưa thuốc đông y khó kiếm các ông bà toàn dùng mấy cách đó đấy.
Tui áp dùng hết các cách đó rồi mà vẫn ngứa đến phát điên lên ấy, cả ngày cứ gãi xoành xoạch, chán chả muốn nói. Bao nhiêu tiền bạc mua thuốc mà vẫn ko khỏi được. Có khi phải thay máu mới khỏi :(((
T nghĩ Mề đay bệnh từ trong rồi chẳng phòng tránh được đâu, mấy cái kia chỉ hỗ trợ phần nào thôi, qaun trọng là thải độc gan thường xuyên, uống thuốc giải độc gan hay trà thanh nhiệt….
Hợp thầy hợp thuốc sẽ khỏi được đó nha, như tôi đây, uống bao nhiêu thuốc ko khỏi chuyển sang dùng thuốc tiêu ban giải độc thag lại khỏi đến nay 2 năm vẫn ko bị lại, uống thuốc đông y lại còn người khỏe khoắn, ăn ngủ tốt hơn hẳn trước. Ngày trước hay bị mụn nhọt nổi ở ngực lưng mà uống thuốc rồi cũng mất luôn. Thuốc thải độc gan tốt lắm ấy.
Thuốc đây là thuốc gì vậy, kiếm mua ở đâu vậy bác, bác chỉ để tui đi mua với chứ tui ngứa đến mức đêm không tài nào ngủ được, cứ phải dậy gãi, gãi xong càng ngứa hơn nữa.
bạn vào đây xem thêm thông tin nhé, có các địa chỉ phòng khám ở cả bắc nam luôn, nếu tiện thfi đến khám trực tiếp, ko thì gọi ddienj bác sĩ sẽ tư vấn rồi gửi thuốc về cho https://www.thuocdantoc.org/benh-me-day-man-ngua.html
Ở đây là thuốc thang sắc à bạn, có loại thuốc nào tiện dùng hơn không, chứ tôi đi làm suốt chả có thời gian đâu mà sắc, về nhà thì 2 đứa con nhỏ phụ giúp vợ này nọ cũng chả có thời gian làm gì.
Tớ cũng đang uống thuốc này, 1 tháng thấy đỡ ngứa đi 1 nửa rồi, nổi mẩn cũng ít đi so với trước. Tớ chọn dùng loại thuốc trung tâm sắc cô đặc thành dạng viên cao nên không phải tự đun sắc gì đâu bạn, bạn lấy 1 viên rồi pha với nước nóng uống là được, tiện lắm. Có gì bạn cứ gọi điện trước cho bác sĩ để bác sĩ tư vấn xem thế nào, nên dùng loại thuốc nào.
Chị gái em cũng không hiểu sao tự nhiên bị bệnh, trước đó chưa bao giờ dị ứng hay nổi mẩn gì cả, giờ thì cứ ăn tôm cá hải sản là bị, đi khám cũng không có gì bất thường. Chữa đông y có khỏi hẳn được không mọi người???
Dạo này trời lạnh em tắm xong toàn vết nổi đỏ đỏ rải rác khắp người… Rượu bia nhiều thì nó nổi càng nhìu lên đi bệnh viện xét nghiệm khám xét mà bác sĩ chả giải thích gì chỉ bảo gan nóng, hết, về uống thuốc bổ gan vẫn vậy, thế có phải là bị mề đay không anh em?
Nếu nổi mẩn đỏ thì chỉ có thể 1 là dị ứng 2 là mề đay rồi. Thuốc bổ gan chỉ gọi là hỗ trợ thêm thôi, em chuyên sang dùng thuốc đông y xem. Mà đã bị bệnh này thì kiêng hẳn bia rượu đi, chứ có thuốc giời mà bia rượu thì bệnh cũng chả thể nào khỏi được.,