Nổi mề đay ở lưng, bụng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trúng đích

4.8/5 - (20 bình chọn)

Nổi mề đay ở lưng và bụng là một loại bệnh da liễu phổ biến ai cũng có thể mắc phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh mề đay lại gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân tại sao lại bị nổi mề đay ở bụng – lưng, cách khắc phục như thế nào? Bài viết này sẽ mang đến cho bạn câu trả lời chi tiết nhất.

Tìm hiểu nổi mề đay ở lưng và bụng
Tìm hiểu nổi mề đay ở lưng và bụng

Dấu hiệu của bệnh nổi mề đay ở lưng, bụng

Nổi mề đay là căn bệnh phổ biến và đặc biệt tiến triển mạnh trong thời điểm giao mùa. Bệnh mề đay có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên cơ thể như mặt, cổ, chân, tay nhưng nổi mày đay ở lưng, bụng lại phổ biến hơn cả. Bạn có thể phát hiện bệnh qua các dấu hiệu mề đay điển hình bao gồm:

  • Các nốt mẩn ngứa có hình dạng tương tự vết côn trùng cắn nổi trên lưng, bụng.
  • Các nốt sẩn phù, mẩn đỏ có diện tích nhỏ, người bệnh có thể sờ thấy chúng dễ dàng.
  • Toàn bộ vùng da bị mề đay đều có màu đỏ, hồng nhạt.
  • Vùng da bị mề đay cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy… gia tăng dần, đôi khi khiến người bệnh mất kiểm soát, gãi.
  • Khi bệnh chuyển biến nặng, các vết mẩn ngứa lan ra các khu vực da xung quanh đến khi kín lưng.
  • Biểu hiện ngoài da có thể tự động biến mất sau một thời gian.
  • Trẻ nhỏ khi bị mề đay sẽ quấy khóc, mệt mỏi, bỏ bú.

Nguyên nhân bệnh nổi mề đay ở lưng, bụng

Nổi mày đay ở lưng, bụng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Theo các chuyên gia da liễu, mề đay ở lưng, bụng xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

Có rất nhiều nguyên nhân khiến lưng, bụng bị nổi mày đay
Có rất nhiều nguyên nhân khiến lưng, bụng bị nổi mày đay
  • Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột kèm thay điều kiện độ ẩm, ánh sáng, tia UV,…
  • Không khí ô nhiễm, nơi ở và làm việc có nhiều khói bụi, chất hóa học
  • Phụ nữ mang thai, sau sinh có sự thay đổi nội tiết tố
  • Mề đay ở bụng sau sinh xảy ra do sự kéo giãn da và mạch máu
  • Thói quen ăn uống không khoa học, làm việc quá sức
  • Do yếu tố di truyền
  • Vệ sinh da kém, lựa chọn sản phẩm chăm sóc da không phù hợp
  • Lựa chọn quần áo quá chật, bó sát khó thấm hút mồ hôi
  • Sự suy giảm chức năng gan, thận

Cách điều trị bệnh nổi mề đay ở lưng, bụng hiệu quả

Đông y, Tây y và các bài thuốc dân gian là 3 phương pháp điều trị mề đay phổ biến nhất hiện nay. Mỗi cách sẽ có ưu điểm và cách sử dụng khác nhau, người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng.

Dùng thuốc Tây để chữa bệnh nổi mề đay ở bụng, lưng

Sử dụng thuốc Tây thường có hiệu quả nhanh và rất tốt. tuy nhiên với phương pháp này, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kê đơn thuốc đúng, an toàn cho sức khỏe. Có 2 nhóm thuốc chính được chọn để điều trị bệnh mề đay, đó là:

  • Corticoid: Nhóm thuốc này cho hiệu quả cao trong việc kháng viêm. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn một vài nguy cơ như gây suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, vì thuốc có hiệu quả nhanh, nhiều người đã lạm dụng nó.
  • Kháng Histamin: Nhóm thuốc này tác động trực tiếp lên nhóm hóa chất gây nổi mề đay là Desloratadine, Loratadin,…
  • Thuốc Benzocain và Pramoxine gây tê tại chỗ: Thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sẩn phù.
  • Kem dưỡng ẩm: Bác sĩ có thể kê thêm một số sản phẩm dưỡng da chứa vitamin E, Hyaluronic acid, Glycerin,…

Lưu ý: Thuốc Tây nếu không sử dụng đúng cách có thể gây nên tác dụng phụ. Người bệnh nên tuân thủ theo liệu trình của bác sĩ để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Dùng bài thuốc dân gian để chữa bệnh nổi mề đay ở lưng, bụng

Khi bị nổi mày đay ở lưng, bụng ngoài sử dụng thuốc đặc trị, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp xử lý mẩn ngứa, sẩn phù tại nhà. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa sau đây:

Sử dụng lá kinh giới:

Bạn lấy một nắm lá kinh giới, giã nát cùng 1 nhúm muối. Dùng hỗn hợp này để thoa lên những vùng da bụng, lưng đang bị mề đay.

Sử dụng trà gừng mật ong:

1 – 2 thìa mật ong cùng vài nhánh gừng tươi băm nhỏ, cho vào cốc nước ấm vừa. Khuấy đều hỗn hợp để mật ong hòa tan vào nước. Nếu cần ngọt, bạn có thể cho thêm đường bên ngoài vào để uống. Khi thấy da ngứa và các vết ban đỏ xuất hiện nhiều hơn thì bạn nên dùng phương pháp này.

Áp dụng một số mẹo chữa mề đay theo dân gian để giảm triệu chứng
Áp dụng một số mẹo chữa mề đay theo dân gian để giảm triệu chứng

Tắm lá khế, lá trà xanh:

Người bệnh có thể đun nước lá khế, lá trà xanh sau đó sử dụng nước để tắm, vệ sinh vùng lưng, bụng bị nổi mày đay. Đây là cách giúp bạn có thể xoa dịu nhanh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do mày đay. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến nhiệt độ nước tăm vừa phải để không khiến bệnh nặng hơn.

Cách chữa mày đay tại nhà thường sử dụng nguyên liệu dễ tìm, dễ thực hiện. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên được áp dụng trong trường hợp mày đay mới khởi phát. Sau 1 thời gian sử dụng mà bệnh không thuyên giảm, người bệnh cần đi tới cơ sở y tế để thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. 

Trị nổi mề đay ở lưng, bụng theo Đông y

Đông y điều trị mày đay theo cơ chế toàn diện, tác động sâu bên trong loại bỏ căn nguyên bệnh đồng thời bồi bổ cơ thể, ngăn bệnh tái phát. Những bài thuốc Đông y chiết xuất từ thảo dược, an toàn phù hợp với nhiều đối tượng. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây:

Bài thuốc 1: Chữa bệnh mề đay thể phong hàn

  • 12 gram sài hồ
  • 12 gram kim ngân hoa
  • 16 gram hạ khô thảo
  • 16 gram cam thảo đất
  • 16 gram đơn mặt trời
  • 16 gram ngải diệp
  • 16 gram bồ công anh
  • 16 gram tang ký sinh

Sắc các vị thuốc này thành thuốc và mỗi ngày uống 1 thang.

Chữa mề đay bằng Đông y ngày càng được nhiều người tin dùng
Chữa mề đay bằng Đông y ngày càng được nhiều người tin dùng

Bài thuốc 2: Chữa bệnh mề đay thể phong nhiệt

  • 20 gram cỏ mần trầu
  • 20 gram tang diệp
  • 20 gram kim ngân hoa
  • 12 gram bạch thược
  • 12 gram hoàng cầm
  • 12 gram cam thảo
  • 12 gram sài hồ
  • 16 gram xương bồ
  • 16 gram tang ký sinh
  • 16 gram quả ké

Mang dược liệu sắc thành thuốc, mỗi ngày uống 1 thang

Trên đây là 3 phương pháp chữa mề đay hiệu quả, được nhiều người sử dụng nhất. Tuy nhiên, khi có biểu hiện bị bệnh, tốt nhất là bạn nên đi khám ở các cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ sẽ hỗ trợ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị cùng các biến chứng, tác dụng phục có thể xảy ra.

Đồng thời, bạn nên lưu ý chế độ sinh hoạt và tìm ra tác nhân gây nên bệnh để phòng tránh. Với nguyên nhân do gan hoặc cơ quan khác trong cơ thể, biểu hiện khó đoán, bạn cần đến bệnh viện để làm các xét nghiệm cần thiết.

Người bị nổi mề đay lưng, bụng cần lưu ý điều gì?

Để quá trình điều trị nổi mày đay đạt hiệu quả cao, người bệnh cần ghi nhớ thêm những lưu ý dưới đây:

  • Hạn chế tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, bụi mạt,… hay bất kỳ dị nguyên gây kích ứng da nào
  • Lựa chọn sữa tắm, sản phẩm dưỡng da phù hợp với da của mình
  • Nên duy trì tập luyện thể dục hàng ngày để sức đề kháng được nâng cao, giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, nhiều hoa quả, rau củ, giàu dinh dưỡng,… Luôn đảm bảo cơ thể đầy đủ các nguyên tố vi lượng, chất xơ và vitamin,…
  • Mọi thành viên trong gia đình đều nên đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng cơ thể, chức năng gan, thận,… 
  • Các chuyên gia cũng khuyên người bệnh phải uống đủ nước và vệ sinh ở thể sạch sẽ. Kết hợp vệ sinh nơi ở để bảo vệ bản thân thật tốt.
  • Thận trọng hơn với các loại thức ăn, đặc biệt là hải sản. Một khi đã biết bản thân bị dị ứng sau khi ăn loại thực phẩm nào thì tốt nhất nên tránh các loại thực phẩm đó ra, không ăn lại. 

Hy vọng bài viết trên đây có thể cung cấp tới quý bạn đọc những thông tin hữu ích về hiện tượng nổi mề đay ở lưng, bụng. Để quá trình điều trị đạt hiệu quả, bạn nên chủ động đi thăm khám tại các cơ sở y tế, tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn, tránh chủ quan tăng nguy cơ biến chứng. 

Xem thêm:

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo