Nổi mẩn đỏ ở tay: Nguyên nhân, biện pháp điều trị hiệu quả nhất

4.5/5 - (16 bình chọn)

Nổi mẩn đỏ ở tay kèm cảm giác ngứa ngáy, châm chích vô cùng khó chịu. Hiện tượng này ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như thẩm mỹ. Đáng chú ý, tay bị nổi mẩn còn tiềm ẩn một số bệnh lý nguy hiểm khác như mề đay, nấm da, chàm tổ đỉa… Việc phát hiện và điều trị sớm giúp người bệnh tránh tác động xấu tới sức khỏe. 

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay cảnh báo bệnh lý gì? 

Hình dáng, phạm vi ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nổi mẩn đỏ trên tay phụ thuộc vào nguyên nhân và cơ địa của mỗi người. Thông thường phát ban mẩn đỏ ở tay thường kéo dài từ 1-2 ngày rồi tự biến mất. Tuy nhiên, có một số trường hợp nổi mẩn bị lan rộng. Tình trạng da mẩn ngứa kéo dài cảnh bảo một số bệnh lý bao gồm:

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Phát ban mề đay mẩn ngứa

Các tình trạng nổi mẩn đỏ ở tay, gây cảm giác ngứa ngáy có khả năng do mề đay mẩn ngứa gây ra. Đây là một loại bệnh lý về da, dạng cấp hoặc mãn tính thường gặp ở nhiều đối tượng. Bệnh lý này thường xảy ra khi người bệnh bị dị ứng thời tiết, thực phẩm, bụi mịn… hoặc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, hóa mỹ phẩm…

Nổi mẩn đỏ ở tay có thể là triệu chứng của phát ban mề đay
Nổi mẩn đỏ ở tay có thể là triệu chứng của phát ban mề đay

Thông thường mề đay sẽ thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày. Ở những trường hợp mãn tính có thể kéo dài vài tháng, nếu không được điều trị kịp thời triệu chứng nổi mẩn đỏ có thể lan rộng gây bất tiện trong việc sinh hoạt. Do đó, người bệnh cần xác định nguyên nhân nhanh chóng, chính xác và điều trị kịp thời.  

Chàm tổ đỉa

Chàm tổ đỉa thường xuất hiện ở dạng mụn nước và khởi phát ở lòng bàn tay gây ngứa dữ dội. Nếu bạn phát hiện nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay hoặc trên tay với các biểu hiện dưới đây có thể xác định là bệnh chàm tổ đỉa. 

  • Lòng bàn tay/ bàn chân nổi mẩn màu đỏ, ngứa nhẹ
  • Hình thành các mụn nước nhỏ và gây cảm giác ngứa dữ dội
  • Chà xát hoặc gãi mạnh mụn nước bị vỡ và chảy dịch
  • Sau đó vùng da tổn thương bắt đầu khô lại, tạo sừng và xuất hiện vết nứt
Bị nổi nốt đỏ ngứa ở tay là biểu hiện của chàm tổ đỉa
Bị nổi nốt đỏ ngứa ở tay là biểu hiện của chàm tổ đỉa

Chàm tổ địa hiện chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên bệnh lý xuất hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ ở tay khi bị tác động từ một số yếu tố như:  tay quá khô/ quá ẩm, tiếp xúc trực tiếp với kim loại, dị ứng bởi dị nguyên hoặc hệ thần kinh bị căng thẳng.

Bị nấm da tay 

Nấm da tay hay thường gọi nấm kẽ là bệnh lý đặc trưng của 3 thể gồm: mụn nước, viêm kẽ và tróc vảy khô. Tình trạng bệnh và các biểu hiện tổn thương da tương tự như nổi mày đay. Vì vậy, khi phát hiện các nốt mẩn đỏ, kèm theo ngứa ngáy dữ dội ở tay có thể xác định do bệnh nấm gây ra. 

Bị viêm da cơ địa

Người bệnh bị viêm da cơ địa thường có điểm chung là khởi phát do cơ địa nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi các dị nguyên. Bệnh lý này hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác nguyên nhân, một số dấu hiệu chung xảy ra ở nhiều người bệnh bị viêm da cơ địa như sau: 

  • Khi bệnh khởi phát và ở giai đoạn cấp tính, da tay thường nổi ban đỏ, hồng nhạt.
  • Tiếp theo bề mặt da tay nổi mụn nước, gây ngứa nhẹ và kèm đau rát.
  • Khi chà xát mạnh, mụn bị vỡ sẽ tiết dịch và đóng thành vảy khi khô.
  • Cuối cùng chuyển tới giai đoạn mãn tính với các triệu chứng vùng da tổn thương dày lên, hơi sưng, thâm nhiễm, khô cứng và có nhiều vết nứt nhỏ.
Tay nổi mẩn đó là dấu hiệu bị bệnh viêm da cơ địa
Tay nổi mẩn đó là dấu hiệu bị bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da tiếp xúc

Bệnh lý viêm da tiếp xúc có biểu hiện nổi mẩn đỏ trên tay hoặc chân. Bệnh thường xảy ra ở những vị trí có tần suất tiếp xúc cao và trực tiếp với các dị nguyên như bàn tay, bàn chân. Những người bị viêm da tiếp xúc dễ dàng nhận biết bởi vùng da tổn thương thường có màu hồng đỏ, mới đầu có cảm giác nóng rát, châm chích nhẹ và sau chuyển sang ngứa nhẹ tới ngứa dữ dội.

Sau khoảng vài tiếng khởi phát, da xuất hiện mụn nước nhỏ với kích thước không đồng đều, gây ngứa ngáy rồi vỡ ra khi bị ma sát mạnh và tạo thành các vảy nhỏ. 

Bị bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei gây ra và thường xuất hiện triệu chứng ở kẽ tay, lòng bàn tay, mu bàn tay và một số vùng da khác. Sau khi ký sinh trên da, Sarcoptes Scabiei bắt đầu đẻ trứng, làm xuất hiện các mụn nước hoặc sần đỏ, kèm ngứa ngáy dữ dội.

Đặc biệt, cảm giác ngứa càng trở nên dữ dội hơn vào ban đêm khi ghẻ bắt đầu hoạt động và tiết dịch gây ngứa. Quá trình gây ngứa có thể làm vỡ mụn nước và làm lây lan bệnh sang các vùng da khác. Do đó, khi nổi mẩn đỏ ngứa ở tay người bệnh nên hạn chế gãi ngứa hoặc chỉ xoa nhẹ để giảm cảm giác ngứa do ký sinh trùng gây ra. 

Xuất hiện nốt đỏ, mụn nước ngứa ngáy là dấu hiệu bị ghẻ ăn tay
Xuất hiện nốt đỏ, mụn nước ngứa ngáy là dấu hiệu bị ghẻ ăn tay

Ngoài một số nguyên nhân phổ biến trên, nổi mẩn đỏ trên tay có thể do một số nguyên nhân sau: 

  • Bị vẩy nến: Bệnh lý thuộc dạng viêm da mãn tính và có thể tái phát nhiều lần. Mới đầu, vùng da tổn thương nổi ban màu đỏ hồng, tiếp theo xuất hiện vảy và nhanh chóng khô lại. Tình trạng bệnh thường kèm theo cảm giác nóng rát và ngứa nhẹ. 
  • Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống: Đây là một loại bệnh tự miễn, gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể nhưng thường khởi phát mẩn ngứa ở da đầu tiên. 
  • Bị xơ mật tiên phát: Bệnh lý có biểu hiện nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay do Acid mật bài tiết vào máu. Các tình trạng do xơ mật tiên phát có xu hướng bùng phát nặng nề vào ban đêm hoặc thời tiết lạnh.
  • Dị ứng thời tiết: Việc thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng có thể dẫn tới tình trạng nổi mẩn đỏ trên tay và kèm theo ngứa nhẹ. 
  • Dị ứng dị nguyên: Các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, bụi mịn, lông thú, hóa chất… có thể gây kích ứng cơ thể khiến da tay phát ban nhiều nốt ngứa ngáy hoặc có thể sưng phù. 
  • Dị ứng thực phẩm: Một số thực phẩm giàu chất béo hoặc chất đạm có thể khiến cơ thể bị kích ứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy như đậu phộng, tôm, cua…

Bị nổi mẩn đỏ trên tay có nguy hiểm không?

Khi mới khởi phát, nổi mẩn đỏ ở tay thường không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống. Bởi triệu chứng thường kèm theo cảm giác nóng rát, châm chích nhẹ và ngứa âm ỉ tới dữ dội, thậm chí còn để lại sẹo hoặc nốt sần nếu không chữa trị đúng cách.  

Ngoài ra, nếu để tình trạng bệnh kéo dài có thể tăng nguy cơ chàm hóa, bội nhiễm. Tình trạng bội nhiễm, tổn thương nghiêm trọng trên da thường rất khó khắc phục. Nhiều trường hợp thậm chí để lại sẹo, ảnh hưởng tới ngoại hình và xuất hiện tâm lý tự ti khi giao tiếp cùng người khác.

Do đó, khi nhận thấy nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay, mu bàn tay kéo dài và xuất hiện các biểu hiện bất thường, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc chủ quan có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều tác hại nghiêm trọng.

Biện pháp điều trị bị nổi mẩn đỏ ở tay cần biết

Khi xuất hiện nổi mẩn đỏ ngứa ở tay người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị dưới đây:

Chăm sóc và điều trị tại nhà

Để giảm cảm giác ngứa ngáy, châm chích ở vùng da bị tổn thương, người bệnh có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà dưới đây:

  • Ngâm nước muối ấm: Đây là mẹo dân gian rất hữu hiệu bởi nước muối ấm có khả năng sát trùng, giảm ngứa và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm hiệu quả. 
Ngâm nước muối ấm để giảm tình trạng ngứa và diệt khuẩn
Ngâm nước muối ấm để giảm tình trạng ngứa và diệt khuẩn
  • Chườm đá lạnh: Nếu nổi mẩn đỏ kèm cảm giác nóng rát, người bệnh có thể cho đá lạnh vào túi vải mềm, sạch rồi chườm lên vùng da tay bị tổn thương khoảng 10 -15 phút cải thiện tình trạng bệnh. 
  • Uống trà hoa cúc/ trà xanh: Trà hoa cúc và trà xanh có thành phần giúp an thần, từ đó cải thiện tình trạng nổi mẩn, giảm cảm giác ngứa ngáy và giúp hệ thần kinh thư giãn. 
  • Sử dụng nha đam: Nha đam có thành phần kháng khuẩn, sát trùng, làm mềm mô da và đặc biệt là làm dịu cơn ngứa nhanh chóng. Người bệnh chỉ cần lấy một lượng gel nha đam và thoa lên các nốt mẩn đỏ, để như vậy khoảng 10 phút rồi rửa sạch bằng nước mát. 
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có các thành phần làm mát, cấp ẩm giúp xoa dịu vùng da bị nổi mẩn, ngứa, sưng nóng và khô rát. Bên cạnh đó, kem dưỡng ẩm còn có tác dụng hồi phục mô da tổn thương, giúp ngăn ngừa thâm sẹo.
Dùng kem dưỡng ẩm để làm mát, làm dịu cơn ngứa và giữ ẩm cho da tay
Dùng kem dưỡng ẩm để làm mát, làm dịu cơn ngứa và giữ ẩm cho da tay

Điều trị nổi mẩn đỏ bằng thuốc Tây y

Triệu chứng nổi mẩn đỏ trên tay kèm ngứa ngáy do cơ thể sản sinh hoạt chất histamin. Do đó, để điều trị các tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng và ức chế sản sinh histamin sau: 

  • Thuốc dạng uống: Dapsone, Deltasone
  • Thuốc dạng bôi: Thuốc bôi chứa Salicylic Acid, Corticoid

Tuy nhiên, các loại thuốc Tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ, nên trước khi sử dụng người bệnh cần tham khảo ý kiến và tuân theo chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. 

Sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất
Sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất

Điều trị nổi mẩn ngứa bằng thuốc Đông y

Thuốc Đông y khác thuốc Tây y ở cách điều trị từ căn nguyên, đi sâu vào nguyên nhân gây bệnh, giúp trị dứt điểm và không tái phát. Với các vị thuốc thảo dược tự nhiên, thuốc Đông y giúp thải độc, tiêu viêm, giảm ngứa và tăng cường chức năng ngũ tạng và tăng sức đề kháng hiệu quả.

Bên cạnh đó, nhờ thành phần từ thiên nhiên, lành tính nên các bài thuốc này không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Người nổi mẩn đỏ ở tay có thể tham khảo các bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: 

  • Vị thuốc: 16gr mỗi vị thuốc – xương bồ, thương nhĩ; 12gr mỗi vị thuốc – xuyên khung, cam thảo, trần bì, độc hoạt, cát cánh, đương quy, thục địa; 10gr tế tân, bạch chỉ và 8gr quế. 
  • Cách dùng: Sau khi chuẩn bị mang đi rửa sạch và sắc uống trong ngày. Lưu ý không để nước thuốc uống qua ngày thứ 2. 
Thuốc Đông y giúp thải độc, giải nhiệt và tăng cường hệ miện dịch cho cơ thể
Thuốc Đông y giúp thải độc, giải nhiệt và tăng cường hệ miện dịch cho cơ thể

Bài thuốc 2: 

  • Vị thuốc: 16gr mỗi vị thuốc –  lá đơn, ý dĩ, ké đầu ngựa, kinh giới; 12gr mỗi vị thuốc – đan sâm, tô tử, phòng phong và 8gr mỗi vị thuốc – bạch chỉ, quế chi. 
  • Cách dùng: Rửa sạch và sắc uống trong ngày. Lưu ý không để nước thuốc uống qua ngày thứ 2. 

Bài thuốc 3: 

  • Vị thuốc: 10gr mỗi vị thuốc – đan bì, lá đơn, sinh địa, liên kiều, bèo cái, đại thanh diệp, kim ngân hoa, ngưu bàng. 
  • Cách dùng: Mang đi sắc với nước bằng lửa nhỏ và chia uống trong ngày vào sáng, trưa, tối. 

Lưu ý khi điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở tay

Ngoài việc sử dụng và tuân thủ bài thuốc theo chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, người nổi mẩn đỏ trên tay cần chú ý một số vấn đề sau để điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. 

  • Thường xuyên vệ sinh tay bằng nước sạch và giữ cho tay, vùng da tay bị tổn thương khô ráo.
  • Tránh chà xát hoặc gãi mạnh tay, làm các nốt mẩn đỏ bị trầy xước khiến tình trạng bệnh nặng hơn và lan rộng hơn.
  • Tránh để vùng da tổn thương tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng như hóa chất, bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa…
  • Kiêng các thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, ốc… và đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Kết hợp bổ sung các chất dinh dưỡng như nước khoáng, vitamin và thực phẩm giàu omega 3, chất xơ…
  • Thời tiết có dấu hiệu chuyển lạnh nên giữ ấm cơ thể và dưỡng ẩm da tay thường xuyên.

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp các bệnh lý có triệu chứng nổi mẩn đỏ ở tay, đồng thời đề cập những biện pháp chăm sóc, điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý khi xác định bệnh dựa trên dấu hiệu lâm sàng, bởi các tình trạng hay biểu hiện thường không có tính phổ biến và dễ gây nhầm lẫn giữa các bệnh. Do đó, khi các tổn thương da kéo dài hơn 2 ngày, người bệnh nên tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

Xem thêm:

Chia sẻ

Bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc đã nhận được phản hồi tích cực từ đông đảo người bệnh và giới chuyên môn về hiệu quả cũng như tính an toàn. [Xem review chi tiết]

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo