Mặt nổi mẩn đỏ không ngứa: Điều trị đúng cách, tránh biến chứng về sau

4.7/5 - (46 bình chọn)

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa kèm theo cảm giác châm chích, ngứa ngáy khó chịu và gây nên những mặc cảm cho người bệnh. Việc phát hiện kịp thời và xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp chúng ta có biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Nguyên nhân dẫn tới triệu chứng da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa

Nổi mẩn đỏ ở mặt nhưng không ngứa có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng nào từ trẻ nhỏ tới người lớn. Nguyên nhân dẫn tới tính trạng này có thể do dị ứng, do các tác động từ môi trường hoặc mắc các bệnh lý về da liễu hay bệnh tiềm ẩn khác. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng mặt nổi mẩn đỏ không ngứa mà chúng ta cần biết:

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Bị cháy nắng 

Các chuyên gia khẳng định tình trạng cháy nắng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nổi mẩn đỏ không ngứa ở mặt. Hiện tượng da tổn thương do chúng ta khi đi nắng không có biện pháp che chắn hợp lý, dẫn đến nổi mẩn đỏ. Ngoài ra, cháy nắng còn khiến xuất hiện các vấn đề khác như sưng đỏ da, tróc vảy, nóng rát,… Một số người bị cháy nắng cũng bị nổi mẩn đỏ quanh mắt.

Da mặt bị cháy nắng dẫn tới nổi mẩn đỏ
Da mặt bị cháy nắng dẫn tới nổi mẩn đỏ

Da mặt bị dị ứng

Da mặt bị dị ứng bởi các dị nguyên gây kích ứng có thể dẫn tới tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa ở mặt. Một số dị nguyên phổ gây nên hiện tượng này như sau: 

  • Thời tiết thay đổi đột ngột: Thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể không kịp thích ứng dẫn tới da bị kích ứng và nổi các nốt mẩn đỏ. Tình trạng này có thể kèm theo sưng nhưng không gây ngứa ở một số đối tượng. 
  • Dị ứng thực phẩm: Một số thực phẩm lạ, hoặc thực phẩm có thành phần không hợp với cơ thể cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng nổi mẩn đỏ ở mặt nhưng không ngứa. Ở trường hợp dị ứng nặng, cơ thể còn xuất hiện triệu chứng hoa mắt, đau bụng, nôn mửa,…
  • Dị ứng mỹ phẩm: Trong mỹ phẩm có một số thành phần không thích ứng với da nhạy cảm; hoặc do mỹ phẩm giả, kém chất lượng có chứa hóa chất khiến da mặt bị kích ứng và nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa.
  • Yếu tố dị ứng khác: Phân hoa và lông thú cưng cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng dị ứng và nổi mẩn đỏ ở mặt, tay, chân hoặc toàn thân. 
Da mặt dễ bị kích ứng nổi mẩn bởi tác nhân gây hại
Da mặt dễ bị kích ứng nổi mẩn bởi tác nhân gây hại

Do virus siêu vi 

Nhiều người bị nhiễm virus siêu vi thường có triệu chứng như: sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, trên da nổi mẩn đỏ và không kèm ngứa. Khi có những dấu hiệu này, người bệnh không nên chủ quan mà tới gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán sức khỏe và điều trị bệnh. 

Bị viêm da tiết bã nhờn

Người bị viêm da tiết bã nhờn xảy ra trong quá trình tái tạo da bị rút ngắn, dẫn tới bong tróc các lớp sừng nhanh chóng và khiến chúng kết dính tạo thành vảy có thể nhìn thấy được. Ngoài ra bệnh lý còn kèm biểu hiện mặt nổi mẩn đỏ không ngứa. 

Nổi mẩn đỏ không ngứa là dấu hiệu cảnh bảo bị viêm da tiết bã nhờn
Nổi mẩn đỏ không ngứa là dấu hiệu cảnh bảo bị viêm da tiết bã nhờn

Bị Lupus ban đỏ hệ thống

Bệnh Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn, bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị mất khả năng phân biệt “lạ -quen”, tức cơ thể tưởng nhầm mô của cơ thể là tác nhân gây hại nên phản ứng tạo ra kháng thể chống lại. Người bị Lupus ban đỏ có biểu hiện nổi mẩn đỏ ở mặt, lưng, bụng, thậm chí một số trường hợp bệnh nhân bị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa.

Một số nguyên nhân khác 

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, triệu chứng nổi mẩn đỏ không ngứa ở mặt có thể là do một số yếu tố khác. Cụ thể: 

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc đang dùng để điều trị bệnh lý nào khác. 
  • Bệnh tiểu đường có thể dẫn tới tình trạng da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa.
  • Giãn mao mạch ở da mặt hay các chức năng gan, thận suy yếu cũng là nguyên nhân dẫn tới nổi mẩn đỏ ở mặt mà người bệnh cần chú ý. 

Để có biện pháp điều trị phù hợp, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây nên tình trạng mặt nổi mẩn. Trường hợp, triệu chứng bệnh xuất hiện những hiện tượng khác thường hoặc mẩn đỏ kéo dài không hết, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị. 

Người bệnh khi nào phải tới gặp bác sĩ?

Hiện tượng da mặt nổi mẩn đỏ ảnh hưởng tới nhan sắc của người bệnh, từ đó dẫn tới những bất ổn về mặt tâm lý và tác động tiêu cực tới chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và có cách xử lý phù hợp để tránh những biến chứng sau này. 

Chình vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ không ngứa ở mặt và kèm theo những biểu hiện khác thường khác, người bệnh cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh và lên phác đồ điều trị phù hợp. Một số dấu hiệu bất thường mà người bệnh cần lưu ý: 

  • Các nốt mẩn đỏ bắt đầu lan từ mặt xuống cổ, vai và tay chân
  • Vùng da nổi mẩn có hiện tượng nóng rát, nứt nẻ và bong tróc vảy
  • Xuất hiện mụn nước nhỏ li ti
  • Xuất hiện triệu chứng sốt và cơ thể mệt mỏi 
Xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần tới gặp bác sĩ để được thăm khá, chữa trị kịp thời
Xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần tới gặp bác sĩ để được thăm khá, chữa trị kịp thời

Biện pháp xử lý nổi mẩn đỏ ở mặt nhưng không ngứa 

Mặt nổi mẩn đỏ không ngứa sẽ nhanh chóng tiêu biến nếu người bệnh có những biện pháp điều trị phù hợp kịp thời. Dưới đây là một số cách xử lý tình trạng nổi mẩn đỏ ở mặt hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo áp dụng: 

Áp dụng biện pháp dân gian chữa trị nổi mẩn đỏ ở mặt nhưng không ngứa

Mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu từ tự nhiên nên rất lành tính, an toàn cho da nhạy cảm và không gây tác dụng phụ. Do đó biện pháp này được nhiều người tin tưởng sử dụng và truyền lại từ đời này sang đời khác. Các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ trên mặt rất hiệu quả và đơn giản tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo: 

Chườm lạnh:

Chườm lạnh có công dụng làm co thắt mạch máu và kích thích quá trình tuần hoàn máu, do đó giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ trên da mặt. Bên cạnh đó, chườm lạnh còn khiến các gốc tự do không tác động lên tế bào da, giúp bảo vệ da luôn khỏe mạnh. 

Theo gel nha đam:

Trong nha đam có chứa các loại vitamin, chất kháng viêm tự nhiên và các chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và giảm triệu chứng nổi mẩn đỏ không ngứa ở mặt rất tốt. 

Bôi gel lô hội để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa ở da mặt
Bôi gel lô hội để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa ở da mặt

Đắp mặt nạ bột yến mạch:

Bột yến mạch kết hợp cùng sữa chua không đường tạo thành hỗn hợp chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da và làm mềm mịn da hiệu quả. Đồng thời hỗn hợp này còn làm cho tình trạng nổi mẩn trên da mặt giảm bớt nhanh chóng. 

Đắp dưa chuột:

Trong dưa leo chứa các loại vitamin A, C, B có tác dụng trị mụn, mẩn đỏ, viêm sưng, làm mát da và dưỡng ẩm, dưỡng trắng da hiệu quả. Do đó người bệnh có thể dùng 1 quả dưa chuột tươi, rửa sạch và thái lát mỏng đắp trực tiếp lên da mặt để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa. Kiên trì đắp mặt nạ dưa chuột 3-4 lần/ tuần sẽ thấy da mặt cải thiện đáng kể. 

Sử dụng thuốc Tây điều trị nổi mẩn đỏ không ngứa ở mặt

Khi xuất hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ nhưng không kèm theo ngứa ngáy ở mặt người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc Tây để cải thiện tình trạng bệnh. Dựa vào dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp nhằm giúp điều trị bệnh nhanh chóng và tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn. 

Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong quá trình chữa bệnh gồm: 

  • Thuốc có khả năng ức chế Leukotriene: Montelukast
  • Thuốc chứa Corticoid như: Triamcinolone acetonide, Methylprednisolone
  • Thuốc kháng sinh: Diphenhydramine, Brompheniramine 
Sử dụng thuốc tây chữa triệu chứng bệnh cần tuân theo chỉ định từ bác sĩ để tránh bị tác dụng phụ
Sử dụng thuốc tây chữa triệu chứng bệnh cần tuân theo chỉ định từ bác sĩ để tránh bị tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân theo liều lượng và cách sử dụng bác sĩ đã chỉ định để đạt kết quả tốt nhất. Trong quá trình điều trị nếu xuất hiện biểu hiện gì bất thường nào phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có cách xử lý kịp thời.

Áp dụng bài thuốc Đông y điều trị nổi mẩn đỏ không ngứa

Trong Đông y, để điều trị dứt điểm tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa ở mặt và ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần sử dụng các vị thuốc thảo dược tốt cho gan, thận. Nhằm giúp gan thận khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn để loại bỏ hoàn toàn các độc tố tồn đọng trong cơ thể ra ngoài; đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng giúp người bệnh chống chọi tốt với các tác nhân gây bệnh.

Những bài thuốc Đông ý mà người bệnh có thể tham khảo sử dụng: 

Bài thuốc 1: 

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 16gr mỗi vị: Khương thanh, xuyên khung, tần bì, thủy xương bồ, bạch dược, cam thảo, quế chi, đương quy, thương nhĩ.
  • Thực hiện: Mang thuốc đi sắc với 500ml nước. Đun cho tới khi nước cạn còn khoảng 3 bát thì tắt bếp, đổ ra uống trong ngày. 

Bài thuốc 2:

  • Sử dụng nguyên liệu gồm: Hoa kim ngân, đơn đỏ, bắc sài bồ, bồ công anh, tang ký sinh, cam thảo bắc, thiên niên kiện, quế chi
  • Thực hiện: Mang nguyên liệu đi sắc với 4 bát nước lớn. Đun cho tới khi nước trong nồi cạn còn 2 bát thì tắt bếp, để nguội bớt và sử dụng trong ngày. Mỗi ngày uống 2 -3 lần, nên uống khi thuốc còn ấm. 

Bài thuốc 3:

  • Nguyên liệu bao gồm: Lá đơn, đại thanh diệp, liên kiều, sinh địa, đan bì, kim ngân hoa, ngưu bàng, bèo cái (mỗi vị 10gr); thuyền thoái, cam thảo, kinh giới, phòng phong (mỗi vị 6gr).
  • Thực hiện: Chuẩn bị xong mang thuốc đi sắc với khoảng 500ml, đun nước cạn còn khoảng 3 bát nước. Sau đó tắt bếp chia thuốc thành 3 lần uống và sử dụng trong ngày. 
Các bài thuốc Đông y có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn và phù hợp với da mặt nhạy cảm
Các bài thuốc Đông y có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn và phù hợp với da mặt nhạy cảm

Lưu ý khi điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa ở trên mặt

Trong thời gian điều trị và chăm sóc da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng và hiệu quả: 

  • Không được chạm tay lên mặt, khi đưa tay lên mặt thoa thuốc cần đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ
  • Thường xuyên làm sạch da mặt bằng nước ấm và dùng khăn mềm sạch lau khô nước đọng
  • Nên phơi khăn mặt ở nơi khô thoáng, nhiều nắng và tránh nơi bụi bẩn, ẩm thấp dễ khiến vi khuẩn có cơ hội tích tụ và làm hại da mặt khi sử dụng
  • Dùng sữa rửa mặt để loại bỏ các chất bẩn sâu bên trong lỗ chân lông. Tuy nhiên, hãy sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, có tính tẩy rửa nhẹ để tránh gây kích ứng da và khô da
  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để giữ ẩm cho da và cân bằng nội tiết da mỗi tối
  • Hạn chế hoặc tránh để da mặt tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời, đặc biệt thời điểm giữa trưa. Khi đi ra ngoài cần bôi kem chống nắng đầy đủ và che chắn cẩn thận bằng khẩu trang, áo mũ, ô,… 
  • Lên kế hoạch ăn uống và nghỉ ngơi khoa học 
  • Bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể bằng cách thêm nhiều rau xanh, củ quả tươi vào chế độ ăn hàng ngày;
  • Uống nhiều nước lọc để cung cấp đủ nước cho cơ thể và giúp đào thải các chất độc ra ngoài
  • Kiêng ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng và không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như lông thú cưng, phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất,…. 

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin quan trọng về nguyên nhân gây bệnh cũng như biện pháp điều trị tình trạng mặt nổi mẩn đỏ không ngứa. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quá trình chăm sóc và bảo vệ làn da khỏi những tác nhân gây hại. 

Xem thêm:

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo