Các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em hiệu quả và phổ biến hiện nay

4.6/5 - (16 bình chọn)

Thuốc trị mề đay cho trẻ em được chỉ định phụ thuộc vào 4 yếu tố gồm: độ tuổi, cân nặng, nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vì vậy, cha mẹ không nên tự ý cho bé sử dụng thuốc mà cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

Dùng các bài thuốc để điều trị tình trạng nổi mề đay cho bé
Dùng các bài thuốc để điều trị tình trạng nổi mề đay cho bé

Thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em theo Tây y

Phát ban mề đay khiến trẻ em bị nóng rát, ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời, bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của bé nếu không được điều trị kịp thời. Để cải thiện tình trạng này một cách nhanh chóng, bác sĩ có thường chỉ định các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em như sau: 

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Loại thuốc kháng Histamine thể H1 

Các loại thuốc kháng hoạt chất histamine H1 là thuốc có khả năng chống dị ứng hiệu quả. Thuốc được chỉ định sử dụng phổ biến để điều trị chống dị ứng mề đay cho trẻ em và một số bệnh dị ứng khác. 

Những loại thuốc chống dị ứng mề đay cho trẻ em phổ biến bao gồm: 

  • Thuốc Diphenhydramine
  • Thuốc Hydroxyzine
  • Thuốc Chlorpheniramine
  • Thuốc Cetirizine
Trị bệnh mề đay bằng thuốc có khả năng kháng Histamine H1
Trị bệnh mề đay bằng thuốc có khả năng kháng Histamine H1

Liều dùng cho trẻ em được chỉ định phụ thuộc vào độ tuổi, nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh. Tuy nhiên, bố mẹ có thể tham khảo liều dùng tiêu chuẩn được khuyến cáo từ nhà sản xuất:

  • Trẻ em từ 2 – 11 tuổi: Uống 2mg/ kg/ lần và cứ sau 6 giờ lại cho trẻ uống thuốc hoặc uống tối đa 300mg/ ngày. 
  • Trẻ em trên 12 tuổi: Uống từ 25 – 50mg/ lần; sau 2-4 giờ lại cho trẻ uống thuốc hoặc tối đa 400mg/ ngày

Thuốc kháng histamine thể H1 mang lại hiệu quả nhanh chóng; tuy nhiên, một số thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em có thể gây buồn ngủ ngủ và an thần. Do đó, nên cho trẻ uống vào trước giờ ngủ trưa hoặc tối và kết hợp theo dõi hoạt động của bé để có những xử lý kịp thời. 

Loại thuốc kháng Histamine thể H2 

Thuốc kháng hoạt chất histamine H2 có tác dụng ức chế thể H2 và giúp cải thiện tình trạng ngứa, nổi mề đay ở trẻ và ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

Các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em kháng histamine H2 bao gồm: 

  • Thuốc Cimetidine
  • Thuốc Nizatidine
  • Thuốc Famotidine
  • Thuốc Ranitidine
Thuốc kháng histamine H2 hỗ trợ điều trị bệnh mề đay cho bé nhanh chóng
Thuốc kháng histamine H2 hỗ trợ điều trị bệnh mề đay cho bé nhanh chóng

Thuốc kháng histamine H2 được sử dụng với liều lượng phổ biến là 5mg/ ngày cho trẻ em từ 2 – 5 tuổi và 10mg cho trẻ em trên 6 tuổi. Thuốc thường được chỉ định đi kèm cùng hỗ trợ cho thuốc kháng histamine H1 để cải thiện tình trạng phát ban mề đay ở trẻ nhanh chóng. 

Trong quá trình sử dụng thuốc có thể xuất hiện một số tác dụng phụ ở trẻ bao gồm đau đầu và rối loạn tiêu hóa. 

Sử dụng thuốc Corticosteroid theo toa để đạt kết quả tốt

Các loại thuốc kháng hoạt chất histamine nếu không mang lại hiệu quả điều trị, thuốc Corticosteroid sẽ được chỉ định theo toa để hỗ trợ chữa bệnh. Các trường hợp bé nổi mề đay cấp tính thường không được chỉ dùng Corticosteroid, bởi loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. 

Vì vậy khi dùng thuốc Corticosteroid trị mề đay cho trẻ em cần tuân theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn.

Sử dụng thuốc điều trị hen suyễn Omalizumab 

Thuốc Omalizumab là kháng thể đơn dòng có công dụng ngăn chặn sự giải phóng chất trung gian gây viêm nhiễm. Omalizumab được biết tới là thuốc trị bệnh hen suyễn hoặc dị ứng nặng, tuy nhiên ít người biết thuốc cũng được dùng như một loại thuốc điều trị nổi mày đay ở trẻ em. Đặc biệt đặc trị các bệnh mề đay mãn tính hoặc vô căn. 

Thuốc Omalizumab được bào chế dưới dạng thuốc tiêm và tiêm mỗi tháng một lần. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như: ngứa, sưng, đỏ và đau rát tại vị trí tiêm. 

Kết hợp tiêm thuốc để chữa bệnh nhanh chóng
Kết hợp tiêm thuốc để chữa bệnh nhanh chóng

Sử dụng chất ức chế hệ miễn dịch 

Nếu tình trạng mề đay ở trẻ em là mãn tính và không thích ứng các loại thuốc trước đó, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc tác động và hệ thống miễn dịch. Các loại thuốc này có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng phát ban mề đay cấp tính và mãn tính ở trẻ nhỏ.  

Các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ bao gồm: 

  • Cyclosporine: Có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch, giúp cải thiện tình trạng phát ban mề đay. Tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm: buồn nôn, đau đầu và có thể suy giảm chức năng thận nếu dùng trong thời gian kéo dài. 
  • Tacrolimus: Có tác dụng làm giảm hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nổi mẩn sưng đỏ do mề đay gây ra. Tác dụng phụ của thuốc Tacrolimus tương tự Cyclosporine
  • Mycophenolate: Thuốc có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, cải thiện triệu chứng liên quan tới tình trạng phát ban mề đay như viêm da, ngứa rát. 

Ngoài các loại thuốc uống và thuốc tiêm, thuốc dạng kem bôi trực tiếp lên da cũng mang lại nhiều kết quả tốt trong việc điều trị bệnh phát ban mề đay ở trẻ. Một số thuốc bôi trị mề đay cho trẻ em có thể tham khảo: 

  • Thuốc Eumovate
  • Phenergan

Lưu ý: Cha mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự ý mua thuốc về cho trẻ uống. Trước tiên cần đưa bé tới các cơ sở y tế thăm khám sau đó dùng thuốc theo toa đơn bác sĩ kê để giảm tối đa tác dụng phụ không đáng có. 

Thuốc trị mề đay cho trẻ em theo phương pháp Đông y 

Thuốc trị mề đay cho trẻ em cần đáp ứng hai yếu tố là an toàn và hiệu quả dứt điểm. Nhờ phương pháp điều trị bệnh từ căn nguyên và cải thiện triệu chứng nhanh chóng, nên các bài thuốc Đông y được đánh giá là cách chữa nổi mề đay an toàn và cho hiệu quả tối ưu nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo các bài thuốc Đông y trị nổi mề đay cho bé như sau:

Bài thuốc thứ 1: 

Chuẩn bị các vị thuốc bao gồm: hoạt động, thục địa, cam thảo, đương quy, cát cánh, xuyên khung, trần bì – mỗi loại dùng liều lượng 12g; tế tân, bạch chỉ –  mỗi loại dùng liều lượng 10g; quế – sử dụng 8g; thương nhĩ, thương bồ – mỗi loại dùng liều lượng 16g. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các vị thuốc chúng ta mang đi sắc và cho trẻ uống mỗi ngày

Bài thuốc thứ 2: 

Chuẩn bị các vị thuốc bao gồm: kim ngân hoa, mần trầu, tang diệp – mỗi loại dùng liều lượng 20g; sài hồ, hoàng cầm, bạch thược, cam thảo –  mỗi loại dùng liều lượng 12g; quả ké, xương bồ, tang ký sinh – mỗi loại dùng 16g. Sau đó mang các vị thảo dược đi sắc thành thuốc uống, dùng mỗi ngày một thang. 

Dùng thuốc Đông y để tránh một số tác dụng phụ cho bé
Dùng thuốc Đông y để tránh một số tác dụng phụ cho bé

Bài thuốc thứ 3 –  Tiêu ban Giải độc thang 

Tiêu ban giải độc thang là bài thuốc Đông y được nghiên cứu và bào chế độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc được chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên với thành phần gồm 20 – 30 vị thuốc hiếm như: kim ngân cành, cà gai, diệp hạ châu, sài đất, bồ công anh, hạnh phúc, hạ khô thảo, hoàng kỳ,…

Cơ chế điều trị của bài thuốc như sau: 

  • Đầu tiên thuốc tác động sâu vào trong cơ thể, giúp loại bỏ bệnh tận gốc
  • Tiếp đến giúp phục hồi ngũ tạng và tăng cường sức khỏe cho trẻ nhỏ
  • Cuối cùng phòng ngừa tái phát bệnh mề đay

Chính vì vậy, bài thuốc có thể loại bỏ dứt điểm căn nguyên bệnh hiệu quả, toàn diện và lâu dài, tránh tái phát bệnh sau này. Ngoài ra, thuốc Tiêu ban Giải độc thang còn được đảm bảo không chứa chất bảo quản, không lẫn tân dược và không gây tác dụng phụ. 

Lưu ý: Liều lượng các bài thuốc trên là liều lượng tiêu chuẩn trong Đông y, nên tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng của mỗi bé mà liều dùng từng vị thuốc được chỉ định linh hoạt. Do đó, cha mẹ cần chú ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng. 

Bài thuốc chống dị ứng mề đay cho trẻ em theo mẹo dân gian

Từ trong dân gian, các bài thuốc nam được sử dụng phổ biến nhằm hỗ trợ điều trị bệnh mề đay ở trẻ em. Bởi thuốc nam là những loại thảo dược tự nhiên, chứa nhiều dược tính lành nên an toàn khi sử dụng. Vì vậy, các loại thảo dược này được tận dụng giúp cải thiện tình trạng ngứa, làm mát da và ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Tuy nhiên, phần lớn các cây thuốc nam đều có dược tính yếu, nên việc điều trị thường tốn nhiều thời gian. Do đó, để cải thiện bệnh nhanh chóng, cha mẹ có thể kết hợp các bài thuốc dân gian với bài thuốc Đông y hoặc Tây y theo chỉ định của bác sĩ. 

Bài thuốc chống dị ứng mề đay cho trẻ em từ lá hẹ 

Lá hẹ xanh chứa hàm lượng lớn vitamin C, thành phần này có tác dụng với hệ đường ruột và hỗ trợ các bệnh lý về da như: nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa… Khi trẻ bị nổi mề đay, cha mẹ có thể áp dụng bài thuốc từ lá hẹ sau đây.

Công thức thực hiện:

  • Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch và để ráo nước 
  • Sau đó cho toàn bộ lá hẹ vừa được làm sạch vào cối giã lấy nước cốt
  • Chắt lọc nước cốt từ lá hẹ và thoa đều lên vùng da bị tổn thương 
  • Giữ nguyên khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước mát
  • Thực hiện mỗi ngày 1 -2 lần và kiên trì tới khi bệnh khỏi hoàn toàn
Lá hẹ là bài thuốc nam chữa mề đay cho bé hiệu quả
Lá hẹ là bài thuốc nam chữa mề đay cho bé hiệu quả

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp trẻ nhỏ bị nổi mề đay với diện tích nhỏ. Trường hợp vùng da bị tổn thương lớn, bố mẹ nên sắc nước từ lá hẹ hoặc dùng lá hẹ đun nước cho trẻ tắm. 

Bài thuốc chữa mề đay cho bé từ lá ổi 

Lá ổi chứa thành phần tinh dầu Eugenol khá lớn, thành phần này có khả năng kháng khuẩn, sát trùng và làm dịu cơn ngứa ngoài da cho trẻ. Do đó, cha mẹ có thể dùng lá ổi đun nước tắm để cải thiện tình trạng bệnh nổi mề đay cho bé.  

Dùng lá ổi trị mề đay cho trẻ em
Dùng lá ổi trị mề đay cho trẻ em

Công thức thực hiện:

  • Dùng một nắm lá ổi tươi, rửa sạch bằng nước muối pha loãng rồi để ráo nước
  • Tiếp theo vò nát toàn bộ lá ổi đã làm sạch rồi cho vào nồi cùng với 4 lít nước
  • Tiến hành đun sôi cho tới khi lá ổi tiết hết tinh chất 
  • Đổ nước ra thau và pha thêm nước lạnh sao cho đủ ấm rồi bắt đầu tắm hoặc rửa vùng da bị nổi mề đay
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần và duy trì tới khi bệnh khỏi hoàn toàn

Lưu ý khi dùng thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em 

Để sử dụng thuốc trị mề đay cho trẻ em một cách an toàn, cha mẹ hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Các bậc phụ huynh cần cung cấp đầy đủ thông tin gồm hoạt chất trẻ dị ứng, loại thuốc trẻ đang dùng và lịch sử bệnh án. Việc này giúp bác sĩ có cơ sở chẩn đoán nguyên nhân và kê thuốc loại phù hợp. 

Đồng thời, khi sử dụng thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cho trẻ sử dụng thuốc đúng liều lượng quy định từ bác sĩ
  • Không cho trẻ em sử dụng thuốc của người lớn nết không có chỉ định từ bác sĩ. Bởi trẻ có thể không hấp thụ được hoạt chất dành cho người lớn và điều này làm tăng khả năng xảy ra tác dụng phụ cho trẻ
  • Đọc kỹ các thành phần và thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc. Nếu điểm nào còn mơ hồ, hãy trao đổi ngay với bác sĩ
  • Không tự ý ngưng thuốc khi thấy hết các triệu chứng của bệnh. Bởi điều trị bệnh cần trị dứt điểm cả triệu chứng và căn nguyên để tránh tái phát trở lại. 
  • Kiêng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng cho trẻ
  • Kiêng các loại thực phẩm giàu đạm cụ thể là các loại hải sản

Cách phòng ngừa nổi mề đay cho trẻ 

Để tránh tình trạng nổi mề đay ở trẻ hay phòng ngừa bệnh tái phát, cha mẹ cần lưu ý một số cách phòng ngừa bệnh như sau: 

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như côn trùng, phấn hoa, lông thú cưng hoặc một số loại thực phẩm
  • Cho trẻ mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát, chất liệu tự nhiên, dễ thấm mồ hôi và không gây kích ứng da. Hạn chế không cho trẻ mặc quần áo quá bó sát, tránh gây ma sát và kích ứng da 
  • Hạn chế các hoạt động làm tiết nhiều mồ hôi hoặc tăng nhiệt độ cơ thể. 
  • Giữ phòng ngủ của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát
  • Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,…

Nổi mề đay ở trẻ là căn bệnh thường gặp, nhưng khó điều trị và dễ gây các biến chứng. Hy vọng những thông tin cung cấp ở trên có thể giúp các cha mẹ hiểu hơn về cách sử dụng thuốc trị mề đay cho trẻ em thật hiệu quả. 

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc đã nhận được phản hồi tích cực từ đông đảo người bệnh và giới chuyên môn về hiệu quả cũng như tính an toàn. [Xem review chi tiết]

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo