Bé nổi mẩn đỏ là dấu hiệu của bệnh gì? Biện pháp chữa trị hiệu quả

4.5/5 - (19 bình chọn)

Bé nổi mẩn đỏ là tình trạng rất thường gặp, nhất là những ngày thời tiết nắng nóng, oi bức. Đây là triệu chứng thông thường của các bệnh về da liễu hoặc là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh lý nguy hiểm. Tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời là rất quan trọng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của các bé. 

Vì sao em bé nổi mẩn đỏ trên cơ thể? 

Trẻ em có làn da mỏng và rất nhạy cảm, dễ dị ứng với các yếu tố kích thích từ bên trong cơ thể hoặc bên ngoài môi trường. Có rất nhiều nguyên nhân và bệnh lý khiến trẻ em nổi mẩn đỏ khắp người, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Một số nguyên nhân có thể khiến em bé nổi mẩn đỏ bao gồm:

Trẻ bị ban đỏ nhiễm độc

Ban đỏ nhiễm độc là bệnh lý thường gặp ở trẻ em sau sinh được 2 ngày đến 2 tuần tuổi. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là da nổi mẩn đỏ ở nhiều vị trí trên cơ thể bé như mặt, chân, tay… Đây là bệnh lý lành tính, có khả năng tự hồi phục mà không cần phải chữa trị. 

Ban độc nhiễm đỏ là bệnh lý phổ biến ở trẻ em
Ban độc nhiễm đỏ là bệnh lý phổ biến ở trẻ em

Trẻ em nổi mẩn đỏ do bị mụn trứng cá 

Nổi mẩn đỏ ở trẻ em cũng có thể là triệu chứng của mụn trứng cá. Đây là bệnh lý phổ biến về da liễu ở trẻ, thường xuất hiện ở mặt hoặc trên cơ thể. Tình trạng này không gây ngứa và sốt, có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Bệnh thường xuất hiện trong vòng 2 đến 4 tuần sau khi sinh. Tùy thuộc vào thể trạng của từng bé, triệu chứng này có thể kéo dài trong thời gian vài tuần hoặc thậm chí vài tháng nhưng không gây nguy hiểm cho trẻ. 

Trẻ em nổi mẩn đỏ do mề đay

Trẻ bị nổi mày đay cũng gây nổi mẩn đỏ khắp người thành các vùng lớn. Tình trạng này do nguyên nhân từ một số phản ứng trong cơ thể hoặc yếu tố dị nguyên tác động từ môi trường bên ngoài. Một số triệu chứng đặc trưng của mề đay như em bé nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, nóng rát cơ thể,…

Bé nổi mẩn đỏ có thể là triệu chứng của mề đay
Bé nổi mẩn đỏ có thể là triệu chứng của mề đay

Bệnh lý này nếu phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm và dễ điều trị. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài sẽ phát sinh nhiều biến chứng như sốc phản vệ, nghẽn thở, hệ miễn dịch suy giảm… ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Bé nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết 

Bé bị dị ứng thời tiết là do sức đề kháng kém, cơ thể không thích ứng kịp với sự thay đổi của thời tiết. Bệnh lý này phổ biến nhất vào thời điểm giao mùa, trời chuyển nóng lạnh đột ngột. 

Khi dị ứng với thời tiết, hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ giải phóng Histamin vào niêm mạc dưới da gây nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy, châm chích. Ngoài triệu chứng này, trẻ có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện khác như sổ mũi, hắt hơi, đau họng, ho khan…

Bệnh tay chân miệng 

Tay chân miệng là một dạng bệnh truyền nhiễm do virus xâm nhập vào cơ thể và gây ra. Bệnh lý này thường gặp nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi. Triệu chứng đặc trưng của tay chân miệng là trẻ sốt cao và nổi mẩn đỏ, mụn nước ở trong miệng, bàn chân và lòng bàn tay. Bệnh dễ dàng lây nhiễm nếu trẻ khỏe mạnh tiếp xúc gần với trẻ nhiễm bệnh. Do vậy, cha mẹ lưu ý cần cách ly với trẻ đang có mầm bệnh để đảm bảo an toàn cho trẻ. 

Tay chân miệng là bệnh do virus xâm nhập vào cơ thể gây ra
Tay chân miệng là bệnh do virus xâm nhập vào cơ thể gây ra

Bé nổi mẩn đỏ khắp người do rôm sảy 

Bé 6 tháng bị nổi mẩn đỏ khắp người có thể là dấu hiệu của rôm sảy. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây bệnh là do tuyến mồ hôi bài tiết liên tục khiến lỗ chân lông bị bít tắc, ứ đọng và nổi mẩn đỏ như muỗi đốt trên da. Bé bị rôm sảy sẽ có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát và khó chịu. Cha mẹ cần tìm những biện pháp lành tính để ức chế cơn ngứa cho trẻ, hạn chế trẻ dùng tay cào gãi làm tổn thương da. 

Nổi mẩn đỏ ở trẻ em do bệnh chàm 

Bệnh chàm hay còn gọi là Eczema có triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da ở các vị trí như mặt, khuỷu tay hay đầu gối. Bệnh có thể diễn biến nặng hơn khi trẻ biết bò hoặc bắt đầu di chuyển vì có thể ma sát với vùng da bệnh và gây tổn thương da. Hiện nay y học vẫn chưa có phác đồ điều trị dứt điểm bệnh chàm. Tuy nhiên cha mẹ cần hạn chế cho con sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng da, tránh bệnh diễn biến nặng gây ra các biến chứng khó lường.

Chàm có triệu chứng nổi mẩn đỏ tại nhiều vị trí trên cơ thể
Chàm có triệu chứng nổi mẩn đỏ tại nhiều vị trí trên cơ thể

Bé nổi mẩn đỏ do giãn mao mạch 

Giãn mao mạch có thể khiến các bé bị nổi mẩn đỏ trên da nhưng không gây cảm giác ngứa. Nguyên nhân là do hệ thống mạch máu dưới da giãn nở nhiều so với bình thường dẫn đến xuất huyết da và xuất hiện mẩn đỏ. Khi dùng tay ấn mạnh xuống, mẩn đỏ sẽ biến mất và xuất hiện trở lại khi thả tay ra. Nếu mắc phải bệnh lý này, sắc tố da của trẻ sẽ thay đổi hoặc trở nên sẫm màu hơn. 

Trẻ em nổi mẩn đỏ khi mắc bệnh hồng ban 

Bệnh hồng ban xuất hiện khi cơ thể bé mẫn cảm với một số loại virus hoặc các kích hoạt nhiễm trùng. Đặc trưng của bệnh lý này khiến bé nổi mẩn đỏ ở nhiều vị trí trên cơ thể nhưng không gây ngứa và sốt. Bệnh có khả năng tự hồi phục sau 3 đến 6 tuần mà không cần tác động điều trị.

Bé nổi mẩn đỏ khắp người do chốc lở

Chốc lở là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 2 đến 6. Khi mắc bệnh, trẻ em nổi mẩn đỏ ở nhiều vị trí trên cơ thể, có thể xuất hiện mủ ở các nốt mụn đỏ. Chốc lở là bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh mắc phải có thể dẫn đến một số rủi ro khó lường.

Chốc lở là một dạng bệnh lý nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em
Chốc lở là một dạng bệnh lý nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em

Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và nhận phác đồ điều trị của bác sĩ. Là bệnh truyền nhiễm nên cần cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác để hạn chế lây lan. 

Nhiễm nấm da khiến bé bị nổi mẩn đỏ

Một số loại nấm như Microsporum Canis, Trichophyton Tonurans hay Microsporum Audouinii xâm nhập vào cơ thể có thể khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người. Đặc trưng của bệnh nấm là dễ lây lan khi tiếp xúc, dùng chung đồ cá nhân với người bệnh như bàn chải đánh răng, quần áo hoặc khăn tắm. 

Nếu phát hiện trẻ có một số triệu chứng như nổi nốt đỏ có hình bầu dục, có vảy ở các nốt đỏ, phát triển kích thước theo thời gian thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và được bác sĩ điều trị. 

Xử lý tình trạng bé nổi mẩn đỏ như thế nào?

Khi trẻ có dấu hiệu nổi mẩn đỏ ở nhiều vị trí trên cơ thể, việc cha mẹ cần làm là quan sát và theo dõi các triệu chứng của trẻ. Tốt nhất là nên cho trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh. Khi biết rõ căn nguyên của bệnh, cha mẹ mới lựa chọn các phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn, không gây tác dụng phụ cho trẻ. 

Với những trẻ nổi mẩn đỏ do mề đay, dị ứng thì có một số biện pháp điều trị phổ biến như sau:

Chữa trị bé nổi mẩn đỏ bằng thuốc Tây y 

Thuốc Tây y có công dụng điều trị các triệu chứng nổi mẩn đỏ nhanh chóng và hiệu quả, ức chế cơn ngứa ngáy, khó chịu. Các loại thuốc phổ biến thường được bác sĩ kê đơn bao gồm: Thuốc kháng Histamin (Promethazin, Alimemazin, Clorpheniramin), thuốc chứa hoạt chất Corticoid, thuốc bôi ngứa,….

Thuốc Tây y thường gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
Thuốc Tây y thường gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y để điều trị dị ứng, mề đay cho bé 6 tháng tuổi bị nổi mẩn đỏ khắp người. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định, kê đơn của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý thay đổi liều lượng thuốc. Bởi thuốc Tây y có nhược điểm là gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. 

Điều trị bằng các mẹo dân gian

Nổi mẩn đỏ ở trẻ em do mề đay, dị ứng có thể điều trị bằng các phương pháp dân gian đơn giản, dễ thực hiện như:

  • Tắm cho trẻ từ các loại lá thiên nhiên: Lá khế, trầu không, kinh giới, sài đất,…
  • Chườm nóng để ức chế cơn ngứa tạm thời, giảm cảm giác khó chịu (không nên chườm lạnh vì trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm lạnh cơ thể)
  • Giã nát các loại lá như khế, nha đam, kinh giới rồi chà nhẹ lên vùng da bị nổi mẩn đỏ
Điều trị bằng mẹo dân gian an toàn và lành tính
Điều trị bằng mẹo dân gian an toàn và lành tính

Các mẹo dân gian rất an toàn và lành tính nhưng chỉ có công dụng giảm bớt cảm giác khó chịu cho trẻ chứ không có tác dụng chữa bệnh dứt điểm. Trong trường hợp trẻ đã gãi cào, tạo thành vết thương hở thì cha mẹ không nên đắp các loại lá vào vùng da bệnh bởi dễ gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn da. 

Điều trị dị ứng, mề đay cho trẻ bằng thuốc Đông y 

Thuốc Đông y là phương pháp điều trị mề đay, dị ứng cho bé được nhiều cha mẹ ưa chuộng bởi hiệu quả và độ an toàn cao. Các bài thuốc Đông y được bào chế từ 100% dược liệu thiên nhiên nên lành tính và không gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Một số bài thuốc Đông y cha mẹ có thể tham khảo như để sắc cho trẻ uống gồm:

Thuốc Đông y có thành phần 100% dược liệu từ thiên nhiên
Thuốc Đông y có thành phần 100% dược liệu từ thiên nhiên

Bài thuốc 1: Độc hoạt, xuyên khung, trần bì, cam thảo, cát cánh, đương quy, thục địa (mỗi loại 12g); bạch chỉ và tế tân (mỗi loại 10g); thương nhĩ và xương bồ (mỗi loại 16g) 

Bài thuốc 2: Quế chi và bạch chỉ (mỗi loại 8g); kinh giới, lá đơn, ý dĩ và ké đầu ngựa (mỗi loại 16g); phòng phong, đan sâm và tô tử (mỗi loại 12g). 

Một số lưu ý khi trẻ em bị nổi mẩn đỏ 

Để tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ nhanh chóng biến mất và ngăn ngừa tái phát lại, cha mẹ lần lưu ý một số điều như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh chân tay, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ.
  • Giữ cho da trẻ sạch và khô thoáng.
  • Không dùng bột giặt, nước xả vải có hóa chất độc hại hoặc các chất kích thích.
  • Lựa chọn quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi, thoáng mát, rộng rãi.
  • Hạn chế để người khác ôm hôn trẻ.
  • Tiêm chủng đầy đủ theo quy định.
  • Quan sát và theo dõi triệu chứng để thăm khám kịp thời.

Trên đây là một số nguyên nhân và cách điều trị khi bé nổi mẩn đỏ khắp người. Cha mẹ nên đưa con thăm khám tìm nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn điều trị kịp thời, tránh để lâu dẫn đến mãn tính hoặc phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Xem thêm:

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo