Nổi mề đay khi mang thai – Mẹ bầu cần hiểu đúng, ghi nhớ cách chữa an toàn

4.7/5 - (17 bình chọn)

Nổi mề đay khi mang thai không những khiến mẹ bầu mệt mỏi, ngứa ngáy khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi nếu bệnh diễn tiến nặng. Do đó, nhằm tránh biến chứng không đáng có, mẹ bầu cần hiểu rõ và đúng các thông tin về bệnh để có thể xử lý kịp thời.

Nổi mề đay khi mang thai là gì? Các thể bệnh thường gặp

Nổi mày đay khi mang thai là tình trạng da mẹ bầu xuất hiện các nốt mẩn đỏ, sẩn phù kèm cảm giác gây ngứa ngáy, châm chích rất khó chịu. Mới đầu, các nốt phát ban mọc ở một vị trí, về sau sẽ lan rộng khắp cơ thể. Hiện tượng này xuất hiện khi hệ miễn dịch bị kích ứng quá mức do tiếp xúc với các dị nguyên, làm cơ thể mẹ bầu sản sinh hoạt chất histamin gây nổi mẩn, ngứa ngáy hoặc nóng rát. 

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]
Phụ nữ khi mới mang thai thường rất nhạy cảm và rất dễ bị nổi mề đay, mẩn ngứa
Phụ nữ khi mới mang thai thường rất nhạy cảm và rất dễ bị nổi mề đay, mẩn ngứa

Theo các chuyên gia, cơ thể phụ nữ khi mang thai thường rất nhạy cảm, đây là cơ hội để bệnh mề đay khởi phát. Thống kê thực tế cho thấy, hầu hết các chị em đều ám ảnh với tình trạng bị nổi mày đay trong thời kỳ thai nghén. Trong đó, bệnh thường xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai từ lần 2 và trong 3 tháng đầu thai kỳ, hoặc nổi mề đay khi mang thai tháng cuối, cụ thể từ tháng thứ 8.

Bị nổi mề đay khi mang thai gồm 2 loại:

  • Nổi mề đay cấp tính: Bệnh xuất hiện khá đột ngột, các triệu chứng nhẹ và thường diễn ra trong vài giờ hoặc ít hơn sau tuần, sau đó tự khỏi. 
  • Nổi mề đay mãn tính: Bệnh có các triệu chứng nặng hơn, thường bùng phát theo từng đợt và tái lại vài lần trong năm. Bệnh lý thường kéo dài trên 6 tuần, thậm chí vài tháng hoặc cả năm nếu không được điều trị kịp thời. 

Nguyên nhân dẫn tới nổi mề đay khi mang thai

Nổi mày đay khi mang thai là hiện tượng thường gặp và chủ yếu do những thay đổi trong cơ thể, tâm lý của mẹ bầu. Những nguyên nhân chính dẫn tới sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu cần biết:

  • Nội tiết tố bị thay đổi: Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố Progesterone và Estrogen trong huyết tương bị thay đổi, dẫn tới hiện tượng phát ban mề đay.
  • Tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên gây dị ứng: Lông thú nuôi, phấn hoa, hóa chất, khói bụi… là các tác nhân dẫn tới tình trạng nổi mề đay khi mang thai. 
  • Thay đổi thời tiết đột ngột: Giai đoạn giao mùa hay nhiệt độ môi trường bị thay đổi đột ngột khiến cơ thể mẹ bầu không kịp thích ứng, từ đó dễ bị kích ứng và gây nổi mày đay.  
  • Dị ứng thực phẩm: Hải sản, đậu phộng, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ… là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chế độ ăn uống không khoa học cũng dễ dẫn tới tình trạng nổi mề đay khi mang thai. 
  • Lạm dụng hoặc dị ứng với dược phẩm: Việc bổ sung các chất canxi, sắt và một số loại thuốc bổ trong thời kỳ mang thai có thể khiến mẹ bầu bị kích ứng dẫn tới phát ban mề đay.
  • Căng thẳng và lo lắng: Việc thay đổi tâm lý như lo lắng, căng thẳng ở thời kỳ mang thai cũng tạo điều kiện thuận lợi để mề đay khởi phát.  
Phụ nữ khi mang thai thường có cảm giác lo âu, căng thẳng dẫn tới tạo điều kiện khởi phát cho bệnh mày đay
Phụ nữ khi mang thai thường có cảm giác lo âu, căng thẳng dẫn tới tạo điều kiện khởi phát cho bệnh mày đay

Triệu chứng bị nổi mề đay khi mang thai cần biết 

Triệu chứng ngứa sần, nổi ban đỏ thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai; các dấu hiệu xuất hiện tùy thuộc và mức độ nghiệm trọng của bênh. Một số triệu chứng nổi mề đay phổ biến ở phụ nữ mang thai dễ nhận biết gồm:

  • Da vùng bụng, tay hoặc chân xuất hiện các nốt ban màu hồng đỏ hoặc trắng nhạt. Các nốt có kích thước khác nhau và có thể mọc lan khắp cơ thể nếu không điều trị nhanh chóng. 
  • Mẹ bầu bị nổi mề đay sẽ cảm thấy ngứa âm ỉ, nóng rát. Vào chiều tối hoặc ban đêm cơn ngứa thường rất dữ dội và tạo cảm giác khó chịu, gây mất ngủ.
  • Hình thái nổi mẩn của bệnh mề đay rất đa dạng và không có hình thái cụ thể, đồng nhất.
  • Nếu để bệnh kéo dài hoặc tiến triển nặng mẹ bầu có thể gặp hiện tượng phù mạch ở môi, mắt,…
  • Ngoài ra xuất hiện một số dấu hiệu khác như sốt, mệt mỏi, đau họng, khó thở… Nếu gặp trường hợp này, mẹ bầu cần tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị nhanh chóng. 

Bị nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, nổi mề đay khi mang thai không gây nguy hiểm tới tính mạng hay lây lan sang người khác. Tuy nhiên, bệnh kéo dài có thể gây ra nhiều tác động không tốt tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

Đối với trường hợp mẹ bầu nổi mề đay cấp tính, thường bị khó ngủ hoặc mất ngủ, do tình trạng ngứa ngáy, nóng rát cả đêm. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài lâu ngày có thể dẫn tới suy nhược cơ thể vì ăn không ngon miệng, ngủ không sâu giấc. 

Ở những trường hợp mề đay mãn tính, mày đay kéo dài dai dẳng, phụ nữ mang thai có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ nghiêm trọng như: nhiễm trùng, suy hô hấp, sinh con non hoặc thiếu máu sau sinh. 

Bệnh mề đay kéo dài có thể gây tác động không tốt cho mẹ và bé
Bệnh mề đay kéo dài có thể gây tác động không tốt cho mẹ và bé

Bên cạnh đó, sức khỏe và sự phát triển của bé cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Cụ thể, có một số mẹ bầu bị phát ban, nổi mày đay khi mang thai khiến virus dễ xâm nhập, gây hại qua da, khiến các tế bào bị tổn thương, nhiễm sắc thể bị đứt hoặc thay đổi. Từ đó dẫn tới các dị tật bẩm sinh cho thai nhi (như tay thiếu ngón, hở hàm ếch, đục thủy tinh thể…) và đường hô hấp của bé cũng bị ảnh hưởng. 

Chính vì vậy, khi nhận biết được những dấu hiệu lạ, hoặc nghi ngờ bản thân bị bệnh mày đay trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu cần chủ động tới gặp bác sĩ để được thăm khám và lên phác đồ điều trị phù hợp.

Cách chữa nổi mề đay khi mang thai phổ biến hiện nay 

Khi bị nổi mề đay, mẹ bầu không nên quá lo lắng. Thay vào đó, hãy bình tĩnh theo dõi, lắng nghe sự thay đổi của cơ thể. Mày đay có thể khởi phát đột ngột trong vài giờ hoặc vài ngày sẽ tự hết mà không cần can thiệp y tế. Trường hợp dài hơn, chị em nên tới cơ sở y tế thăm khám để được điều trị kịp thời. 

Chữa mề đay cho mẹ bầu cần đặt tính hiệu quả và an toàn lên hàng đầu. Dưới đây là một số phương pháp đặc trị mề đay khi mang thai phổ biến hiện nay:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định trong điều trị mề đay mẩn ngứa bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh histamin: Chlorpheniramine, Loratadine, Cetirizine,….là những loại thuốc có khả năng kháng histamin hiệu quả. 
  • Thuốc mỡ Steroid bôi trực tiếp lên vùng tổn thương
  • Kem dưỡng ẩm cho vùng da bị thương tổn
  • Thuốc Steroid đường uống: loại này chỉ áp dụng cho những trường nổi mề đay ở mức độ nặng hoặc dùng các loại thuốc trên mà không khỏi.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây y cho phụ nữ mang thai thường không được khuyến khích. Bởi vì, loại thuốc này dễ gây nên tác dụng phụ ngoài ý muốn và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, nếu áp dụng phương pháp này, mẹ bầu cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc khoa sản. 

Sử dụng thuốc Tây y để điều trị các triệu chứng của bệnh nổi mề đay
Sử dụng thuốc Tây y để điều trị các triệu chứng của bệnh nổi mề đay

Lưu ý, không được tự ý mua các loại thuốc trên và sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Đối với trường hợp được chỉ định dùng, nếu gặp dấu hiệu bất thường cần ngừng ngay việc sử dụng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được giải đáp và điều trị nếu cần thiết.  

Chữa nổi mề đay khi mang thai bằng mẹo dân gian

Trong dân gian, các cây thuốc nam được sử dụng phổ biến chữa nổi mề đay khi mang thai rất tốt. Bởi phương pháp này có ưu điểm là lành tính, tính an toàn cao, ít gây tác dụng phụ lại tiết kiệm chi phí và dễ dàng thực hiện. Các mẹ bầu có thể tham khảo một số mẹo dân gian sau:

Tắm nước ấm giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nóng rát

Tắm nước ấm là phương pháp được truyền lại từ trong dân gian. Phương pháp này, giúp người bệnh loại bỏ những dị nguyên gây kích ứng da và giảm bớt tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Bên cạnh đó, cần lưu ý nhiệt độ nước không quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi nước quá nóng có thể làm bỏng da hoặc khiến da bị khô ráp và dễ bị tác nhân gây hại xâm nhập. Còn nước quá lạnh có thể mẹ bầu bị sốc nhiệt và dễ cảm lạnh. 

Ngoài ra, mẹ bầu có thể kết hợp thêm một số thảo dược tự nhiên để đun nước tắm, vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp đẩy nhanh quá trình cải thiện bệnh. Một số loại lá cây lành tính, an toàn mà mẹ bầu có thể sử dụng như: lá khế, lá kinh giới, quả và lá khổ qua, lá bạc hà, lá đơn đỏ,…

Trong dân gian, lá khế được sử dụng đun nước tắm cải thiện tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa

Cải thiện tình trạng nổi mề đay bằng tinh dầu

Mẹ bầu có thể sử dụng các loại tinh dầu chiết xuất từ tự nhiên như: như tinh dầu đinh hương, tinh dầu bạc hà, tinh dầu hoa cúc, tinh dầu tràm… vừa giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, rát đỏ vừa có công dụng phòng ngừa, bảo vệ làn da khỏi những tác nhân gây hại. 

Lưu ý: Cần pha loãng tinh dầu trước khi dùng để tránh kích ứng da. Bên cạnh đó, tiến hành bôi 2-3 lần/ 1 ngày và sử dụng kiên trì trong vòng 4 tuần hoặc tới khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn.

Uống trà thảo mộc 

Một số loại trà thảo mộc như: trà atiso, trà hoa cúc, trà chè vằng… có công dụng thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tố và giúp trị mẩn ngứa, bảo tồn cấu trúc da rất tốt. Do đó các loại trà này được bác sĩ khuyến khích mẹ bầu nên dùng. 

Ngoài ra, trà thảo mộc còn mang tới nhiều lợi ích cho phụ nữ sau sinh như: tăng cường lưu thông máu và trao đổi chất, tác động tích cực tới quá trình chuyển hóa chất béo, giúp chị em lấy lại vóc dáng thon gọn. 

Mẹ bầu có thể uống trà thảo mộc hàng ngày để giúp thanh lọc cơ thể và đào thải chất độc
Mẹ bầu có thể uống trà thảo mộc hàng ngày để giúp thanh lọc cơ thể và đào thải chất độc

Dùng thuốc Đông y chữa bệnh mề đay khi mang thai

Theo quan niệm Đông y, phụ nữ mang thai thường bổ sung nhiều thực phẩm bổ máu chứa canxi, sắt. Do đó, bổ huyết nhiệt đạm tăng cao dẫn tới gan bị quá tải vì tiếp nhận lượng lớn dưỡng chất, từ đó làm suy giảm chức năng gan. Khi chức năng gan bị suy yếu, độc tố trong cơ thể không được đào thải ra ngoài dẫn tới phát sinh ngứa ngáy, nổi mề đay ra ngoài da. 

Dựa theo biện chứng luận trị của Đông y, khi chữa bệnh mề đay khi mang thai phải chữa tận gốc, đi vào căn nguyên của bệnh và tập trung giải độc, giải nhiệt từ bên trong. Đồng thời điều hòa lưu thông máu, khôi phục chức năng gan, bổ sung những lỗ hổng trong hệ thống phòng chống bệnh của cơ thể và ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Do đó, các bài thuốc Đông ý luôn hiệu quả hơn các mẹo dân gian và ít gây nên tác dụng phụ hơn thuốc Tây y. Các bài thuốc Đông y an toàn và cải thiện bệnh nổi mề đay khi mang thai nhanh chóng chị em có thể tham khảo:

Mẹ bầu có thể uống trà thảo mộc hàng ngày để giúp thanh lọc cơ thể và đào thải chất độc
Chữa nổi mề đay bằng thuốc Đông y giúp trị tận gốc của bệnh và khôi phục hệ miễn dịch nhanh chóng

Bài thuốc số 1:

Dùng các vị thuốc như sau: kim ngân hoa, sài hồ (mỗi vụ 12gr); cam thảo đất, hạ khô thảo, ngải diệp, đơn mặt trời, tang ký sinh, bồ công anh (mỗi vị 16gr). Sau đó mang đi sắc thành thuốc và uống đều mỗi ngày. 

Bài thuốc số 2:

Dùng các vị thuốc gồm: cát căn, kinh giới, hạ khô thảo, rau má, thương nhĩ tử, bồ công anh, hoàng bá, thổ linh (mỗi vị 16gr); chi tử, kim ngân hoa, hoàng cầm, liên kiều (mỗi vị 12gr). Sau đó mang đi sắc thành thuốc và uống đều mỗi ngày. 

Mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai cần lưu ý những gì?

Mẹ bầu bị nổi mày đay khi mang thai cần chuẩn bị cho mình một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học và kiêng kỵ đúng cách, để hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị bệnh. Cụ thể: 

  • Giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, phòng tránh các vi khuẩn gây hại ẩn nấp dưới da. Các bà bầu nên dùng dầu gội, sữa tắm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên lành tính, tránh những sản phẩm chứa chất hóa học. 
  • Mặc những bộ đồ thoáng mát, thoải mái từ chất liệu cotton, khả năng thấm mồ hôi cao. Không nên dùng quần áo bó sát người, gây cảm giác khó chịu và khó thoát mồ hôi
  • Không gãi quá mạnh vào vùng da nổi mề đay, vì sẽ khiến da bị trầy xước, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây hại tấn công. 
  • Ăn những giàu omega 3 như: cá ngừ, cá hồi, các thu, hạt óc chó,…
  • Bổ sung các loại vitamin C, D, E bằng cách ăn rau xanh và củ quả tươi mỗi ngày
  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, tối thiểu 2 lít/ 1 ngày
  • Kiêng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh
  • Không ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, đậu phộng,…và hạn chế ăn những thực phẩm giàu chất đạm. 
  • Kiêng các chất kích thích và đồ uống có cồn. 

Bài viết trên đây cung cấp toàn bộ thông tin về nổi mề đay khi mang thai. Hy vọng, chị em có thể thêm vào cẩm nang chăm sóc sức khỏe giai đoạn thai nghén những kiến thức bổ ích. Khi bị mề đay, tốt nhất mẹ bầu nên chủ động đi thăm khám để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, an toàn cho cả mẹ và thai nhi. 

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Hàng ngàn bệnh nhân đã thoát khỏi mề đay nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo kinh nghiệm khỏi bệnh qua phản hồi bệnh nhân được VTV2 phỏng vấn]

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo