Nổi mẩn đỏ không ngứa: Xác định đúng nguyên nhân, trị bệnh dứt điểm

4.3/5 - (3 bình chọn)

Nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh lý phổ biến thường gặp, khiến người bệnh cảm giác lo lắng, khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Nếu không điều trị kịp thời và nhanh chóng, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Xác định căn nguyên của bệnh là việc cần thiết để chữa trị tận gốc và dứt điểm, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. 

Nổi mẩn đỏ không ngứa là biểu hiện của bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa, có thể là biểu hiện của bệnh dị ứng thông thường hoặc là dấu hiệu khởi phát của một số bệnh nguy hiểm khác. Khi có những triệu chứng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám sẽ biết rõ bệnh chính xác nhất. Dưới đây là một số bệnh phổ biến thường gặp khi cơ thể có biểu hiện nổi mẩn đỏ khắp người không ngứa:

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Giãn mao mạch 

Giãn mao mạch là bệnh lý được hình thành khi hệ thống mạch máu ngay dưới da bị giãn, phình hơn so với bình thường. Tình trạng này thường xuất hiện ở phụ nữ bị thay đổi nội tiết tố, những người có công việc phải đứng nhiều liên tục, người bị béo phì, lười vận động… Một số dấu hiệu đặc trưng của giãn mao mạch bao gồm:

Giãn mao mạch nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm
Giãn mao mạch nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm
  • Khi dùng tay ấn xuống vùng da bị bệnh thì mẩn đỏ sẽ biến mất, khi bỏ tay ra để trạng thái bình thường thì vùng da đó xuất hiện mẩn đỏ trở lại
  • Hệ thống mạch máu ngay dưới làn da phức tạp, trông như mạng nhện, thường có màu xanh hoặc đỏ tím.
  • Sắc tố da thay đổi, đậm màu hơn bình thường 
  • Biểu hiện giãn mao mạch thường gặp ở những vùng da mỏng, nhạy cảm như da mặt, đùi, bắp chân,…

Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: đường tiêu hóa bị chảy máu, tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Nổi rôm sảy 

Nổi mẩn đỏ ở tay không ngứa hoặc lan ra khắp người cũng là một biểu hiện của rôm sảy. Tình trạng này thường gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ độ tuổi sơ sinh. Bệnh thường xuất hiện nhiều và phổ biến vào mùa hè, thời tiết oi bức khiến tuyến mồ hôi phải hoạt động liên tục gây tắc lỗ chân lông và hình thành các vùng da bị mẩn đỏ. 

Các vùng da bị nổi rôm sảy thường là bộ phận tiết nhiều mồ hôi như vùng da có nếp gấp, ngực, cổ, nách. Nếu ở tình trạng nặng, bệnh sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, châm chích khó chịu. 

Ban xuất huyết 

Da có biểu hiện nổi mẩn đỏ như muỗi đốt không ngứa cũng là tình trạng thường gặp khi bị ban xuất huyết. Bệnh này sẽ xuất hiện khi các phân tử hồng cầu thoát ra ngoài mạch máu và di chuyển vào lớp niêm mạc dưới da. Lúc này sẽ hình thành các nốt ban đỏ, dùng tay ấn xuống sẽ biến mất và chúng xuất hiện trở lại khi bỏ tay ra. 

Ban xuất huyết là bệnh lý có triệu chứng nổi mẩn đỏ không ngứa
Ban xuất huyết là bệnh lý có triệu chứng nổi mẩn đỏ không ngứa

Tuy là căn bệnh thường gặp, không gây nguy hiểm và có khả năng tự biến mất sau một thời gian ngắn nhưng nếu để tình trạng ban xuất huyết kéo dài và thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. 

Nổi mẩn đỏ ở tay không ngứa 

Ở một số trường hợp nhẹ thì nổi mề đay cũng không gây cảm giác ngứa ngáy. Tình trạng này thường gặp khi cơ thể bị dị ứng với thực phẩm không phù hợp, mỹ phẩm có thành phần gây kích ứng da, tác dụng phụ của thuốc, côn trùng cắn, stress kéo dài… Một số biểu hiện đặc trưng của mề đay như sau:

  • Xuất hiện nổi mẩn đỏ ở một số vùng da mặt, tay, chân hoặc khắp cơ thể
  • Mề đay có thể ngứa hoặc không (tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người)
  • Các vùng da nổi mề đay thường có hình dạng khác nhau

Mề đay được chia thành hai thể cấp tính và mãn tính, tùy thuộc vào thời gian diễn biến của bệnh. Ở thể cấp tính, nổi mề đay có thể hết trong vài ngày. Ở thể mãn tính thì thời gian sẽ kéo dài lâu hơn và rất dễ tái phát trở lại, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám và nhận phác đồ điều trị của bác sĩ để chữa trị dứt điểm.

Cơ thể bị dị ứng 

Tình trạng này sẽ diễn ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây kích ứng như: thời tiết thay đổi, thực phẩm không phù hợp, dị ứng với các thành phần hóa học… Một số dấu hiệu thường gặp như:

Cơ thể bị dị ứng khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích da hoặc do thay đổi thời tiết, thức ăn không phù hợp
Cơ thể bị dị ứng khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích da hoặc do thay đổi thời tiết, thức ăn không phù hợp
  • Da nổi mẩn đỏ không ngứa, có thể bị khắp người
  • Ở những diễn biến nặng hoặc do cơ địa có thể gây ngứa, nếu gãi khiến da bị sưng phù
  • Da khô, hình thành vảy và dễ bong tróc 

Viêm mao mạch dị ứng

Bệnh lý này còn được gọi là Henoch – Schonlein, thường gặp phổ biến ở trẻ em và không có nguy cơ lây nhiễm. Viêm mao mạch dị ứng sẽ xuất hiện khi cơ thể bị rối loạn hệ miễn dịch, tấn công các cơ quan bên trong và phát ra ngoài tạo thành các vùng da bị mẩn đỏ không ngứa. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này:

  • Cơ thể xuất hiện nhiều vùng da bị mẩn đỏ, nhất là mông, đùi, cánh tay, mắt cá chân,…
  • Vùng da mẩn đỏ có thể xuất hiện bầm máu và bọng nước.
  • Xương khớp nhức mỏi, đau bụng vùng quanh rốn, có thể lan lên vùng thượng vị.
  • Có cảm giác buồn nôn và nôn

U máu

U máu là tình trạng các khối u lành tính xuất hiện dưới da hoặc các bộ phận khác trong cơ thể như cột sống, ruột, gan.. Khi mắc bệnh lý này, người bệnh sẽ bị nổi mẩn đỏ trên da thành các vùng, chủ yếu là vùng lưng, cổ, mặt nhưng không tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. 

Tùy thuộc vào mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp. Nếu để lâu, bệnh chuyển diễn biến nặng, khối u sẽ chảy máu thường xuyên, làm vỡ lớp biểu bì trên da, chèn ép lên các bộ phận khác như hệ thống tuần hoàn máu, đường hô hấp, hoạt động của mắt…

Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn, sẽ xuất hiện khi cơ thể bị rối loạn hệ miễn dịch và phản ứng lại các cơ quan bên trong. Một số triệu chứng điển hình của Lupus ban đỏ bao gồm:

  • Da bị nổi mẩn đỏ bất thường (các nốt đỏ có hình cánh bướm)
  • Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược, có thể sốt nhẹ, xương khớp đau nhức 
  • Có thể gây rối loạn kinh nguyệt đối với nữ giới 
Lupus ban đỏ là bệnh lý do cơ thể bị rối loạn hệ miễn dịch
Lupus ban đỏ là bệnh lý do cơ thể bị rối loạn hệ miễn dịch

Người bệnh không được xem nhẹ Lupus ban đỏ vì đây là bệnh lý nguy hiểm, tác động đến nhiều cơ quan khác như: hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Căn bệnh này hiện nay chưa có phác đồ điều trị dứt điểm, do vậy người bệnh cần tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tình trạng bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm không mong muốn. 

Lang ben 

Nấm Pityrosporum Ovale là nguyên nhân gây ra tình trạng lang ben cho cơ thể. Loại nấm này khiến sắc tố dưới da thay đổi, các vùng da bị lang ben sẽ xuất hiện nốt trắng hoặc nốt đỏ, không tạo cảm giác ngứa ngáy. Lang ben có thể lây truyền khi tiếp xúc gần với da hoặc sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh. 

Lang ben là bệnh da liễu rất dễ điều trị trong thời gian ngắn. Người bệnh chỉ cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng kem chống nấm và thuốc đầy đủ thì tình trạng bệnh sẽ cải thiện chỉ trong 1 đến 2 tuần. 

Ngoài những bệnh về da liễu được nêu trên, da mẩn ngứa khắp người không ngứa cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh sau:

  • Bệnh sởi, thủy đậu (thường gặp ở trẻ em)
  • Vảy phấn hồng 
  • Sốt phát ban
  • Bệnh zona
  • Dày sừng nang lông
  • Ung thư da

Nếu nổi mẩn đỏ không ngứa bất thường và không xác định được nguyên nhân, bệnh lý gì thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ xét nghiệm và tìm ra nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Sốt phát ban 

Sốt phát ban là bệnh lý do virus gây ra, thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh này, trẻ sẽ có triệu chứng nóng sốt, các nốt phát ban đỏ mọc khắp người, tuy nhiên không gây cảm giác ngứa ngáy và đi kèm một số triệu chứng khác:

  • Hạch bạch huyết ở cổ có thể sưng 
  • Bị tiêu chảy 
  • Đau họng và đau bụng
Sốt phát ban là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, do virus xâm nhập vào cơ thể
Sốt phát ban là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, do virus xâm nhập vào cơ thể

Khi trẻ bị sốt phát ban, bố mẹ chỉ cần cho bé uống nước và thuốc đầy đủ thì bệnh sẽ khỏi sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt cao liên tục và có nhiều triệu chứng nguy hiểm khác, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông xuất hiện khi lỗ chân lông trên da bị bít kín do tích tụ quá nhiều Keratin. Từ đó, da có triệu chứng nổi các nốt mẩn đỏ và không gây cảm giác ngứa ngáy. Đây là bệnh lý có khả năng di truyền, không ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, dày sừng nang lông là bệnh mãn tính nên khó điều trị dứt điểm. 

Khi xuất hiện nốt ban đỏ trên da sẽ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin trong sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện được tình trạng này, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và nhận phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Các phương pháp khắc phục triệu chứng da nổi mẩn đỏ không ngứa 

Có nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng bệnh lý này, tùy thuộc vào mức độ và biểu hiện của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến mà người bệnh có thể tham khảo:

Chữa trị bằng phương pháp Tây y 

Dựa vào nguyên nhân bệnh và chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau để điều trị da nổi mẩn đỏ không ngứa:

  • Thuốc bôi ngoài da (chứa thành phần steroid): Thuốc được chỉ định chữa các bệnh lý về mề đay, rôm sảy, dị ứng.
  • Thuốc Anhydrous lanolin: Thuốc có công dụng cải thiện hoạt động tuyến mồ hôi, giảm bít tắc, thường được sử dụng để điều trị rôm sảy.
  • Thuốc kháng sinh, giảm đau, ức chế hệ miễn dịch, chống viêm: Các loại thuốc này chuyên đặc trị cho người bệnh mắc viêm mao mạch dị ứng.
Thuốc Tây y có hiệu quả nhanh chóng nhưng gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
Thuốc Tây y có hiệu quả nhanh chóng nhưng gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Người bệnh cần lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Chỉ được dùng thuốc Tây y khi có chỉ định kê đơn của bác sĩ, không tùy tiện thay đổi liều lượng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Sau khi sử dụng hết liệu trình thuốc nên đi khám lại để kiểm tra tình trạng hồi phục và có những can thiệp hợp lý, tránh để bệnh kéo dài gây nguy hiểm. 

Chữa nổi mẩn đỏ không ngứa bằng phương pháp từ dân gian 

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể kết hợp với các dược liệu tự nhiên như trầu không, kinh giới, chè xanh… để tối ưu hiệu quả chữa bệnh. Các hoạt chất từ dược liệu có công dụng vệ sinh da, kháng khuẩn, chống viêm và cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. 

Dùng nước lá trầu không

  • Người bệnh chuẩn bị một lượng lá trầu không vừa đủ để rửa sạch (khoảng một nắm tay)
  • Cho lá trầu không vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước
  • Sau khi sôi đun nhỏ lửa khoảng 10 phút để các tinh chất từ lá trầu phai ra nước rồi tắt bếp
  • Đổ nước lá ra chậu rồi pha cùng một chút muối loãng, để nguội
  • Dùng nước lá trầu còn ấm để vệ sinh các vùng da bệnh 
Chữa nổi mẩn đỏ bằng phương pháp dân gian an toàn và lành tính
Chữa nổi mẩn đỏ bằng phương pháp dân gian an toàn và lành tính

Dùng nước lá chè xanh 

  • Chuẩn bị một nắm lá chè xanh, đem rửa sạch bụi bẩn rồi ngâm với muối biển loãng
  • Vớt ra để ráo nước, cho vào nồi đun cùng khoảng 2 lít nước
  • Đun sôi để nhỏ lửa khoảng 15 phút để các tinh chất từ lá chè phai ra nước sau đó tắt bếp 
  • Đổ nước lá chè ra chậu, pha thêm với một chút muối loãng
  • Dùng nước lá chè còn ấm để vệ sinh các vùng da bị nổi mẩn đỏ
  • Duy trì thực hiện hàng ngày cho đến khi điều trị dứt điểm

Điều trị nổi mẩn đỏ khắp người không ngứa bằng thuốc Đông y 

Ngoài sử dụng các biện pháp dân gian và thuốc Tây y, người bệnh có thể lựa chọn điều trị nổi mẩn đỏ không ngứa bằng thuốc Đông y. Đây là phương pháp rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng hiện nay do hiệu quả cao, lành tính và không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cơ thể. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y phổ biến để chữa trị tình trạng này:

Chữa nổi mẩn đỏ không ngứa bằng phương pháp Đông y hiệu quả và an toàn
Chữa nổi mẩn đỏ không ngứa bằng phương pháp Đông y hiệu quả và an toàn

Bài thuốc 1: Bài thuốc này được nghiên cứu và bào chế từ các vị thuốc như: Sa sâm, hồng hoa, bạch linh, đơn đỏ, phục linh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, bồ công anh, dao đằng,….

Bài thuốc 2: Là bài thuốc kết hợp giữa 2 phương thuốc nhỏ Bình can hoàn và Giải độc hoàn với các dược liệu quý hiếm từ thiên nhiên như bồ công anh, đơn đỏ, cúc tần, diệp hạ châu, kim ngân cành, xuyên khung, phòng phong,…..

Những điều cần chú ý khi da bị nổi mẩn đỏ không ngứa 

Để tối ưu hiệu quả điều trị và hạn chế bệnh diễn biến nặng hơn, người bệnh cần chú ý những điều dưới đây:

  • Không sử dụng tay để cào lên các vùng mẩn đỏ bởi sẽ làm tổn thương da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, nhiều hóa chất và bụi bẩn. Nếu điều kiện bắt buộc phải tiếp xúc, người bệnh phải trang bị các biện pháp bảo vệ như khẩu trang, mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay,…
  • Lựa chọn các loại sữa tắm dịu nhẹ, có thành phần từ thiên nhiên, không gây kích ứng da.
  • Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn.
  • Cần trang bị những biện pháp bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi thất thường, đột ngột.
  • Uống đủ 1,5l đến 2l nước mỗi ngày để giữ độ ẩm cho da và thanh lọc cơ thể. Bên cạnh đó có thể ăn hoa quả, uống nước trái cây để bổ sung dưỡng chất, vitamin giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, nghỉ ngơi điều độ, tăng cường rèn luyện thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh.
  • Không uống rượu bia, chất kích thích, hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và các loại thực phẩm dễ kích ứng da như đậu phộng, hải sản…
  • Nếu nổi mẩn đỏ kéo dài và có những diễn biến bất thường phải nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và trao đổi với bác sĩ về phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn.
  • Thuốc Tây y gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, chỉ được dùng khi có chỉ định, kê đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tùy tiện thay đổi liều lượng thuốc.

Trên đây là những bệnh lý thường gặp khi có biểu hiện nổi mẩn đỏ không ngứa và các phương pháp điều trị hiệu quả. Tốt nhất là người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để được xét nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân và nhận phác đồ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa, tránh để tình trạng bệnh kéo dài gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc đã nhận được phản hồi tích cực từ đông đảo người bệnh và giới chuyên môn về hiệu quả cũng như tính an toàn. [Xem review chi tiết]

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo