Nổi Mề Đay Kiêng Ăn Gì, Ăn Gì Để Giảm Ngứa, Sẩn Phù? [Đọc Ngay Để Biết]

Đánh giá bài viết

Nổi mề đay kiêng ăn gì, ăn gì là băn khoăn của nhiều người bệnh. Thực tế, chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng ngứa, nổi sẩn trên da do mề đay. Dưới đây là danh sách các thực phẩm người bị mề đay nên và không nên ăn. Đồng thời, phần cuối bài viết cung cấp đến bạn đọc bài thuốc thảo dược có tác dụng điều trị mề đay hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện triệu chứng mề đay

Mề đay hay mày đay là căn bệnh ngoài da phổ biến, gây các nốt sẩn hồng đỏ, trắng xuất hiện chằng chịt trên da kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng ngứa rát, sẩn phù trên da tái phát liên tục ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện các triệu chứng ngứa rát, sẩn phù trên da. Bên cạnh đó, một số thực phẩm không phù hợp làm tăng phản ứng ngứa khiến tình trạng mề đay thêm nghiêm trọng và tái phát bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn, người bệnh có thể tham khảo.

Người bị mề đay nên kiêng ăn gì?

Đối với người bệnh mề đay cơ địa nhạy cảm và dễ dị ứng với thực phẩm, đồ ăn làm tái phát bệnh, tăng phản ứng viêm dưới da và tăng cảm giác ngứa, sẩn phù nhiều hơn. Chính vì vậy, người bệnh bị nổi mề đay nên hạn chế hoặc kiêng ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng sau:

Các loại hải sản: Người bị mày đay cần hạn chế dung nạp các loại hải sản như: tôm, cua, cá, ốc… nếu muốn nhanh lành bệnh. Các loại hải sản sẽ khiến tình trạng ngứa rát, sẩn phù trở nên nặng hơn và làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng như phù đường thở, khó thở… Dị ứng hải sản cũng là nguyên nhân tái phát, bùng phát mề đay.

Mề đay nên kiêng ăn hải sản
Mề đay nên kiêng ăn hải sản

Nhóm thức ăn chứa nhiều đạm: Thức ăn chứa nhiều đạm như thịt bò, thịt gà, cá biển, nội tạng động vật… làm cơ thể khó hấp thụ và chuyển hoá, gia tăng tình trạng kích ứng trên da khiến tình trạng ngứa, sẩn phù thêm trầm trọng. Nhiều người bị tái phát mề đay khi ăn hải sản, thịt bò… 

Nhóm thực phẩm chứa nhiều đường và muối: Các thực phẩm có chứa nhiều đường và muối là tác nhân gây kích thích hệ thần kinh ngoại biên, làm suy giảm hệ miễn dịch khiến các nốt mẩn ngứa trên da khó lành và dễ tái phát.

Nhóm thực phẩm cay nóng, dầu mỡ: Những thực phẩm được chế biến với các gia vị tạo độ cay như ớt, hạt tiêu, gừng… hay các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như gà rán, xúc xích, đồ ăn nhanh… Khi tiêu thụ thực phẩm này, cơ thể dễ bị nóng trong tăng phản ứng ngúa da, da khô, nứt nẻ, bong tróc, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da, khiến da tổn thương, bội nhiễm.

Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Đồ uống có cồn và các chất kích thích: Những loại đồ uống có cồn và các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… sẽ làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị mề đay. Đặc biệt, người bệnh nên hạn chế để cơ thể nhiễm lạnh hay ra trời có gió khi uống rượu sẽ làm tình trạng mề đay bùng phát nặng nề.

Ngoài ra, đối với trẻ em bị mày đay, cần hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường, sữa bò đặc hay lòng trắng trứng. Các cách chữa mề đay tại nhà cũng cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng.

Người bị nổi mề đay nên ăn gì?

Thực tế một số nhóm thực phẩm có tính mát, hỗ trợ giải độc cơ thể có thể giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng ngứa rát, sẩn phù. Người bệnh mề đay nên bổ sung một số thực phẩm sau:

Nhóm thực phẩm giàu vitamin A như: Gan gà, gan bò, cà chua, cá chép… đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo tế bào da, hỗ trợ điều trị mày đay hiệu quả. 

Nhóm thực phẩm giàu vitamin B như: Chuối, hạt óc chó, gạo lứt… giúp tăng cường hệ miễn dịch,  tăng độ đàn hồi, chắc khoẻ cho da.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C như:  Khoai tây, dâu tây, cam, quýt,… có tác dụng thải độc, tăng cường sức đề kháng đồng thời đẩy lùi nguy cơ gây mày đay.

Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C mà người bị mày đay nên bổ sung

Ăn nhiều hành, tỏi và nghệ: Đây là 2 gia vị có tính kháng khuẩn tốt, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn trên da, giúp da nhanh hồi phục hơn.

Uống trà xanh: Hàm lượng EGCG cao có trong trà xanh sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giảm bớt những tác động xấu của vi khuẩn lên vùng da tổn thương do mề đay.

Như đã nói ở trên, chế độ ăn uống hợp lý chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm nhẹ hoặc hạn chế tình trạng tái phát, bùng phát mề đay. Để điều trị hiệu quả, ngăn tái phát, người bệnh cần áp dụng các phương pháp và thuốc trị mề đay bài bản. Trong đó, điều trị mề đay bằng các bài thuốc thảo dược đã được nghiên cứu kỹ lưỡng là lựa chọn của nhiều người bệnh bởi tính hiệu quả và an toàn.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo