Bệnh vảy nến ở trẻ em: Những điều cha mẹ nên biết!

5/5 - (1 bình chọn)

Vảy nến ở trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh phiền não bởi hầu hết đều chỉ phát hiện khi bệnh đã chuyển nặng. Nguyên nhân do sự nhầm lẫn với các bệnh ngoài da thông thường. Vậy làm sao để nhận biết, phân biệt đúng bệnh vảy nến.

Hình ảnh vảy nến ở trẻ
Hình ảnh vảy nến ở trẻ

Vảy nến ở trẻ em là gì? Tỷ lệ mắc bệnh

Theo ước tính của Tổ chức Bệnh vẩy nến Quốc gia (NPF) ở nước Mỹ mỗi năm có trên 20.000 trẻ em (dưới 10 tuổi) mắc bệnh vảy nến. Ở nước ta tuy chưa có con số thống kê chính thức nhưng tỉ lệ trẻ mắc bệnh cũng được dự đoán tăng trong những năm gần đây.

Trên thực tế đa số người bệnh đều phát hiện đợt vảy nến đầu tiên ở độ tuổi từ 15 – 35 tuổi, có những trường hợp khởi phát bệnh từ khi còn nhỏ. Một số nghiên cứu được thực hiện cũng cho thấy có tới 40% bệnh nhân vảy nến nói rằng các dấu hiệu bệnh đã xuất hiện từ thuở nhỏ, những năm tháng đầu đời. Khi lớn lên các biểu hiện bệnh dần thuyên giảm nhưng vẫn có trẻ phải sống cùng bệnh đến hết đời.

Các dạng vảy nến thường gặp ở trẻ nhỏ

Cũng giống như người lớn, vảy nến ở trẻ em có nhiều dạng khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là vảy nến thể giọt và mảng bám.

  • Vảy nến thể giọt: Các nốt vảy nến có hình giọt nước nhỏ tập trung nhiều ở lưng, bụng, cánh tay.
  • Vảy nến thể mảng ở trẻ em: Đây là dạng thường gặp nhất với các mảng da bị khô, sần gồ thấy rõ. Vị trí thường gặp ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu.
  • Bên cạnh đó, một số trẻ cũng gặp phải các dạng khác của vảy nến như vảy nến thể mủ (xuất hiện ở chân, tay), thể Erythrodermic (xuất hiện trên khắp cơ thể); thể nghịch đảo (thường xuất hiện ở nách, háng, gối)

Với bất cứ thể bệnh nào cha mẹ cũng cần lưu ý, quan sát sớm đưa trẻ đi khám, chẩn đoán và điều trị.

Dấu hiệu bệnh vảy nến ở trẻ em cha mẹ nên biết càng sớm càng tốt

Việc nhận biết dấu hiệu vảy nến không hề khó, tuy nhiên vì chủ quan nghĩ rằng trẻ bị ngứa ngoài da thông thường hay côn trùng cắn đốt, dị ứng… không sớm tìm cách xử lý. Dưới đây là những triệu chứng vảy nến điển hình cha mẹ cần tìm hiểu để đánh giá mức độ ở con em mình.

Vảy nến trên da trẻ có tính chất khác nhau
Vảy nến trên da trẻ có tính chất khác nhau
  • Trên da xuất hiện các vết đỏ với kích thước, hình dáng khác nhau tùy theo từng thể bệnh.
  • Lớp trên cùng sẽ là vảy trắng màu bạc có thể xếp chồng lên nhau.
  • Vùng da khô, có vết nứt trường hợp nặng, trẻ gãi nhiều có thể có những vết xước, rỉ máu.
  • Các nốt vảy nến có thể kèm mủ, nước.
  • Trẻ quấy khóc, gãi thường xuyên vào vùng da bị vảy nến.

Các triệu chứng bệnh có thể bùng phát theo đợt, tái đi tái lại nhiều lần khiến cha mẹ khó xác định và không thể nhận biết được mức độ nghiêm trọng với con trẻ.

Nguyên nhân hình thành vảy nến ở trẻ em

Dù chưa tìm được nguyên nhân gây vảy nến chính xác, xong một số yếu tố được các chuyên gia tìm thấy làm tăng nguy cơ bị bệnh ở trẻ gồm:

  • Do hệ thống miễn dịch: Vảy nến ở trẻ hình thành một phần do các tế bào bạch cầu bị khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch. Phần khác do sự nhầm lẫn da thành yếu tố ngoại lai tấn công tiêu diệt dẫn đến tổn thương tế bào da.
  • Di truyền: Một số nghiên cứu đã chỉ ra tính di truyền của căn bệnh vảy nến. Theo đó bố mẹ, người thân bị vảy nến, làm tăng nguy cơ mắc vảy nến khi trẻ sinh ra.
  • Thời tiết: Vào thời điểm thời tiết khô lạnh dễ làm bùng phát các đợt vảy nến cấp tính ở trẻ em và khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
  • Béo phì: Béo phì cũng được xét vào các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến ở trẻ em hay thậm chí cả người trưởng thành. Đặc biệt là những nếp gấp trên da dễ hình thành viêm, tổn thương.
  • Tâm lý: Trẻ gặp vấn đề về tâm lý, căng thẳng chuyện học tập, gia đình khiến kích hoạt tác nhân gây vảy nến.

Biến chứng bệnh vảy nến ở trẻ

Nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng đây là bệnh ngoài da lành tính do đó thờ ơ không chữa trị cho con. Chính sai lầm này khiến tình trạng vảy nến diến tiến nhanh, lâu dần biến chứng ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

Vảy nến có thể lan sang mắt làm giảm tầm nhìn ở trẻ
Vảy nến có thể lan sang mắt làm giảm tầm nhìn ở trẻ
  • Tổn thương tại xương và khớp: Vảy nến mãn tính có thể ảnh hưởng đến xương khớp của trẻ dẫn đến sự kém phát triển về thể chất ảnh hưởng đến trẻ về sau này. Thống kê cho thấy sự thay đổi về xương khớp ở người bị vảy nến là 9%.
  • Bệnh về mắt: Trẻ bị vảy nến có nguy cơ bị tổn thương kết mạc cao hơn so với những trẻ không mắc căn bệnh tự miễn này.
  • Khối u nội tạng: Thêm một biến chứng có thể gặp phải khi trẻ nhỏ bị vảy nến đó chính là gây ra các khối u nội tạng (hình thành sau khi xuất hiện tổn thương vảy nến).
  • Tổn thương, nhiễm trùng da: Bởi khi bị vảy nến thường gây ngứa, châm chích trẻ không chịu được sẽ tự động gãi. Với trẻ có móng tay sắc nhọn dễ cào xước, tổn thương tạo điều kiện vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
  • Bệnh lý tim mạch: Các thống kê chỉ ra người bị vảy nến có nguy cơ bị cao huyết áp, nguy cơ đau tim cao gấp 3 lần so với bình thường. Nếu bệnh vảy nến ở trẻ không được chữa trị sớm khi trưởng thành dễ bị mắc các bệnh lý này đe dọa tính mạng.
  • Ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ: Trẻ bị vảy nến với các mảng lớn nhỏ, mụn, vảy khác nhau khiến trẻ khó chịu, thậm chí chán ăn, chán nản. Khi bị bạn bè xa lánh có thể ảnh hưởng xấu tới tâm lý.

Vảy nến ở trẻ có lây nhiễm không, có di truyền không?

Bởi trẻ thường hoạt động trong môi trường mở, nhiều bạn bè nên các bậc phụ huynh thường lo lắng vảy nến, các bệnh ngoài da dễ lây lan sang các bạn khác. Từ đó trẻ dễ xa lánh, cô lập. Tuy nhiên theo các chuyên gia da liễu, vảy nến là căn bệnh tự miễn không phải do vi khuẩn, virus gây ra chính vì vậy hoàn toàn loại trừ khả năng lây lan qua việc tiếp xúc, sinh hoạt. Kể cả trường hợp trẻ sử dụng chung đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát, quần áo cũng không lây nhiễm được.

Vậy vảy nến ở trẻ có di truyền không? Như thông tin ở trên, gen di truyền là một trong những yếu tố dẫn đến căn bệnh viêm da này. Các chuyên gia cũng đã tìm thấy mối liên hệ ở những gia đình có bố mẹ bị vảy nến và con cái.

Cụ thể:  Bố hoặc mẹ bị vảy nến trẻ có có nguy cơ mắc bệnh khoảng 10%. Với trường hợp có cùng tính chất da như bố, mẹ hoặc cả bố và mẹ đều bị vảy nến tỉ lệ mắc bệnh cao hơn khoảng 50%.

Điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em như thế nào an toàn, hiệu quả?

Đẻ giúp khắc phục chứng vẩy nến cho con em mình, các bậc cha mẹ có thể lựa chọn điều trị bằng thảo dược tự nhiên, thuốc tân dược… tùy theo mức độ bệnh. Sau đây là thông tin chi tiết về các cách chữa cho trẻ.

Cha mẹ nên đưa con đi khám để tìm ra cách xử lý đúng nhất
Cha mẹ nên đưa con đi khám để tìm ra cách xử lý đúng nhất

Cách trị vảy nến đơn giản tại nhà cho trẻ

Ngay khi phát hiện con em mình bị vảy nến nhiều cha mẹ đã tận dụng những kinh nghiệm trong dân gian truyền lại sử dụng cây cỏ, nguyên liệu có sẵn để giảm ngứa, làm mát vùng da bị vảy nến. Những mẹo hỗ trợ điều trị vảy nến đơn giản, dễ áp dụng gồm:

Nấu nước lá trầu không

Sử dụng lá trầu nấu nước tắm chữa bệnh da liễu đã được các bà các mẹ lưu truyền và áp dụng qua nhiều đời. Tuy không trị dứt điểm được bệnh nhưng khi kiên trì thực hiện sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa cũng như kìm hãm bệnh tiến triển.

Thực hiện:

  • Lấy 5 – 7 lá trầu không tươi rửa thật sạch với nhiều lần nước.
  • Vò sơ qua rồi cho vào nồi chứa 2 lít nước đun sôi kỹ trong 10 phút.
  • Đổ nước ra thau thêm vài hạt muối và đợi đến khi độ ấm phù hợp với trẻ (hoặc thêm nước sạch)
  • Cho trẻ vào chậu tắm ngâm vùng da bị vảy nến.
  • Sau đó lấy nước sạch dội lại, dùng khăn bông sạch khô thấm hết nước. Thoa kem dưỡng ẩm và cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng.

Dùng giấm táo

Mẹo này cũng khá phổ biến trong dân gian, đến hiện tại nhiều mẹ vẫn áp dụng khi thấy con bị vảy nến hay các bệnh da liễu khác.

Thực hiện:

  • Pha giấm táo và nước sạch, khuấy đều.
  • Vệ sinh vùng da bị vảy nến cho con bằng nước muối sinh lý rồi thấm khô.
  • Dùng tăm bông nhúng dung dịch giấm táo thoa đều lên các nốt, vùng da bị vảy nến.
  • Để khoảng 20 – 30 phút lấy nước ấm rửa lại.
Làm sạch da, ngừa vi khuẩn nhờ giấm táo
Làm sạch da, ngừa vi khuẩn nhờ giấm táo

Dầu dừa

Mẹo thông dụng tiếp theo mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà mà không lo tác dụng phụ với con chính là dầu dừa.

Thực hiện:

  • Tắm, vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến ở con.
  • Mẹ lấy một lượng dầu dừa (lượng ít, nhiều phụ thuộc vào vùng da bị vảy nến ở trẻ em.
  • Mẹ cho ra tay thoa đều lên rồi massage nhẹ nhàng để tinh chất dầu dừa thấm đều vào da con. Để khoảng 15 – 20 phút rửa hoặc tắm lại cho con.

Thuốc trị vảy nến ở trẻ em

Với mong muốn giảm nhanh triệu chứng bệnh vảy nến cho con nhiều cha mẹ đã tìm đến thuốc tân dược. Đây cũng là cách điều trị được bác sĩ chỉ định khi phụ huynh đưa trẻ đi khám. Vậy đâu là những loại thuốc được dùng trong điều trị vảy nến?

Thuốc bôi điều trị tại chỗ

Thuốc có tác dụng giảm ngứa, giảm bong tróc khó chịu trên vùng da bị vảy nến. Thuốc ở dạng gel, thuốc mỡ, kem bôi với nhiều chủng loại, tác dụng khác nhau.

  • Nhóm corticoid: Là các loại thuốc bôi giúp giảm viêm, giảm ngứa. Tùy vào cân nặng, mức độ bệnh lý bác sĩ sẽ chỉ định thuốc an toàn cho trẻ.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Tác động lên hệ miễn dịch từ đó giảm tình trạng viêm ngứa da do vảy nến.
  • Thuốc Coal tar: Tác dụng hạn chế sự tăng sinh của tế bào da, giảm kích ứng, viêm da. Loại thuốc này là kem bôi có dẫn xuất từ than đá nên dùng được cho cả trẻ em.
  • Salicylic acid: Giúp làm bong tróc lớp da chết, giảm ngứa, tái tạo làn da.
  • Thuốc chứa vitamin A: Tác dụng giảm viêm, giảm sưng, loại bỏ tế bào sừng.
  • Thuốc chứa vitamin D: Giúp làm hạn chế sự tăng sinh của tế bào da nên thường được dùng để cải thiện các triệu chứng vảy nến.
Bôi thuốc cho con khi bị vảy nến
Bôi thuốc cho con khi bị vảy nến

Thuốc trị bệnh vảy nến ở trẻ em dạng tiêm, uống

Được dùng trong trường hợp vảy nến nghiêm trọng, khi thuốc bôi không mang lại hiệu quả. Với thuốc uống sẽ được kê đơn theo độ tuổi, cân nặng của trẻ. Thuốc tiêm sẽ được tiêm qua đường truyền tĩnh mạch. Các thuốc thường dùng:

  • Methotrexate: Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, thường được kê đơn dùng thời gian ngắn với trường hợp vảy nến nặng.
  • Cyclosporine: Tác dụng ức chế miễn dịch tương tự methotrexate, giảm viêm, giảm sản xuất tế bào da.
  • Infliximab, Etanercept: Là các loại thuốc sinh học giảm triệu chứng vảy nến. Chỉ dùng thuốc cho trẻ khi được chỉ định.

Quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng)

Đây là phương pháp điều trị vảy nến ở trẻ nhỏ bằng ánh sáng nhân tạo hoặc tự nhiên tác động trực tiếp lên vùng da bị vảy nến. Với ánh sáng UV bác sĩ sẽ kích hoạt nguồn sáng thông qua chùm laser để tác động.

Với tia UV tự nhiên (ánh sáng mặt trời) mẹ sẽ được khuyên cho trẻ tắm nắng vào những khoảng thời gian nhất định, cho vùng da bị vảy nến tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Thuốc đông y trị vảy nến ở trẻ em

Đây cũng là phương pháp điều trị lành tính, không gây tác dụng phụ cho trẻ bị vảy nến. Bởi thuốc đông y có thành phần hoàn toàn dược liệu tự nhiên. Căn cứ vào thể bệnh của trẻ, cơ địa mà các lương y sẽ cho trẻ dùng thuốc với thành phần phù hợp.

Các bài thuốc đông y trị vảy nến ở trẻ thường bao gồm các thành phần như đan bì, sinh tử, khổ sâm, phòng phong, kim ngân hoa, bạch tiễn bì, xích thược, tật lê… Thuốc đông y gồm có 2 dạng chính là thuốc uống và ngâm rửa, chúng có thể được chỉ định dùng riêng lẻ hoặc kết hợp cả 2 nhằm tăng cường hiệu quả.

Dùng thuốc đông y cho con tuy lành tính nhưng cha mẹ cũng cần cẩn trọng, chỉ mua thuốc khi đã cho con thăm khám tại cơ sở y học cổ truyền uy tín. Tránh dùng bài thuốc trên mạng, không rõ nguồn gốc có thể gây hại cho trẻ.

Dùng thuốc đông y lành tính được nhiều phụ huynh tin tưởng
Dùng thuốc đông y lành tính được nhiều phụ huynh tin tưởng

Hướng chăm sóc, phòng ngừa bệnh vảy nến ở trẻ em cha mẹ nên biết

Bên cạnh phác đồ điều trị vảy nến ở trẻ em được bác sĩ, chuyên gia chỉ định mẹ cũng cần biết cách chăm sóc để đẩy nhanh quá trình điều trị cũng như phòng tránh các triệu chứng vảy nến tái phát, tiến triển. Sau đây là những việc cha mẹ cần làm:

  • Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ: Để làn da trẻ luôn sạch, hạn chế vi khuẩn, các yếu tố có hại xâm nhập vào làn da con cha mẹ nên tắm rửa cho con ngày 1 lần. Có thể dùng các loại sữa tắm, sản phẩm tẩy da chết chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, lành tính với làn da trẻ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé: Khi bé bị vảy nến mẹ nên tham khảo, chuẩn bị các loại thực phẩm, món ăn giàu dinh dưỡng, vitamin, chất kháng viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Cho con tắm nắng thường xuyên: Mỗi ngày mẹ chỉ cần bớt chút thời gian vào buổi sáng sớm và chiều tối khi ánh nắng nhẹ, ít tia cực tím cho dưới ánh nắng để diệt khuẩn, tăng cường vitamin D vừa hỗ trợ điều trị tình trạng vảy nến vừa tốt cho sự phát triển của con.
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Đây cũng là cách chăm sóc da cho trẻ bị vảy nến. Loại kem này sẽ giúp tăng cường độ ẩm, giảm khô, bong tróc da.
  • Vệ sinh nhà cửa, chăn gối, giặt giũ quần áo thường xuyên, phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Cha mẹ cần quan tâm, động viên, giảm bớt áp lực, căng thẳng cho con để tránh làm bùng phát bệnh.
  • Đưa con đi khám da liễu định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để có phác đồ phù hợp.

Hiện tượng vảy nến ở trẻ em không hề hiếm gặp, gây ra nhiều phiền phức cho cả cha mẹ và bé. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên chủ động tìm hiểu, quan sát để kịp thời ứng biến khi bệnh xảy ra với con em mình.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua