Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh tuy hiếm gặp nhưng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời thì sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tapchiyhoccotruyen tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì?
Vảy nến là một loại bệnh ngoài da, thường xuất hiện ở các vùng tay, chân và đầu. Đây là tình trạng viêm mãn tính ở da do rối loạn hệ miễn dịch. Khi tế bào da chết chưa được thay đi thì tế bào da mới lại được sản xuất ra một cách nhanh chóng khiến các tế bào da tích tụ lại tạo thành các mảng đỏ, trắng hoặc vàng.
Vảy nến thường gặp ở người lớn, trẻ em và phát triển nhất ở trong độ tuổi 15 đến 30 tuổi. Tuy nhiên, vảy nến ở trẻ sơ sinh vẫn có thể xảy ra, với số lượng không nhiều. Vì vảy nến không lây qua đường hô hấp hay tiếp xúc với người bệnh nên các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng.
Nguyên nhân xuất hiện vảy nến ở trẻ sơ sinh
Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra cụ thể nguyên nhân gây vảy nến là gì. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng vảy nến sẽ bị lây khi tiếp xúc với người bệnh. Nhưng đây là loại bệnh không do vi rút hay vi khuẩn gây ra nên sẽ không lây.
Đa phần, vảy nến là do yếu tố di truyền kết hợp cùng các yếu tố bên ngoài môi trường gây nên. Nếu gia đình có bố hoặc mẹ mắc vảy nến thì tỷ lệ người con sinh ra mắc vảy nến là 10%. Nếu cả bố và mẹ đều mắc vảy nến thì tỷ lệ này tăng lên đến 40%.
Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài môi trường như thời tiết quá khô hanh, da không được cung cấp đủ độ ẩm cũng là nguyên nhân gây nên vảy nến. Đặc biệt, bố mẹ nên lưu ý đến các vết thương ngoài da của bé như vết trầy xước, vết chó mèo cào cũng sẽ là điều kiện thuận lợi để vảy nến phát triển.
Nhận biết dấu hiệu vảy nến ở trẻ sơ sinh
Vảy nến thường xuất hiện ở các vùng như tay, chân, mặt và vảy nến da đầu ở trẻ sơ sinh. Thông thường khi bị vảy nến thường có những lớp bong tróc, nứt nẻ xuất hiện trên da. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện dưới đây thì bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời:
- Sưng tấy các khớp
- Xuất hiện các đốm, vảy màu trắng, vàng hoặc đỏ
- Da thiếu độ ẩm, bong tróc, nứt nẻ thậm chí nặng hơn là bị chảy máu
- Bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc và thường xuyên dùng tay cào vào vùng da bị vảy nến
- Nổi mụn đỏ
Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên phân biệt rõ vảy nến và các bệnh ngoài da khác ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là bệnh chàm. Chàm thường gặp phổ biến ở trẻ sơ sinh hơn là vảy nến. Nó cũng có những biểu hiện ngoài da như xuất hiện các mảng da khô, bị bong tróc và thường gặp ở vùng tay, chân, mặt giống như vảy nến nên rất hay bị nhầm lẫn.
Chàm sẽ không gây nên hiện tượng các tế bào da bị tích tụ vảy trắng trên vùng da bị ửng đó giống như vảy nến. Và chàm sẽ có những biện pháp điều trị dễ dàng, đơn giản hơn so với vảy nến.
Trẻ sơ sinh có khả năng mắc bệnh chàm và vảy nến cùng một lúc. Vì vậy, phụ huynh nên đặc biệt chú ý đến những biểu hiện bên ngoài của trẻ.
Phân biệt các loại vảy nến thường gặp ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số loại vảy nến thường gặp ở trẻ sơ sinh mà phụ huynh cần lưu ý:
- Vảy nến da đầu ở trẻ sơ sinh: thường xuất hiện các mảng bong tróc màu trắng hoặc màu bạc ở phần da đầu của trẻ, thậm chí có thể lây sang cả trán, cổ và tai. Vảy nến da đầu sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu bé gãi mạnh thì sẽ gây nên rụng tóc.
- Vảy nến tã lót: Đây là loại vảy nến đặc biệt chỉ gặp ở trẻ sơ sinh. Vảy nến xuất hiện ở vùng mặc tã lót và dễ gây hiểu nhầm sang bệnh hăm tã ở trẻ em.
- Vảy nến mảng bám: Loại vảy nến này xuất hiện ở mọi độ tuổi, gây nên những mảng bám màu trắng, bạc ở vùng tay, chân, mặt. Ở trẻ em, các mảng bám này thường mềm và có diện tích nhỏ hơn.
- Vảy nến mủ: đây là loại vảy nến cực kì nguy hiểm, thường làm da bị tấy đỏ và mủ ở vùng giữa. Tuy nhiên, loại vảy nến này thường ít gặp ở trẻ sơ sinh.
- Vảy nến thể giọt: Thường xuất hiện các nốt li ti ở da, nguy cơ bị nhiễm khuẩn khi xây xát cao hơn so với các loại vảy nến khác. Đây cũng là loại vảy nến phổ biến ở cả người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh.
- Vảy nến móng tay: Vảy nến xuất hiện ở vùng móng tay khiến móng đổi màu, dễ bị tách ra khỏi ngón tay, thậm chí một số trường hợp vảy nến còn khiến móng tay bị vỡ ra.
Cách điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Vảy nến là bệnh ngoài da mãn tính, vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị dứt điểm căn bệnh này. Với vảy nến ở trẻ sơ sinh, khi vừa phát hiện những biểu hiện ban đầu của bệnh, bố mẹ nên kịp thời đưa bé đến nhờ sự tư vấn của bác sĩ. Cùng tham khảo một số phương pháp điều trị được sử dụng nhiều nhất hiện nay như:
1. Điều trị bằng mẹo trong dân gian
Ngoài các biện pháp điều trị vảy nến bằng đông y và tây y, với các tình trạng vảy nến nhẹ, mới bắt đầu những biểu hiện ban đầu của bệnh, bố mẹ có thể kết hợp cho bé sử dụng một số mẹo trong dân gian. Vì những mẹo vặt trong dân gian này đều sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên nên cha mẹ có thể yên tâm khi dùng cho bé. Một số mẹo được nhiều người sử dụng như:
- Sử dụng muối hạt: Đây là cách thức khá đơn giản, được nhiều người sử dụng cho trẻ sơ sinh kể cả khi không mắc vảy nến. Bố mẹ chỉ cần pha 1 đến 2 thìa muối hạt vào nước tắm và tắm cho bé hàng ngày, vừa có tác dụng diệt khuẩn, vệ sinh da, vừa giúp điều trị vảy nến hiệu quả.
- Lá trầu không: Sử dụng để nấu nước tắm hàng ngày cho bé.
- Với nha đam: Chữa vảy nến bằng nha đam bằng cách bôi nha đam trực tiếp lên vùng da vảy nến của bé, sau đó rửa sạch lại với nước ấm.
- Nghệ: Với nghệ, bố mẹ có thể cắt ra từng miếng mỏng rồi đắp lên da của bé hoặc sử dụng bột nghệ hoà với nước thành hỗn hợp hơi sệt và thoa lên da cho bé.
- Lá lược vàng: Bố mẹ có thể ép nước lá lược vàng và sử dụng để thoa lên da cho bé. Thực hiện các động tác massage trong 10-15 phút và rửa lại với nước sạch.
2. Điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh bằng thuốc tây y
Thuốc tây y có tác dụng điều trị vảy nến trong một thời gian ngắn, mang lại hiểu qua cao. Đối với trẻ sơ sinh, khi dùng thuốc tây y cần phải theo kê đơn của các bác sĩ, không được sử dụng bừa bãi và quá lạm dụng.
Cha mẹ không nên cho trẻ sơ sinh sử dụng thuốc tây y một thời gian dài vì sẽ để lại nhiều biến chứng cho sức khoẻ sau này. Một số loại thuốc tây y được khuyên dùng như:
- Thuốc bôi ngoài da như các loại thuốc corticoid, thuốc salicylic axit, kẽm oxy.
- Thuốc uống như methotrexat, cyclosporin,…
- Ngoài ra, có thể bổ sung thêm một số loại vitamin C, B12 cho trẻ.
3. Điều trị bằng thuốc đông y
Điều trị vảy nến ở trẻ sơ sinh bằng thuốc đông y cần kiên trì sử dụng. Các loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa vảy nến tái phát lại trong một thời gian dài. Vì thành phần chủ yếu là các loại thảo mộc trong thiên nhiên, nên các bài thuốc đông y rất tốt cho sức khoẻ.
Với trẻ sơ sinh, các bài thuốc đông y thường được sử dụng chủ yếu ở dạng thuốc bôi ngoài da. Do hệ miễn dịch của bé còn yếu, da còn khá mỏng nên các thành phần trong bài thuốc sẽ được gia giảm một cách hợp lý tuỳ vào tình trạng bệnh của từng bé.
Một số thành phần thuốc đông y thường được sử dụng trong chữa vảy nến như: hoa hoè, sinh địa, ké đầu ngựa, hà thủ ô, cam thảo đất,… Các thành phần được kết hợp với nhau thành các bài thuốc dạng bôi, ngâm rửa.
Điều trị vảy nến bằng thuốc đông y cũng giống như tây y, bố mẹ nên đưa các bé đến cơ sở khám chữa bệnh theo y học cổ truyền uy tín, cơ sở vật chất sang trang, lương y lành nghề và tận tâm.
Một số lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Ngoài việc thực hiện các biện pháp điều trị vảy nến theo ý kiến của bác sĩ, bố mẹ cũng nên lưu ý một số lời khuyên sau để quá trình điều trị được diễn ra nhanh hơn:
- Kết hợp thoa thêm kem dưỡng cho bé để cung cấp đủ độ ẩm cho da.
- Cho bé phơi nắng 15-20 phút mỗi sáng.
- Thường xuyên vệ sinh thân thể cho bé, tránh các vết trầy xước, chảy máu trên cơ thể bé.
- Nên tắm với nước ở nhiệt độ vừa phải, không nên tắm nước quá nóng.
- Bổ sung cho bé các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Cho bé mặc những bộ quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi.
- Thực hiện massage cho bé bằng dầu dừa sau khi tắm xong.
- Duy trì nhiệt độ phòng ở 26-27 độ.
- Tránh để bé gãi vào vùng da vảy nến.
- Trong quá trình điều trị bệnh, nếu bé có những biểu hiện bất thường, nên dừng sử dụng thuốc ngay và đưa đến các cơ sở y tế.
- Lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, tránh sử dụng những bài thuốc không rõ nguồn gốc trên internet.
khi bệnh mới hình thành. Ở một số bé, vảy nến sẽ tự khỏi sau một thời gian điều trị. Nhưng cũng có một số bé vảy nến sẽ tái phát lại nhiều lần theo chu kì đến tận tuổi trưởng thành.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh ở từng bé, cha mẹ có thể sử dụng các biện pháp điều trị riêng lẻ hoặc kết hợp các biện pháp với nhau để hiệu quả điều trị vảy nến cao hơn.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!