Bệnh vảy nến có lây không? Lây qua đường nào? Bác sĩ giải đáp

4.8/5 - (5 bình chọn)

Theo các nghiên cứu trong y học hiện đại chỉ ra rằng, có khoảng 2-3% dân số trên thế giới bị vảy nến. Vậy bệnh vảy nến có lây không và chúng lây qua đường nào? Hãy cùng tapchiyhoccotruyen giải đáp thắc mắc đồng thời có hướng phòng bệnh hiệu quả.

Bệnh vảy nến có lây không?
Bệnh vảy nến có lây không?

Bệnh vảy nến có lây không? Các chuyên gia giải đáp

Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh vảy nến có lây không bạn cần rõ về thực trạng cũng như cơ chế sinh ra căn bệnh viêm da mãn tính này. Trên thực tế, có không ít người người khi tiếp xúc với các bệnh nhân bị vảy nến sẽ nghĩ bệnh vảy nến có thể lây nhiễm qua da hay nói chuyện. Do đó họ thường có thái độ e ngại và tránh tiếp xúc, sợ chạm vào người bệnh thì sẽ lây sang mình. 

Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ chế gây nên bệnh vảy nến là do ức chế, rối loạn hệ miễn dịch. Bình thường, cơ thể sẽ ức chế các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Nhưng với vảy nến, hệ miễn dịch lại ức chế chính các tế bào trên cơ thể. Đây là loại bệnh không phải do vi khuẩn hay một loại vi rút nào gây nên. 

Vậy bệnh vảy nến có lây không? Câu trả lời là không. Vảy nến không hề lây từ người sang người qua đường hô hấp hay tiếp xúc với da. Bạn hoàn toàn có thể ôm hôn, nắm tay, thậm chí là sử dụng chung đồ vật với những người mắc bệnh vảy nến mà không phải lo lắng sẽ bị lây. 

Hiện nay trên thị trường vẫn chưa có một loại thuốc nào điều trị triệt để bệnh vảy nến. Để cải thiện tình trạng bệnh, nhiều người đã sử dụng các biện pháp sinh học, sử dụng các loại thảo dược trong thiên nhiên. Tuy nhiên, với cách thức điều trị nào cũng vậy, phải cần có một thời gian dài điều trị kiên trì thì mới đạt được kết quả tốt.

Ngoài ra, trên thị trường cũng xuất hiện một số loại thuốc sinh học có tác dụng ức chế quá trình tấn công của hệ miễn dịch lên các tế bào da. Các loại thuốc này có giá thành khá cao nên hiện tại có rất ít người sử dụng. 

Bệnh vảy nến lây qua đường nào? Những con đường lây nhiễm bạn cần biết là gì? 

Với những giải đáp ở mục trên, bạn cũng đã vảy nến không hề lây qua đường tiếp xúc giữa người với người. Vậy nhưng tại sao những người sống trong một gia đình khi có một người bị vảy nến, các thế hệ sau cũng dễ mắc bệnh? Liệu có con đường lây nhiễm nào khác? 

Hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra nguyên nhân chính xác của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, các nhà khoa học tìm thấy mối liên hệ giữa căn bệnh viêm da này với yếu tố di truyền. Ngoài ra, một số tác nhân từ môi trường bên ngoài cũng làm tăng khả năng bị vảy nến như: 

Tiếp xúc với nắng nóng thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Tiếp xúc với nắng nóng thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Phơi nắng quá thường xuyên
  • Da bị chấn thương, trầy xước, xuất hiện các vết thương hở
  • Do thời tiết khiến da bị quá khô, dẫn đến bong tróc
  • Bị mắc các loại bệnh nhiễm khuẩn
  • Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân dẫn đến vảy nến và nó cũng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn
  • Do stress, căng thẳng đầu óc
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia
 

Một khi đã xuất hiện các tình trạng ban đầu của vảy nến, nếu người bệnh không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ trở thành mãn tính và phát triển sang một trạng thái lâu dài. Vảy nến sẽ không được chữa trị khỏi hoàn toàn mà sẽ tái phát lại nhiều lần. 

Vảy nến có di truyền không? 

Bên cạnh thắc mắc bệnh vảy nến có lây không, vảy nến có di truyền không? cũng rất được quan tâm. Theo các chuyên gia, câu trả lời là có. Và đây chính là một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ bị bệnh vảy nến. 

Trong một số tài liệu khoa học chỉ ra rằng, bệnh vảy nến có tính di truyền từ người bố và người mẹ. Khi bố hoặc mẹ mắc vảy nến thì tỷ lệ người con mắc bệnh lên đến 10%. Và tỷ lệ này có thể lên đến 40 – 50% nếu như cả người bố và mẹ đều bị vảy nến. Khi một thành viên trong gia đình mắc bệnh thì các thành viên khác có nguy cơ mắc bệnh vảy nến cao hơn đến 4 lần so với người bình thường. 

Bệnh vảy nến do yếu tố di truyền
Bệnh vảy nến do yếu tố di truyền

Một số nghiên cứu khoa học của các bác sĩ đã tìm thấy những tổn thương trên da khi mắc bệnh vảy nến có chứa đột biến gen. Một đột biến gen này sẽ di truyền trong các thành viên của gia đình. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã xác định được 25 vùng khác nhau của bộ gen có liên quan đến bệnh vảy nến. Điều đó càng chứng minh cho việc bệnh vảy nến có tính di truyền. 

Cách phòng ngừa bệnh vảy nến hiệu quả

Tình trạng bệnh vảy nến có thể cải thiện và diễn biến tốt hơn nếu kiên trì điều trị trong một thời gian dài. Các biện pháp điều trị không thể làm dứt điểm hoàn toàn tình trạng bệnh mà chỉ có thể làm ức chế và kiểm soát khi tình trạng bệnh diễn biến xấu hơn. 

Tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người mà sẽ chọn cho mình những biện pháp khác nhau. Dưới đây là sẽ một số cách phòng ngừa chính mà người bệnh nên áp dụng theo. 

1. Tránh căng thẳng, stress quá độ

Stress, căng thẳng trong cuộc sống là nguyên nhân gây ra rất nhiều loại bệnh có hại cho cơ thể, trong đó có vảy nến. Khi cơ thể bị căng thẳng quá độ sẽ dẫn đến tình trạng bệnh trở nặng hơn do cơ thể có phản ứng viêm với căng thẳng, stress. 

Để cải thiện tình trạng này, nên giữ cho cơ thể ở trạng thái thư giãn, thoải mái nhất. Ngoài ra, có một số cách như sau: 

  • Tập yoga vừa giúp cơ thể thư giãn. vừa cải thiện được sức khoẻ và xương cốt
  • Vật lý trị liệu: Trò chuyện với bác sĩ tâm lý cũng là một cách để giải toả căng thẳng, stress
  • Ngồi thiền: Dành ra 30 phút mỗi ngày để thiền, hít thở sâu. 
Tập yoga để giảm căng thẳng, stress
Tập yoga để giảm căng thẳng, stress

2. Hạn chế gây nên các vết thương ngoài da

Các vết thương ngoài da ở một số người khiến cho bệnh vảy nến xuất hiện. Một số vết thương ngoài da phổ biến cần tránh là các vết trầy xước, vết cháy nắng.

  • Sử dụng kem chống nắng. Mặc áo dài tay khi ra ngoài trời nắng
  • Khi tham gia các hoạt động mạnh như đá bóng, chạy nhảy nên thận trọng
  • Khi bị các vết trầy xước, cần vệ sinh bằng nước muối, oxy già và băng bó cẩn thận để tránh nhiễm trùng và kích hoạt vảy nến

3. Xây dựng chế độ ăn uống, thể dục hợp lý

Một chế độ ăn uống, thể dục thể thao đều đặn hợp lý không chỉ là biện pháp phòng tránh vảy nến mà nó còn giúp tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn từ bên trong. 

Đối với những người mắc bệnh vảy nến nên bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh, bạn cũng nên tránh những đồ ăn sau: 

  • Hạn chế các món ăn chiên, xào
  • Không ăn quá nhiều các loại thịt đỏ
  • Hạn chế thực phẩm từ bơ, sữa
  • Không ăn quá cay, quá mặn
Xây dựng chế độ ăn hợp lý hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh vảy nến
Xây dựng chế độ ăn hợp lý hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh vảy nến

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng chứa nhiều chất tốt. Khi không thể bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ. 

Việc dành ra 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục cũng là cách để cải thiện tình trạng á sừng. Bạn có thể thực hiện các động tác thể dục đơn giản, hoặc đi bộ, tập gym đều có thể được. 

4. Tránh để tình trạng nhiễm trùng xảy ra

Tình trạng nhiễm trùng ở các bệnh như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa. Đặc biệt, bệnh viêm họng liên cầu khuẩn có thể gây nên hiện tượng vảy nến nhỏ giọt, thường gặp nhiều ở trẻ em. 

Để tránh những tình trạng bệnh này, bạn có thể tham khảo một số cách thức sau: 

  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh
  • Súc miệng nước muối thường xuyên
  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh về hô hấp, viêm tai giữa. 

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: “Bệnh vảy nến có lây không?”. Ngoài sử dụng những loại thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp như trên để cải thiện tình trạng bệnh. 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua