Bệnh vảy nến có ngứa không? Giải quyết tình trạng này thế nào?

4.7/5 - (4 bình chọn)

Vảy nến là căn bệnh ngoài da, không gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Tuy nhiên, hiện nay chưa có loại thuốc nào điều trị dứt điểm. Vậy khi bị vảy nến có ngứa không, nó gây nguy hiểm thế nào? Cách khắc phục tình trạng này thế nào hiệu quả. Cùng tapchiyhoccotruyen tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Bị vảy nến có ngứa không? Chuyên gia giải đáp

Vậy bệnh vảy nến có ngứa không? Theo các nghiên cứu, có đến 90% người bị mắc bệnh vảy nến sẽ bị ngứa và gây khó chịu ở da. Với mỗi người, mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau nên tình trạng ngứa cũng không giống nhau. Nhiều người chỉ gặp tình trạng hơi khó chịu với những cơn ngứa nhẹ. Nhưng với một số người, mức độ ngứa nặng hơn, thậm chí dẫn đến mất ngủ vì cơn ngứa xuất hiện trong một thời gian dài. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa khi bị vảy nến là do đâu? Khi tế bào da cũ và mới tích tụ lại, tạo thành mảng, vảy. Cơ thể sẽ phản ứng lại làm xuất hiện tình trạng ngứa để tránh các tác nhân gây nhiễm trùng từ bên ngoài. Tuy nhiên, nếu người bệnh gãi quá nhiều hoặc quá mạnh thì sẽ khiến cho da dễ bị tổn thương, thậm chí gây chảy máu và làm cho tình trạng ngứa nặng hơn. 

Khi bị vảy nến có ngứa không??
Khi bị vảy nến có ngứa không??

Bệnh vảy nến không lây nhiễm từ người sang người. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể giúp người bệnh kiểm soát được cơn ngứa của họ. Hiện nay, vảy nến vẫn chưa có biện pháp nào để điều trị dứt điểm. Để kiểm soát được cơn ngứa, người bệnh nên đến gặp bác sĩ và tuân thủ đúng theo sự tư vấn. 

Bị vảy nến có nguy hiểm không? 

Vảy nến không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà nếu không điều trị thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Dưới đây sẽ là một số biến chứng gây nguy hiểm của bệnh vảy nến mà mọi người nên tránh.

1. Viêm khớp vảy nến

Trong số những người bị vảy nến chỉ có khoảng 10% bị viêm khớp vảy nến nếu không điều trị vảy nến kịp thời. Căn bệnh này làm tổn thương các khớp gây sưng, đỏ, và đau. Viêm khớp vảy nến ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người bệnh. Vậy nên cần sự tư vấn của bác sĩ để việc điều trị được diễn ra nhanh chóng, kịp thời, tránh những biến chứng về khớp vĩnh viễn sau này. 

Người bị vảy nến có nguy cơ bị viêm khớp vảy nến
Người bị vảy nến có nguy cơ bị viêm khớp vảy nến

2. Ung thư da

Bệnh vảy nến gây ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt da, khiến da bong tróc, gây ngứa ngáy khó chịu. Chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về việc bị bệnh vảy nến sẽ gây ung thư da. Tuy nhiên, những người bị vảy nến có tỷ lệ bị ung thư da cao hơn. 

3. Mắc bệnh tim mạch 

Người bị vảy nến đôi khi sẽ gặp các biến chứng về tim mạch, ví dụ như đau thắt ngực, thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ. 

4. Trầm cảm

Vảy nến gây nên những ảnh hưởng về thẩm mỹ, khiến da bị bong tróc, tạo những lớp vảy. Nhiều người khi bị vảy nến dần dà sẽ mất tự tin, ngại giao tiếp với mọi người. Nếu tình trạng đó diễn ra lâu ngày sẽ rất dễ bị trầm cảm. 

Bị vảy nến có nguy hiểm không?
Bị vảy nến có nguy hiểm không?

5. Tổn thương khi mang thai 

Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra vảy nến có thể làm tăng các nguy cơ gây tổn thương lên buồng trứng. Phụ nữ mang thai bị vảy nến sẽ rất dễ bị tình trạng sinh non. Đặc biệt, khi mang thai, không được sử dụng nhiều loại thuốc vì sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Điều đó khiến cho tình trạng vảy nến càng nặng hơn. 

Vậy bị vảy nến có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nếu như người bệnh không chữa trị kịp thời cũng như có các biện pháp phù hợp để quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn. 

Cách giải quyết tình trạng ngứa do vảy nến hiệu quả

Tình trạng ngứa do vảy nến sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn. Tuy nhiên, hiện nay chưa có loại thuốc nào chữa trị dứt điểm bệnh vảy nến. Nếu không chú trọng trong quá trình điều trị và sinh hoạt thì tình trạng ngứa do vảy nến có thể tái phát lại nhiều lần. 

1. Giảm ngứa do vảy nến tại nhà

Dưới đây sẽ là một số biện pháp để cải thiện tình trạng ngứa do vảy nến mà bạn nên lưu ý: 

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến. Tránh sử dụng các loại hoá chất gây hại cho da. 
  • Khi bị ngứa, không nên gãi quá mạnh tránh gây trầy xước da dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Thoa thêm kem dưỡng để cung cấp độ ẩm cho da.
  • Thực hiện các cách như chườm nóng, chườm đá vào vùng da vảy nến để giảm ngứa.
  • Thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Không nên ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, chiên xào. 
  • Giữ một tâm lý thoải mái, không nên quá tự ti.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Khi tình trạng bệnh nặng hơn, nên đến các bệnh viện, phòng khám. Không nên tự ý chữa ở nhà. 

2. Dùng thuốc trị ngứa vảy nến

Ngoài việc thực hiện các mẹo chữa vảy nến bằng thảo dược tự nhiên, người bệnh nên bổ sung một số loại thuốc để trị ngứa do vảy nến hiệu quả và nhanh chóng hơn. Một số loại thuốc bạn có thể tham khảo như: 

  • Retinoid: Sản phẩm này có 2 loại là dạng uống và dạng bôi. Thuốc có chữa các dẫn xuất vitamin A, có tác dụng kháng viêm, làm ức chế quá trình hình thành vảy trên da. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không được sử dụng loại thuốc này. 
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch ví dụ như Cyclosporine. Thuốc có tác dụng ức chế tình trạng viêm da và hạn chế quá trình tái tạo da mới. Thuốc được khuyên dùng với liều lượng thấp. 
  • Một số loại thuốc sinh học phổ biến như:Etanercept, Infliximab, Adalimumab, Ustekinumab. Đây đều là những loại thuốc chữa vảy nến mới nhất hiện nay. Thuốc được dùng dưới dạng tiêm và được khuyên dùng với các tình trạng vảy nến từ trung bình đến nặng.
Sử dụng thuốc trị ngứa theo tư vấn của bác sĩ
Sử dụng thuốc trị ngứa theo tư vấn của bác sĩ

Trong thị trường có rất nhiều loại thuốc đông, tây y để chữa vảy nến. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh và dựa theo lời tư vấn của bác sĩ mà mỗi người sẽ có những toa thuốc riêng. 

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc: “Vảy nến có ngứa không?” Hy vọng, qua đó bạn sẽ tìm được cách phòng tránh cũng như điều trị kịp thời với căn bệnh vảy nến này. 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua