Vảy nến thể giọt là gì? Các giai đoạn bệnh và cách chữa hiệu quả

4.6/5 - (7 bình chọn)

Vảy nến thể giọt là dạng bệnh dễ nhận biết và phân biệt nhất trong các thể bệnh vảy nến. Tuy nhiên do chủ quan nhiều người không thăm khám, điều trị sớm dẫn đến bệnh chuyển nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da, thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng vẩy nến thể giọt trong bài viết dưới đây.

Hình ảnh vảy nến thể giọt
Hình ảnh vảy nến thể giọt

Vảy nến thể giọt là gì? Các giai đoạn bệnh

Vẩy nến thể giọt tên tiếng anh là Guttate. Đây là một dạng vảy nến thường gặp đứng thứ 2 sau bệnh vảy nến mảng bám. Chúng ở dạng các đốm nhỏ sẩn trên da, có vảy hình giọt nước có đường kính khoảng 1 – 10mm. Thống kê cho thấy có khoảng 8% người bị vảy nến phát triển thành thể giọt.

Căn bệnh này thường hình thành từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Chúng có thể phân bố phổ biến nhất ở các vùng da tay, chân, thân người và ít gặp ở đầu, mặt… Đặc biệt chúng không xuất hiện trong lòng bàn tay, lòng bàn chân như nhiều dạng vẩy nến khác.  Vảy nến thể giọt thường xuất hiện đột ngột hoặc sau khi bị viêm họng liên cầu khuẩn.

Các giai đoạn, mức độ bệnh:

Căn bệnh viêm da này tiến triển ở 3 giai đoạn tương đương với mức độ nặng nhẹ của bệnh.

  • Giai đoạn 1: Trên da chỉ xuất hiện một vài đốm hình giọt nước (chiếm khoảng 3% làn da).
  • Giai đoạn 2: Tổn thương ở da do vảy nến lúc này lan rộng hơn (chiếm khoảng 3 – 10% làn da).
  • Giai đoạn 3: Mật độ vảy nến dày hơn lan sang các vùng khác tạo thành một khoảng lớn (chiếm trên 10% thậm chí bao phủ toàn thân)

Thể bệnh này nếu phát hiện sớm và điều trị sẽ sớm dứt điểm và không để lại sẹo. Tuy nhiên thờ ơ không tích cực chữa trị sẽ gây ra những hậu quả nặng nề.

Các triệu chứng vảy nến thể giọt điển hình

Người bệnh có thể nhận biết các dấu hiệu bệnh dễ dàng bởi hình dáng đặc trưng. Sau đây là những biểu hiện của bệnh:

  • Da đỏ hồng như cá hồi: Các giọt màu đỏ, hồng nổi sần trên da với các kích thước lớn nhỏ khác nhau.
  • Các nốt vẩy nến giọt tách rời: Không giống nhiều dạng vảy nến khác, vảy nến hình giọt thường có ranh giới rõ ràng, lác đác trên da người bệnh.
  • Ngứa, khó chịu: Cũng giống như hầu hết các bệnh da liễu, viêm da khác, khi bị vảy nến giọt người bệnh sẽ thấy bứt rứt, châm chích ngứa tại các vùng da bị tổn thương. Gãi là hành động bộc phát với mong muốn giảm tình trạng ngứa.
  • Nổi mụn nước: Thường xảy ra ở người bị vảy nến giọt nặng. Khi chúng khô có thể tạo lớp vảy trắng dày, cạo ra thấy trắng, hoặc bong thành lớp.

Ngoài ra căn bệnh này còn có điểm đặc biệt là tốt độ tái tạo da nhanh, khi có lớp vảy bong ra một lớp khác sẽ được đùn lên thay thế.

Ngứa, khó chịu chỉ muốn dùng tay gãi là biểu hiện của bệnh
Ngứa, khó chịu chỉ muốn dùng tay gãi là biểu hiện của bệnh

Xác định nguyên nhân gây vảy nến thể giọt

Nguyên nhân chính gây vẩy nến giọt đến nay vẫn chưa được tìm thấy. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng đây là căn bệnh tự miễn có liên quan đến các yếu tố sau:

  • Rối loạn chuyển hóa ở da: Điều này sẽ khiến khả năng hấp thu oxy ở da tăng cao hơn rất nhiều so với bình thường.
  • Di truyền: Một số nghiên cứu chỉ ra trong gia định nếu bố mẹ, người có mối quan hệ cận huyết mắc bệnh các đời sau cũng có nguy cơ cao bị vảy nến thể giọt.
  • Do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên: viêm mũi họng, viêm amidan, nhiễm trùng do liên cầu khuẩn…
  • Yếu tố tâm lý: Thường xuyên bị căng thẳng, stress, mất ngủ kéo dài cũng khiến cơ thể dễ kích thích gây bệnh.
  • Chấn thương cơ học vật lý: Đây cũng là yếu tố được các chuyên gia da liễu xác định làm tăng tỉ lệ tái phát triệu chứng bệnh.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc sốt rét, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim… trong thời gian dài, lạm dụng.

Vảy nến thể giọt có lây nhiễm không?

Vảy nến giọt có lây không được cả người bệnh và những người quan tâm đến bệnh lý này tìm hiểu. Theo các chuyên gia da liễu căn bệnh tự miễn này hình thành do cơ địa của mỗi người. Vi khuẩn, virus không phải tác nhân chính do đó loại bỏ được tình trạng lây lan từ người sang người sang người.

Do đó bạn có thể yên tâm cho con vui chơi cùng bạn bè khác và nói rõ với các bậc phụ huynh, cô giáo để tránh bị cách ly, hay có cái nhìn không đúng về căn bệnh này.

Dù vậy bệnh có thể lây truyền qua các thế hệ trong gia đình. Điều này cũng đã được nhiều nghiên cứu hiện đại tìm ra.

Chẩn đoán bệnh

Để tìm ra tác nhân gây bệnh cũng như hướng điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng với các bước sau:

Thăm khám, chẩn đoán bệnh sớm để điều trị
Thăm khám, chẩn đoán bệnh sớm để điều trị
  • Hỏi về tiền sử bệnh lý có từng mắc bệnh ngoài da, nhiễm trùng…
  • Sinh thiết da
  • Xét nghiệm máu
  • Kiểm tra strep ở họng

Đây là bước quan trọng để xác định người bệnh có đúng bị vảy nến giọt hay dạng vảy nến, bệnh da liễu nào khác có triệu chứng tương tự. Do đó bệnh nhân nên tìm hiểu đơn vị uy tín để tới thăm khám.

Điều trị vảy nến thể giọt bằng cách nào hiệu quả?

Hiện có rất nhiều phương pháp chữa bệnh vẩy nến giọt như dân gian, tây y, đông y. Mỗi cách lại có ưu điểm riêng do đó người bệnh cần tìm hiểu, nghe theo hướng dẫn của chuyên gia để tìm ra giải pháp phù hợp với mức độ bệnh của mình.

Mẹo chữa vảy nến giọt tại nhà với bài thuốc dân gian

Có thể nói đây là cách trị bệnh đơn giản, ít tốn kém mà vẫn mang đến những lợi ích nhất định cho người sử dụng. Chỉ cần tận dụng một vài loại thảo dược có sẵn trong vườn nhà, ngoài chợ bạn đã có thể tạo ra phương thuốc giúp làm sạch, dịu làn da bị vảy nến đồng thời giảm ngứa khó chịu. Dưới đây là một số mẹo và hướng dẫn thực hiện chi tiết cho bạn:

Lá trầu không trị bệnh

Thực hiện:

  • Lá trầu sau khi hái, mua về đem rửa sạch từng lá một với nước.
  • Cho vào nồi to khoảng 2 lít nước sạch, vò nát trầu không cho vào.
  • Bật bếp đun sôi 5 phút thì hạ nhỏ lửa, thêm vài hạt muối đun thêm 10 phút cho tinh dầu và các chất từ lá trầu được tiết ra.
  • Tắt bếp đổ nước ra một cái chậu cho nguội bớt rồi lấy phần nước này lau, rửa hoặc ngâm cho vùng da bị vảy nến.

Dùng dầu dừa

Thực hiện:

  • Vệ sinh vùng da bị vảy nến thể giọt cho sạch.
  • Lấy một lượng dầu dừa nhất định (tùy thuộc vào độ rộng của làn da bị tổn thương mà điều chỉnh).
  • Dùng tay hoặc tăm bông thoa đều dầu dừa ra các vùng da.
  • Để tự nhiên trong khoảng 30 phút sau đó mới dùng nước ấm rửa sạch lại.
Dầu dừa chữa vảy nến là mẹo hay nhiều người áp dụng
Dầu dừa phục hồi nhanh chóng các tổn thương trên da

Giấm táo và baking soda trị bệnh

Cách thực hiện

  • Lấy giấm táo và baking soda theo tỉ lệ 1:1, thêm nước tùy theo độ rộng vùng da bị tổn thương)
  • Cho tất cả và một chiếc bát nhỏ trộn đều.
  • Dùng hỗn hợp này thoa trực tiếp lên chỗ da bị vảy nến để nguyên trong 30 phút.
  • Lấy nước ấm rửa sạch lại vùng da.

Điều trị bằng tây y

Vảy nến thể giọt uống thuốc gì, bôi thuốc gì chóng lành da, giảm ngứa là thắc mắc của không ít người bệnh. Sau đây là danh sách một số thuốc thường được bác sĩ da liễu kê đơn.

Thuốc bôi ngoài da

Đối với các trường hợp cấp tính, người bệnh có thể làm giảm các triệu chứng bệnh bằng việc sử dụng thuốc bôi dạng gel, kem, thuốc mỡ.

  • Thuốc Donovex: Nằm trong nhóm vitamin D tổng hợp giúp giảm tăng sinh tế bào, giảm viêm ngứa da.
  • Nhóm thuốc corticosteroid: Gồm Tenovate, Ultravate, Psorcon cho tác dụng tốt giúp giảm ngứa khi bệnh nhẹ, trung bình.
  • Coal Tar (Nhựa than đá): Tác dụng tốt được dùng để điều trị các thể vảy nến từ xa xưa. Tuy nhiên chúng lại bám vào quần áo, có mùi khó chịu.
  • Thuốc Retinoid (Vitamin A): Tác dụng điều trị vảy nến, trứng cá, giúp làm lành vết thương nhanh. Trong đó Thuốc Tazarotene là thuốc dùng trong điều trị bệnh vảy nến thể giọt.
  • Nhóm dẫn chất Vitamin D3: Gồm các thuốc calcitriol, calcipotriol mang lại tác dụng làm chậm lại quá trình sản xuất lớp sừng vẩy trên da, giảm viêm ngứa.

Thuốc uống

Được dùng trong các trường hợp bị vảy nến giọt ở giai đoạn nặng hơn. Những loại thuốc này sẽ được chỉ định sau thăm khám, sinh thiết da.

  • Thuốc Retinoid dạng uống: Gồm Acitretin, Tegison… tương tự thuốc dạng bôi được dùng trong điều trị vẩy nến. Tuy nhiên thuốc uống cho hiệu quả tốt hơn, dùng cho thể nặng.
  • Thuốc Neoral (Cyclosporine): Có tác dụng cải thiện triệu chứng vẩy nến thể giọt do thuốc ức chế các phản ứng của cơ thể.
  • Methotrexate (Rheumatrex): Giúp ức chế miễn dịch, ngăn ngừa bệnh diễn tiến trầm trọng hơn. Thường được dùng khi những loại thuốc kháng không mang lại hiệu quả.
Các loại thuốc tây thường được nhiều người sử dụng nhưng tiềm ẩn rủi ro
Các loại thuốc tây thường được nhiều người sử dụng nhưng tiềm ẩn rủi ro

Quang trị liệu

Trong trường hợp sử dụng thuốc đặc biệt là dạng gel bôi các lớp vảy vẫn bong tróc, đóng vảy đỏ người bệnh có thể xem xét và áp dụng phương pháp quang trị liệu vảy nến.

Tác dụng của phương pháp này giúp giảm ngứa, giảm đau làm chậm quá trình tái tạo, tăng sinh tế bào da ở bệnh nhân vẩy nến.

Một số lựa chọn cho người bệnh khi thực hiện cách trị bệnh hiện đại này.

  • Dùng ánh sáng UVB dải hẹp: Hình thức phổ biến nhất. Với khoảng 75% bệnh nhân nhận thấy tác dụng tích cực, tổn thương da biến mất. Liệu trình thực hiện phương pháp này trong 3 tháng, mỗi tuần thực hiện 3 – 5 lần.
  • Liệu pháp laser UVB: Sử dụng laser excimer thích hợp với các nốt vảy nến thể giọt. Phương pháp này thường mang lại hiệu quả chỉ sau 10 buổi áp dụng. Tuy nhiên chỉ thực hiện với người bị vảy nến < 5%.
  • Liệu pháp PUVA: Kết hợp dùng ánh sáng UVA với thuốc psoralen dùng để điều trị vảy nến thể giọt và vảy nến mảng bám ở mức độ trung bình đến nặng.

Thuốc đông y chữa bệnh vảy nến giọt

Vảy nến thể giọt nói riêng và vảy nến nói chung theo đông y còn được gọi là tùng bì tiễn hoặc bạch sang. Bệnh phát sinh là do phong nhiệt, phong hàn dẫn đến huyết nhiệt, khí huyết không thông, cân bằng âm dương bị rối loạn.

Cũng theo đông y muốn điều trị thể bệnh này cần phải khu phong tán hàn, thanh nhiệt giải độc. Từ đó sẽ bớt cảm giác ngứa, giảm dần tổn thương trên da. Với cơ chế tác động từ gốc đây được xem là phương pháp hữu hiệu nhất trong điều trị bệnh.

Tùy vào nguyên nhân, độ tuổi bị vảy nến thể giọt các lương y sẽ tiến hành kê đơn, bốc thuốc thành thang cho người bệnh sử dụng. Liệu trình điều trị có thể kéo dài 1 – 2 tháng với trường hợp nhẹ và 3 – 4 tháng hoặc hơn với người bị mãn tính.

Thuốc thường có 2 dạng chính là thuốc uống và bài thuốc ngâm rửa cho vùng da bị tổn thương. Có thể kết hợp cả 2 cùng lúc để tăng hiệu quả điều trị trong ngoài.

Những loại dược liệu thường dùng để trị bệnh bao gồm: khổ sâm, đơn đỏ, thổ phục linh, bạch thược, hạ khô thảo, bồ công anh… Đây đều là thảo dược tự nhiên an toàn cho mọi đối tượng gồm cả người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già.

Lời khuyên phòng ngừa bệnh vẩy nến thể giọt từ chuyên gia

Trên thực tế căn bệnh ngoài da này không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng về tính thẩm mỹ, tác động đến tâm lý của người bệnh là rất lớn. Do đó bạn nên tiến hành các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như các biến chứng.

Về lối sống sinh hoạt

  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Tránh môi trường nhiều bụi bẩn, nấm mốc, ẩm ướt.
  • Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, giặt giũ quần áo chăn màn thường xuyên.
  • Dùng máy tạo ẩm, hạn chế điều hòa máy lạnh.
  • Tắm rửa mỗi ngày, với những vùng da tiếp xúc đất cát bụi bẩn cần rửa thật kỹ.
  • Chọn các sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm, sữa dưỡng ẩm, mỹ phẩm phù hợp với làn da có chiết xuất từ tự nhiên. Hạn chế dùng loại nhiều cồn, hóa chất.
  • Không tắm nước quá nóng.
  • Sử dụng kem chống nắng, áo, mũ khẩu trang bảo vệ mỗi khi ra đường.
Hạn chế hóa, mỹ phẩm nếu không muốn bị vảy nến thể giọt
Hạn chế hóa, mỹ phẩm nếu không muốn bị vảy nến thể giọt

Chế độ dinh dưỡng

  • Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, hoa quả chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe, giàu chất chống viêm.
  • Nên ăn các loại cá biển, thực phẩm giàu vitamin E, omega-3.
  • Sử dụng dầu thực vật thay thế mỡ động vật đảm bảo sức khỏe.
  • Bổ sung các loại vitamin B,D,C,A…
  • Uống đủ nước cho mỗi ngày vừa thanh lọc, đào thải độc tố vừa tốt cho sức khỏe và làn da.

Trên đây là thông tin về bệnh vảy nến thể giọt. Tuy không quá nguy hiểm nhưng việc chủ quan có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề gây tổn thương da và tâm lý người bệnh. Do đó hãy sớm tìm cách điều trị, phòng ngừa trước khi quá muộn

Chia sẻ

Giải pháp từ các chuyên gia hàng đầu với 40 năm kinh nghiệm này đang được đánh giá là bước đột phá giúp hàng ngàn người thoát khỏi bệnh da liễu dai dẳng, ngăn nguy cơ tái phát

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua