Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là biểu hiện bệnh gì? Và cách chữa

4.4/5 - (20 bình chọn)

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là biểu hiện thường thấy ngoài da khá phổ biến. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể do da bị nhiễm độc tố của côn trùng, muỗi kiến. Tuy nhiên triệu chứng cũng có thể là cảnh báo sớm của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bài viết thông tin tới quý bạn đọc những thông tin hữu ích về hiện tượng này.

Nổi mẩn đỏ khắp người như muỗi đốt cảnh báo bệnh gì?

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt sẽ không đáng lo nếu triệu chứng xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn rồi biến mất. Tuy nhiên, nếu trình trạng mẩn ngứa kéo dài hoặc tài phát nhiều lần là biểu hiện liên quan tới một số bệnh lý sau: 

  • Nổi mề đay: Vùng da xuất hiện các triệu chứng mề đay như nổi mẩn ngứa nổi cục, ngứa và có khả năng lan sang các vùng da khác. Đặc biệt, cơn ngứa sẽ càng trở nên dữ dội nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. 
  • Viêm da dị ứng: Bệnh lý này hình thành do cơ địa bị kích ứng bởi các dị nguyên như hóa chất, bụi bẩn, phấn hoa, mỹ phẩm…. Đó là những tác nhân tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu ngoài da.
  • Hắc lào (nấm da): Bệnh hắc lào (lác đồng tiền) hay nấm da thường xuất hiện do một số loại nấm thuộc nhóm dermatophytes xâm nhập và ký sinh trên da gây nên. Bên cạnh cảm giác ngứa ngáy trên bề mặt da, các loại nấm này còn tạo nên những đốm tròn có hình đồng tiền. 
Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có thể là triệu chứng của bệnh hắc lào
Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có thể là triệu chứng của bệnh hắc lào
  • Vảy nến: Đây là bệnh lý ngoài da phổ biến gặp ở nhiều người. Bệnh thường kèm theo các biểu hiện như đốm màu đỏ và lớp vảy trắng bong tróc. Các cơn ngứa thường làm bạn khó chịu nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm. 
  • Mụn trứng cá: Nguyên nhân này thường dẫn tới tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa và thường gặp ở đối tượng thanh thiếu niên. Mụn hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại ẩn nấp gây ngứa, viêm sưng và tạo mủ. 
  • Bệnh chàm: Đây là triệu chứng khiến da nổi nốt đỏ, ngứa ngáy, bong tróc vảy và thô ráp. Hiện nay chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh chàm, nhưng có nhiều bài thuốc giúp cải thiện tình trạng và ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng. 

Các biểu hiện nổi cục, nổi mẩn ngứa như muỗi đốt không chỉ là triệu chứng của các bệnh lý ngoài da, nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tiềm ẩn khác. Người bệnh có thể tìm hiểu một số bệnh lý sau: 

  • Nhiễm giun sán: Một số loại ký sinh trùng, giun sán, đặc biệt sán chó có thể dẫn tới tình trạng tắc ống mật. Trường hợp bị tắc ống mật kéo dài trong một thời gian có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da. 
  • Suy gan: Độc tố trong gan không được thải ra ngoài kịp thời dẫn tới tích tụ trong các khoảng trống ở dưới da và hình thành nên bệnh lý. Không những thế, tình trạng này còn ảnh hưởng lớn tới chức năng gan, khiến việc đào thải độc tố bị cản trở nghiêm trọng.
  • Hội chứng lupus ban đỏ hệ thống: Bệnh lý này liên quan tới rối loạn hệ thống miễn dịch và các biểu hiện phổ biến thường gặp bao gồm nổi mề đay, vảy nến và ngứa ngáy vùng da tổn thương…
  • Nhiễm HIV: Hoạt chất Dermodex và các lượng khuẩn vàng trong cơ thể bị tác động dẫn tới tụ lại một chỗ với hàm lượng quá lớn dẫn tới tình trạng phát ban mề đay trên da. Đặc biệt, các triệu chứng mẩn ngứa kéo dài, phát ban nhiều vị trí… là dấu hiệu sớm của một số người nhiễm bệnh HIV.
Nổi mẩn đổ như muỗi đốt là hiện tượng của bệnh lý về da
Nổi mẩn đổ như muỗi đốt là hiện tượng của bệnh lý về da

Ngoài các bệnh lý được nêu trên, triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt còn là dấu hiệu của một số bệnh lý khác bao gồm: sốt rét, sốt xuất huyết, đa hồng cầu, suy tuyến giáp, bệnh tiểu đường, rối loạn sản sinh tủy, tăng histamin trong máu…

Nguyên nhân dẫn tới nổi mẩn đỏ như muỗi đốt

Ngoài là biểu hiện của các bệnh lý kể trên, một số tác nhân từ môi trường có thể gây kích ứng da, cơ địa dẫn tới tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt. Các yếu tố liên quan chính bao gồm: 

  • Côn trùng cắn: Một số loại rệp, côn trùng nhỏ có thể cắn hoặc làm tổn thương bề mặt da. Việc này dẫn tới tình trạng xuất hiện các nốt đỏ như muỗi đốt và tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên bề mặt da. 
  • Dị ứng: Đây là biểu hiện khi hệ thống miễn dịch bị kích ứng do da tiếp xúc với một số dị nguyên. Các tác nhân gây kích ứng trong môi trường bao gồm lông thú, phấn hoa, bụi mịn, thực phẩm, hóa học… Tình trạng dị ứng có thể dẫn tới nổi mẩn đỏ, các vết sưng như muỗi đốt. 
  • Ánh sáng mặt trời: Một số người quá nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Do đó, khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt thời điểm nắng gắt, chứa nhiều tia cực tím có thể gây nổi mẩn ngứa như muỗi đốt. 
Nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có thể do bạn bị dị ứng hoặc do mắc một số bệnh lý khác
Nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có thể do bạn bị dị ứng hoặc do mắc một số bệnh lý khác
  • Thay đổi thời tiết: Nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng dẫn tới nội tiết có những thay đổi bất thường. Tình trạng này tác động sản sinh histamin gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. 
  • Quần áo không phù hợp: Quần áo quá chật, ôm sát cơ thể hoặc không được vệ sinh sạch sẽ khi ma sát vào da có thể dẫn tới viêm da tiếp xúc. Các biểu hiện phổ biến thường xuất hiện bao gồm: nổi mẩn đỏ, dạng cục như muỗi đốt và ngứa. 
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số triệu chứng nổi mẩn ngứa có thể do trong thuốc đang sử dụng chứa một số thành phần gây kích ứng cơ thể. Nên khi người bệnh sử dụng vô tình không biết cơ thể bị dị ứng với thành phần của thuốc.

Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt có nguy hiểm không?

Triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt thực tế không phải bệnh lý nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng con người. Tuy nhiên, tình trạng bệnh có thể ảnh hưởng lớn tới đời sống hàng ngày của người bệnh và liên quan tới một số bệnh lý tiềm ẩn khác.

Thực tế, có nhiều trường hợp nổi mẩn đỏ như muỗi đốt nhẹ, các nốt sưng đỏ tự biến mất chỉ sau vài phút hoặc vài tiếng mà không cần nhờ tới tác động của y khoa. Nhưng cũng có nhiều người bệnh, tình trạng nổi mẩn ngứa kéo dài, cơn ngứa dữ dội vào ban đêm và không có dấu hiệu thuyên giảm. Ở những đối tượng này, triệu chứng đã khá nghiêm trọng, người bệnh cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. 

Tình trạng nổi mẫn kéo dài cần tới gặp bác sĩ để được điều trị phù hợp
Tình trạng nổi mẫn kéo dài cần tới gặp bác sĩ để được điều trị phù hợp

Ngoài ra, người bệnh cũng cần khẩn trương tới bệnh viện thăm khám khi thấy cơ thể nổi mẩn đỏ ngứa, nổi cục giống như bị muỗi đốt kèm theo một số triệu chứng dưới đây:

  • Cảm giác sưng đau, nóng rát, châm chích khó chịu
  • Có dấu hiệu viêm nhiễm vùng da tổn thương
  • Các nốt mẩn đỏ có dấu hiệu lan rộng ở nhiều vị trí trên cơ thể
  • Một số người bệnh bị sưng môi, mí và mắt

Điều trị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt bằng cách nào?

Hiện nay có nhiều biện pháp để điều trị triệu chứng da nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt như sử dụng thuốc Tây y, bài thuốc Đông y hay mẹo dân gian. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn cách trị liệu phù hợp với bệnh lý mình mắc phải dưới đây:

Biện pháp dùng thuốc Tây y 

Cách điều trị bằng thuốc Tây y luôn được nhiều người bệnh nghĩ tới đầu tiên, bởi ưu thế tiện lợi, không tốn quá nhiều thời gian và công dụng nhanh chóng. Để xử lý các tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy người bệnh có thể dùng thuốc ở dạng bôi hoặc dạng uống tùy thuộc vào mức độ tổn thương vùng da.

Do đó sau khi chẩn đoán hoặc có thể làm một số bước thử nghiệm bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp cho người bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc Tây y mà người bệnh có thể tham khảo: 

  • Nhóm thuốc kháng hoạt chất histamin (dạng uống)
  • Nhóm thuốc Corticosteroid như thuốc Deltasone
  • Nhóm thuốc kháng sinh như thuốc uống Dapsone 
  • Nhóm thuốc chống dị ứng không chứa Steroid (dạng uống)
  • Các loại thuốc uống kháng nấm
  • Thuốc bôi ngoài da dạng kem có chứa Salicylic Acid, Corticoid
  • Một số loại kem dưỡng ẩm
Điều trị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt bằng thuốc Tây y
Điều trị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt bằng thuốc Tây y

Bên cạnh mang lại công dụng nhanh chóng, nhưng thuốc Tây y có thể kèm theo một số tác dụng phụ không mong muốn khi dùng như: buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau đầu, kích ứng da… Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ chỉ định từ bác sĩ chuyên môn và không tự ý sử dụng thuốc. 

Mẹo dân gian chữa nổi cục ngứa như muỗi đốt 

Một số trường hợp triệu chứng bệnh mới ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể sử dụng các mẹo dân gian điều trị tại nhà vừa giúp cải thiện tình trạng bệnh vừa tiết kiệm chi phí. Mặc dù công dụng của mẹo vặt dân gian thường chậm hơn các loại thuốc Tây y, nhưng lành tính, không lại tác dụng phụ khi áp dụng. Một số mẹo vặt người bệnh có thể tham khảo dưới đây: 

  • Chườm đá lạnh: Phương pháp này giúp cải thiện tình trạng nóng rát và ngứa nhanh chóng. Người bệnh chỉ cần dùng vải sạch và bọc đá lạnh bên trong, sau đó chườm nhẹ lên vùng da bị tổn thương từ 5-10 phút. 
Chườm đá lạnh giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn, ngứa
Chườm đá lạnh giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn, ngứa
  • Sử dụng nước gừng: Trong gừng có thành phần kháng histamin, do đó uống nước gừng giúp giảm cảm giác ngứa ngáy và phòng ngừa vi khuẩn hình thành. Người bệnh có thể 2-3 cốc uống mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng.
  • Dùng cây nha đam: Nha đam giúp xoa dịu vết thương, sát trùng, giảm ngứa và làm mềm các mô da rất tốt. Do đó, nhiều người thường sử dụng gel nha đam để bôi lên các vùng da nổi mẩn ngứa giúp giảm tình trạng ngứa ngáy hiệu quả. 
Sử dụng nha đam giảm cảm giác ngứa ngáy
Sử dụng nha đam giảm cảm giác ngứa ngáy
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có thành phần làm mát và giữ ẩm cho da rất tốt nên được dùng để xoa dịu vùng da nóng rát, ngứa ngáy. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm còn có khả năng hỗ trợ hồi phục da, tăng sắc tố, tránh để lại sẹo thâm. 
  • Tắm bột yến mạch: Bột yến mạch có khả năng chống viêm và làm dịu vùng da bị tổn thương. Do đó, biện pháp này được sử dụng nhằm hỗ trợ giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy trên da. 

Tuy nhiên, các mẹo trên chỉ phù hợp với một số bệnh lý về da liễu, các bệnh như tiểu đường, suy gan… hầu như không thể áp dụng các mẹo trên, bởi dược tính thấp. Vì vậy người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Cẩn thận hơn có thể tiến hành một số xét nghiệm như test da, xét nghiệm máu, kiểm tra gan, thận, đường huyết để xác định các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.

Bài thuốc Đông y điều trị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt

Trong Đông y, các dấu hiệu nổi mẩn ngứa trên da thuộc chứng phong chẩn khối, tầm ma chẩn. Căn nguyên dẫn tới tình trạng này là do khả năng giải độc, thải độc của gan, thận bị suy yếu khiến cơ thể bị cảm phong hàn hoặc phong nhiệt. Việc độc tố không được đào thải ra ngoài dẫn tới tích tụ dưới da gây nổi mẩn, nổi cục ngứa ngáy. Để loại bỏ các triệu chứng này hoàn toàn cần bài thuốc điều trị từ căn nguyên và ngăn sự tái phát.

Các bài thuốc Đông y đi sâu đặc trị căn nguyên bệnh có thể tham khảo gồm:

Bài thuốc 1

  • Vị thuốc: 10gr mỗi vị thuốc kim ngân, liên kiều, bạc hà, ngưu hoàng, kinh giới, 15gr mỗi vị thuốc sinh địa, phù bình, trúc diệp, lô căn, ké đầu ngựa. 
  • Cách dùng: Rửa sạch và sắc thành nước uống. Chia thuốc làm 2 lần uống/ ngày, mỗi ngày uống 1 thang. 

Bài thuốc 2

  • Vị thuốc: 5gr mỗi vị thuốc quế chi, tế tân, tử tố; 10gr mỗi vị thuốc can khương, phòng phong, bạch chỉ, ma hoàng, kinh giới.
  • Cách dùng: Rửa sạch và sắc thành thuốc uống trong ngày. Chia thuốc thành 2 lần uống/ ngày, không để qua ngày thứ 2. Kiên trì uống đều đặn trong vòng 30 ngày để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
Bài thuốc Đông y điều trị nhanh chóng tình trạng nổi mẩn ngứa
Bài thuốc Đông y điều trị nhanh chóng tình trạng nổi mẩn ngứa

Chăm sóc, phòng tránh nổi mẩn đỏ như muỗi đốt

Trong thời gian điều trị các triệu chứng nổi mẩn ngứa như muỗi đốt, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau: 

  • Trước khi dùng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.
  • Hạn chế gãi mạnh tay lên vùng da nổi mẩn ngứa, bởi hành động này có thể dẫn tới lây lan và làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. 
  • Khi đã xác định rõ tác nhân gây bệnh cần tránh tiếp xúc trực tiếp. Trường hợp do tính chất công việc buộc bạn phải tiếp xúc gần thì nên sử dụng đồ bảo hộ.
  • Không sử dụng thực phẩm có thành phần nhạy cảm với cơ thể như hải sản, đậu phộng….
  • Kiêng đồ ăn cay nóng và các chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá…
  • Hạn chế tiếp xúc ánh sáng mặt trời, đặc biệt thời điểm trưa và chiều.
  • Sử dụng các vật dụng bảo vệ, có khả năng che chắn trước khi ngoài để tránh tác động xấu từ môi trường như bụi bẩn, gió độc…
  • Ăn bổ sung những thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng.
  • Kết hợp các bài tập thể dục và chế độ nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức khỏe.
  • Không nên hoạt động tại những nơi có nhiều muỗi hoặc kiến, tránh gây nhầm lẫn nếu triệu chứng xuất hiện.

Bài viết trên đã cập nhật những thông tin quan trọng về dấu hiệu nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt và những biện pháp điều trị khi gặp phải. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp ích cho các bạn đọc trong việc xử lý tình trạng bệnh nổi mẩn đỏ nếu gặp phải.

Xem thêm:

 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo