Huyệt Thiếu Hải: Đặc tính, vị trí và công dụng quan trọng của huyệt
Trong số các huyệt đạo được y học vận dụng phổ biến, huyệt Thiếu Hải có công dụng điều trị một số bệnh lý liên quan tới khớp khuỷu, cánh tay hoặc suy nhược thần kinh. Để có thể điều trị bệnh bằng phương pháp tác động huyệt đạo, chúng ta cần nắm chắc các kiến thức về huyệt. Dưới đây, chúng tôi tổng hợp những thông tin quan trọng bạn đọc không thể bỏ lỡ.
Huyệt Thiếu Hải là huyệt đạo gì?
Huyệt đạo Thiếu Hải đã được y học phát hiện ra từ rất lâu và cũng nhanh chóng được vận dụng vào việc điều trị các bệnh lý hiện đại. Mặc dù trên cơ thể chúng ta có rất nhiều huyệt đạo, nhưng Thiếu Hải là một huyệt đạo được rất nhiều người biết đến.
Huyệt Thiếu Hải được cắt nghĩa tên gọi như sau:
- Thiếu có nghĩa là hẹp, là ít
- Hải mang nghĩa chỉ tập trung một lượng nước.
Quan điểm trong Đông y cho biết, thông qua các vị trí huyệt đạo, năng lượng được chuyển đến để tăng cường sức sống cho tuần hoàn trong cơ thể. Huyệt đạo Thiếu Hải này có mối liên kết chặt chẽ với rất nhiều chức năng trong cơ thể chúng ta.
Thực tế, các huyệt đạo luôn có những tác dụng làm năng lượng từ một vị trí trong cơ thể phát tán, những nguồn năng lượng đó được gọi là nước. Nơi nguồn năng lượng tỏa ra chính là tuyền (hay còn gọi là suối). Nguồn nước liên tục chảy ra từ suối, sau quá trình tích tụ sẽ chuyển thành sông và đổ ra biển.
Lý giải sang huyệt đạo, có thể hiểu tương tự là các nguồn năng lượng sơ khai rất ít, sau khi tích tụ tăng dần cũng sẽ đổ ra khắp cơ thể. Biểu thị của huyệt đạo Thiếu Hải có hiệu quả điều trị với cả một số bệnh lý mãn tính. Huyệt còn được gọi với tên gọi khác là huyệt Khúc Tiết.
Những đặc tính của huyệt
Huyệt đạo Thiếu Hải thuộc huyệt thứ 3 trong kinh Tâm, huyệt Hợp trong kinh Tâm và theo ngũ hành thuộc hành Thủy. Huyệt có xuất xứ từ Thiên Căn Kết. Trong y học cổ truyền, rất nhiều bệnh lý được điều trị bằng huyệt đạo này.
Huyệt Thiếu Hải nằm ở vị trí nào trên cơ thể?
Khi người bệnh gập cánh tay lại, ở mé bên trong của khuỷu tay (hướng về phía lòng bàn tay) sẽ thấy xuất hiện 1 nếp nhăn khá lớn. Ở cuối nếp nhăn hướng về phía ngón tay út chính là huyệt đạo này.
Trong trường hợp có 2 nếp nhăn, huyệt Thiếu Hải sẽ nằm ở nếp nhăn phía bên dưới và gần với cổ tay của chúng ta. Khi bạn chạm lên phần cuối nếp nhăn ở bên trên ngón tay áp út, phần gồ lên của xương cánh tay sẽ được lấy làm chuẩn. Từ vị trí đó hướng về ngón cáy sẽ là vị trí chính xác của huyệt.
Công dụng của huyệt đạo gồm những gì?
Các tác dụng chính của huyệt đạo này là:
- Tác dụng sơ Tâm khí
- Tác dụng hóa đờm, định thần chí
Chủ trị:
Huyệt chủ trị chứng tê bàn tay và cánh tay, các triệu chứng khớp khuỷu cùng các tổ chức mềm xung quanh của khớp khuỷu bị đau. Chủ trị tình trạng suy nhược thần kinh và tim bị đau ở vùng trước.
Huyệt được sử dụng khá linh hoạt trong việc điều trị chứng đau nhức ở vai của người cao tuổi, các bệnh lý đau sau cổ hoặc vẹo đốt sống cổ. Ngoài ra, huyệt đạo này còn được tác dụng để trị chứng thiếu máu não, buồn nôn, chóng mặt hoặc một số triệu chứng của bệnh lý đau tim.
Vận dụng phương pháp châm cứu huyệt đạo Thiếu Hải
Châm cứu là cách tác động thích hợp tới huyệt đạo để giúp bệnh nhân điều trị các bệnh lý.
Về phương pháp, người bệnh châm cứu bằng kim châm thẳng, sâu từ 0,5 đến 1 thốn. Ôn cứu với thời gian từ 5 – 10 phút và cứu 3 tới 5 tráng. Khi châm có thể châm xuyên đến Khúc Trì, người bệnh sẽ có cảm giác tê như có dòng điện chạy lan xuống cả cẳng tay.
Huyệt có thể phối với các huyệt đạo gồm:
- Phối huyệt Lâm Khấp, huyệt Thái Xung, huyệt Ủy Trung, Hành Gian, huyệt Tam Lý, Thông Lý để trị chứng phát bối, ung nhọt.
- Huyệt phối với huyệt Âm Thị để trị chứng run tay, tim đau.
- Huyệt phối Thần Môn, huyệt Thanh Linh, Thông Lính và Ấm Khích giúp trị chứng đau thần kinh trụ.
- Huyệt phố Tam Âm Giao cùng An Miên để điều trị chứng suy nhược thần kinh.
Qua những thông tin trên đây, chúng tôi mong rằng bạn đọc đã có cái nhìn chi tiết hơn về huyệt Thiếu Hải. Từ đó có thể vận dụng phương pháp tác động tới huyệt để điều trị nhiều bệnh lý. Người bệnh không tự ý châm cứu, day bấm huyệt tại nhà khi chưa rõ về vị trí cũng như cách thực hiện để tránh những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!