Huyệt thái xung: Vị trí, công năng và ứng dụng trong trị liệu
Huyệt thái xung là một trong số nhiều huyệt vị được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Do huyệt vị này nằm trên đường kinh Can nên có tác dụng bình can, can thanh hỏa, lý huyết, hỗ trợ các bệnh lý về gan. Ngày nay, Đông y vẫn đang áp dụng huyệt đạo này vào hoạt động chữa bệnh, mang lại hiệu quả tích cực.
Huyệt thái xung là gì? Nằm ở đâu?
Huyệt thái xung nằm ở mu bàn chân, là huyệt thứ của của kinh Can. Theo phân tích của một số tài liệu y thư, tên gọi “thái xung” là sự kết hợp của “thái” – sự to lớn và xung – “yếu đạo”. Huyệt vị này nằm trên vị trí Nguyên khí sở cư, là nơi khí huyết vô cùng hưng thịnh, đồng thời cũng là yếu đạo để chân khí được thông hành. Do vậy mới gọi là huyệt thái xung.
Huyệt vị này được danh y sống ở thời nhà Minh có tên Từ Phong xếp vào “Mã Đơn Dương Thiên Tinh Thập Nhất Huyệt” và nhắc đến trong cuốn “Châm Cứu Đại Toàn”. Theo đó, ông cho rằng đây chính là huyệt vị quan trọng nhất của kinh Can với phạm vi hoạt động vô cùng rộng lớn, chủ trị nhiều bệnh lý trên khắp cơ thể.
Để xác định vị trí huyệt thái xung, bạn có thể thực hiện như sau:
- Bước 1: Đặt lòng bàn chân song song với mặt đất, tìm đến điểm sau khe giữa ngón chân cái và ngón thứ 2.
- Bước 2: Từ vị trí khe giữa vừa xác định, đo lên 1,5 thốn. Huyệt này nằm ở vùng lõm ở hai đầu xương ngón chân 1 và 2.
Ngoài cách trên, cũng có thể xác định vị trí huyệt thái xung bằng việc sờ dọc đốt xương bàn chân, góc tạo nên bởi đầu xương của ngón chân 1 và ngón chân 2 chính là huyệt này.
Tác dụng của huyệt thái xung trong trị liệu
Theo y học cổ truyền, huyệt vị này có tác dụng bình can, lý huyết, can dương, thanh can hỏa. Đồng thời, thái xung lại kết nối với kinh mạch của gan, cùng với huyệt dũng tuyền và huyệt vị túc tam lý tạo thành hệ thống 3 huyệt dưỡng sinh quan trọng của cơ thể.
Các tác dụng của huyệt thái xung có thể kể đến như sau:
- Hỗ trợ bệnh về gan: Những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, khả năng đào thải độc tố bị hạn chế, cơ thể suy yếu và đang gặp các triệu chứng liên quan đến táo bón, vàng da, ăn không ngon… khi bấm huyệt này tình trạng sẽ được cải thiện.
- Kích thích gan đào thải độc tố: Đây là chức năng quan trọng, giúp loại bỏ các yếu tố nguy cơ để lá gan luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
- Giảm đau, cải thiện tinh thần: Các công hiệu của huyệt vị này trong hỗ trợ giảm đau, loại bỏ những lo âu trong tinh thần được y học cổ truyền đánh giá cao.
Cách bấm huyệt trị bệnh hiệu quả
Có thể tác động vào huyệt thái xung bằng 2 cách là bấm huyệt và châm cứu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức về châm cứu nên day ấn, bấm huyệt sẽ là lựa chọn phù hợp.
Đồng thời, việc bấm huyệt phải được thực hiện ở cả 2 chân để đem lại hiệu quả trị liệu tốt nhất. Nếu kiên trì day bấm huyệt vị này trong thời gian dài, chức năng hoạt động của gan sẽ được tăng cường, tinh thần cũng được cải thiện hơn rất nhiều.
Để tận dụng những tác dụng đó, người bệnh có thể thực hiện day bấm huyệt theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Xác định vị trí của huyệt thái xung. Có thể kiểm tra độ chính xác bằng cách cảm nhận nhịp đập của động mạch, nếu thấy nhịp đập rõ ràng chứng tỏ đã xác định đúng.
- Bước 2: Dùng ngón cái của bàn tay phải day huyệt của tay trái theo chiều kim đồng hồ trong 2-3 giây, nghỉ 5 giây rồi tiếp tục. Lặp lại chu kỳ trong 2-3 phút rồi đổi bên.
- Bước 3: Sau khi day bấm huyệt nên nằm nghỉ ngơi và để tinh thần thư giãn, thoải mái nhất.
Như vậy bài viết đã tổng hợp thông tin về huyệt thái xung một cách chi tiết nhất. Tin rằng sau bài viết, độc giả đã bổ sung thêm kiến thức hữu ích về huyệt vị và những ứng dụng của chúng trong trị liệu, cải thiện sức khỏe. Đừng quên thử day bấm huyệt vị này vào buổi tối mỗi khi đi ngủ để tăng cường sức khỏe lá gan nhé!
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!