Giáo sư Hồ Đắc Di là ai? Cuộc đời, sự nghiệp và cống hiến cho y học
Giáo sư Hồ Đắc Di, tượng đài của y học Việt Nam, một trí thức tiêu biểu, tiếng tăm nhất thế kỷ 20. Dù đã mất nhưng những gì ông để lại không chỉ là những công trình nghiên cứu đồ sộ mà còn là cách sống, cách làm người, cách hành nghề y. Đi cùng với đó là đào tạo được một thế hệ thầy thuốc có tâm – tầm – tài cho nền y khoa nước nhà.
Tiểu sử cuộc đời của giáo sư Hồ Đắc Di
Vào thời điểm bấy giờ, giáo sư Hồ Đắc Di là người đầu tiên được phép thực hiện những ca phẫu cho bệnh nhân. Ông được xem là người có chuyên môn cao nhất cùng cống hiến rất nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng thực tế vào việc thăm khám, điều trị cho bệnh nhân. Cùng tìm hiểu qua về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của giáo sư.
Xuất thân, quê quán
Giáo sư Hồ Đắc Di sinh ngày 11/5/1900 tại một gia đình quyền thế, nhiều đời danh gia, vọng tộc, có công với đất nước tại huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ông nội ông là Hồ Đắc Tuấn, từng được phong tước Hầu dưới thời vua Tự Đức thứ 23. Bà Nội là Công nữ Thức Huấn, con gái lớn của vua quan trong triều Cha là cụ Hồ Đắc Trung cũng giữ vị trí cao, Tổng Đốc, Thượng thư các bộ học và nhiều chức quan quan trọng khác trong triều đình.
Có thể nói, gia đình ông đều là những người theo nho học có trí thức và tầm hiểu biết vô cùng cao. Mặc dù xuất thân như vậy nhưng gia đình ông luôn hướng con cái học tập và tiếp thu những tinh hoa văn hóa của Phương tây.
Hưởng một nền giáo dục vô cùng tốt từ nhỏ thì giáo sư Hồ Đắc Di đã thể hiện mình là một người con hiếu học, hiếu thuận hết mực. Luôn sống trọn vẹn chữ hiếu và đạo làm con, bố mẹ ông cũng luôn dạy ông phải sống có sức có tài và chăm sóc mọi người xung quanh.
Cuộc đời và sự nghiệp của giáo sư
Ngay từ khi còn rất nhỏ, Hồ Đắc Di đã được gia đình gửi đến học tập tại trường Lycée Albert Sarraut (một trường nội trú rất nổi tiếng tại Hà Nội lúc bấy giờ). Ngay sau đó, ông được gia đình định hướng theo nghề y và ông cũng không từ chối, luôn cảm thấy hứng thú về nghề nghiệp này nên đã sang Pháp du học.
Bởi ông nhìn thấy dân Pháp đáng đứng trên đất nước Việt Nam, đồng thời đây cũng là quốc gia có nền y học vô cùng phát triển. Chính vì thế ông muốn được sang phương tây học tập để mang kiến thức về truyền đạt lại cho người Việt.
Từ năm 1918 – 1932, ông theo học tại Bordeaux sau đó học tại Khoa Y của Trường đại học Tổng hợp Paris và nhanh chóng tốt nghiệp. Ông mất đến hơn 10 năm ở Pháp để học tập và tiếp thu kiến thức, trau dồi, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Ngay sau đó, ông thực tập tại bệnh viện Cochin, làm trợ lý cho giáo sư Gernez trong thời gian 4 năm. Khoảng thời gian này ông đã học được rất nhiều thứ đặc biệt là phương pháp phẫu thuật để điều trị một số bệnh nhất định.
Và cũng chính giai đoạn này, ông đã nghiên cứu thành công phương pháp mổ nối thông dạ dày và tá tràng. Công trình này đã giúp người bệnh bị hẹp môn vị có thể điều trị được thay vì phẫu cắt bỏ như trước đây.
Đến năm 1932, ông được mời về làm giảng viên tại Đại học Y – Dược Hà Nội (tiền thân của đại học Y sau này). Ngay sau cách mạng tháng Tám ông được giữ rất nhiều trọng trách quan trọng trong ngành Y như: Hiệu trường trường Đại học Y Hà Nội, Tổng giám đốc bệnh viện Đồn Thủy,… Thậm chí lên chức cao nhất là Tổng Thanh tra Y tế.
Có thể nói giai đoạn này sự nghiệp cũng như tiếng tăm và tài năng của ông không một người Việt Nam nào là không biết đến.
Không chỉ giữ những chức vụ quan trọng trong ngành Y, ông còn giữ nhiều chiếc ghế quan trọng trong Quốc Hội, Ủy viên Ban thường vụ Quốc Hội nhiều khóa liên tiếp, II, III, IV. Và nhiều chức vụ khác trong bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ông đã dành gần như cả cuộc đời mình cống hiến cho nền y khoa nước nhà, đào tạo ra một hệ thống y bác sĩ, chuyên khoa tài giỏi nhất, cùng rất nhiều công trình khoa học khác. Đến năm 1884, ông qua đời hưởng thọ 84 tuổi, được xem là nỗi đau mất mát lớn nhất của Việt Nam về một một người thầy thuốc “tài hoa bạc mệnh”.
Những cống hiến của giáo sư cho y học nước nhà
2/3 cuộc đời của ông đều dành cho nghiên cứu, chữa bệnh và sáng tạo ra những phương pháp thăm khám chữa bệnh cho người dân. Giáo sư Hồ Đắc Di đã có đến hơn 37 công trình nghiên cứu được ứng dụng y khoa, thay đổi hoàn toàn những quan điểm trước đây về điều trị bệnh.
Rất nhiều thành tựu khoa học đến nay chúng ta vẫn đang áp dụng và chữa một số bệnh nhất định. Còn nhiều công trình khác được xem là nền món những bước khai sáng cho phát minh sau này của những y bác sĩ khác.
Trong đó những công trình tiêu biểu nhất mà đến ngày hôm nay vẫn ứng dụng phải kể đến nhứ:
- Điều trị biến chứng viêm phúc mạc bằng thủ thuật hiện đại.
- Một luận văn phân tích và thống kê phẫu thuật viết cùng giáo sư Huard được đăng trên tờ Y học Viễn Đông Paris – một tờ báo vô cùng nổi tiếng thời điểm lúc đó.
- Những nghiên cứu và phát hiện về túi mật cũng được đăng tải trên nhiều trang báo, tạp chí Viện Hàn Lâm năm 1937.
- Đặc biệt nhất chính là công trình nghiên cứu thành công phương pháp mổ lấy thai nhi thay vì đẻ thông thường đăng trên Y học Hải Ngoại (Pháp). Chính phương pháp này đã giúp hàng trăm triệu đứa trẻ được ra đời một cách bình thường bằng cách đẻ mổ thay vì đẻ thường như trước đây.
- Công trình nghiên cứu điều trị viêm phúc mạc
- Ông cũng là người đã nghiên cứu thành công phương pháp phẫu thuật chữa viêm loét dạ dày – tá tràng ít xâm lấn nhất. Mà đến ngày hôm nay người ta vẫn ứng dụng trong việc điều trị bệnh.
Với những đóng góp tuyệt vời cho y khoa nước nhà, giáo sư Hồ Đắc Di cũng mang về cho mình rất nhiều rất nhiều giải thưởng danh giá, sự công nhận của xã hội đối với thành tựu của ông. Bao gồm:
- Chiến sĩ thi đua toàn quốc trong những năm 1952, 1956.
- Được nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhất.
- Nhà nước đã trao tặng Huân chương Kháng chiến Hạng Nhất và Hạng Ba, Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì cho ông qua nhiều năm.
- Năm 1976, ông chính thức được phong danh hiệu Giáo sư, minh chứng cho rất nhiều thành tựu và nỗ lực cố gắng trong suốt cuộc đời mình.
- Dù đã mất nhưng đến năm 1996, ông vẫn được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí minh về Khoa học và Kỹ thuật, tưởng nhớ cho những đóng góp và cống hiến, nghiên cứu khoa học của mình cho nền y học nước nhà.
Quan điểm, lối sống và cách hành nghề của giáo sư Hồ Đắc Di
Trong suốt sự nghiệp của mình, có thể nói, thứ mà giáo sư Hồ Đắc Di để lại không chỉ là công trình nghiên cứu mà còn là những quan điểm, phương châm, cách hành nghề y của ông. Ông luôn canh cánh nỗi lo trong lòng làm thế nào để cống hiến và xây dựng đất nước Việt Nam trở nên tốt đẹp và hiện đại hơn.
Cho đến năm 1947 khi được sự sự chỉ định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giữ chức Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội và cải tổ lại toàn bộ hệ thống giáo dục. Quan điểm sống của ông được thể hiện sâu sắc qua bài diễn văn trước giáo viên và học sinh toàn trường.
Theo đó, ông nói, học phải đi đôi với thực hành, dạy học phải luôn hướng tới nghiên cứu phục vụ vì dân, hướng về dân. Và chưa bao giờ ông làm sai đi quy tắc sống của mình, luôn hết lòng nghiên cứu, sáng tạo, truyền đạt kiến thức và hiểu biết của mình cho học trò, cán bộ học sinh, sinh viên của mình.
Giáo sư Phạm Khuê là một học trò của ông cũng đã từng nói: “Sự nghiệp của cụ Di hoàn toàn đều dành cho khoa học, nghiên cứu và cống hiến cho đất nước, cụ chưa bao giờ màng tới danh lợi, quyền lực, cụ dành hết sức lực để xây dựng đất nước, chữa bệnh cho nhân dân mà quên đi chính bản thân mình.”
Năm 2020 này chính là kỷ niệm 100 năm ngày sinh của giáo sư Hồ Đắc Di, tượng đài vĩ đại nhất của y học Việt Nam. Những đóng góp của ông sẽ luôn còn sống mãi trong trái tim của tất cả thế hệ bác sĩ trước đây hiện tại và cả sau này.
Trên đây là một số thông tin hữu ích nhất về giáo sư Hồ Đắc Di. Hy vọng với những điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn về người thầy thuốc dành cả cuộc đời mình cho khoa học, cho nhân dân và cho đất nước này.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!