Tổng quan về huyệt Kinh Cốt: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu

4.9/5 - (7 bình chọn)

Trên cơ thể mỗi người có vô số các huyệt đạo. Đã từ lâu, huyệt đạo được y học lựa chọn để ứng dụng vào các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Dựa vào vị trí và đặc tính, mỗi huyệt sẽ có những công dụng cải thiện sức khỏe khác nhau. Bàn về huyệt đạo có khả năng điều hòa các chứng bệnh liên quan tới huyết áp hay đau nhức lưng đùi, y học đề cao huyệt Kinh Cốt.

Huyệt Kinh Cốt là huyệt gì?

Theo kiến thức giải phẫu học cho biết, phần xương khối bàn chân thứ 5 trên cơ thể con người chính là Kinh Cốt. Đây là cách gọi từ xưa và khi y học tìm ra huyệt đạo này, huyệt cũng được lấy tên là Kinh Cốt bởi huyệt nằm gần với xương Kinh Cốt.

Đặc tính của huyệt

Huyệt có xuất xứ từ Thiên Bản Du, thuộc vị trí huyệt thứ 64 trong kinh Bàng Quang, huyệt Nguyên. Huyệt Kinh Cốt tuy không được nhiều người biết đến nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị nhiều bệnh lý liên quan tới khu phong hay sơ tà.

"Tìm

Vị trí huyệt trên cơ thể

Về vị trí, huyệt đạo này có vị trí khá dễ nhận biết, thông qua một vài quan sát tỉ mỉ, người bệnh có thể dễ dàng tìm ra vị trí của huyệt. Huyệt nằm ở dưới xương to phía bên ngoài bàn chân. Tại vị trí lõm trên phần quãng thịt trắng đỏ giáp nhau (Đại Thành, Phát Huy, Đồng Nhân, Giáp Ất).

Chúng ta lấy phần khu vực lõm ở trên đường tiếp giáp của da gan chân với mu chân và phần ngang đoạn nối tiếp của thân với phần đầu sau của xương bàn chân số 5.

đừng bỏ lỡ

Những tác dụng của huyệt đạo Kinh Cốt

Kinh Cốt là huyệt đạo có các tác dụng như sau:

  • Tác dụng khu phong
  • Tác dụng sơ tà
  • Tác dụng định thần chí
Các tác dụng của huyệt
Các tác dụng của huyệt

Chủ trị:

Huyệt có khả năng chủ trị bao gồm cả tại chỗ và toàn thân.

  • Chủ trị tại chỗ: Huyệt Kinh Cốt giúp điều trị chứng đau nhức ở phía ngoài của bàn chân.
  • Chủ trị theo kinh: Người bệnh bị các chứng đau vùng thắt lưng, đau ở khớp háng, đau đầu hoặc đau cứng gáy. Triệu chứng chảy máu mũi, trong mắt có màng, hoa mắt và đau mắt đều có thể chủ trị bằng huyệt đạo Kinh Cốt.
  • Chủ trị toàn thân: Huyệt có khả năng chủ trị bệnh lý tim đập hồi hộp, chứng động kinh hoặc bệnh sốt rét.

Phương pháp châm cứu huyệt để điều trị bệnh 

Người bệnh khi mắc các bệnh lý liên quan tới huyệt Kinh Cốt sẽ được điều trị thông qua việc châm cứu huyệt. Bệnh nhân cần chú ý chúng ta không tự ý châm cứu tại nhà khi không nắm rõ kỹ thuật châm cứu. Châm cứu sai cách và sai huyệt có thể gây ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe của người bệnh.

Phương pháp châm cứu như sau: Kim châm cứu được châm xiên, mũi kim sẽ hướng và bên trong, hướng xuống dưới. Độ sâu của kim châm cứu từ 0,3 đến 0,5 thốn. Ôn cứu trong khoảng thời gian từ 5 – 10 phút và cứu 3 đến 5 tráng.

Huyệt có thể kết hợp với các huyệt đạo nào
Huyệt có thể kết hợp với các huyệt đạo nào

Phối Huyệt:

Cùng với việc châm cứu huyệt đạo Kinh Cốt, người bệnh sẽ được phối huyệt với một số huyệt đạo liên quan khác để chữa trị theo từng thể bệnh.

  • Huyệt đạo này phối huyệt Thận Du và huyệt Nhiên Cốc giúp trị chứng bàn chân lạnh.
  • Phối giữa huyệt Thừa Sơn với huyệt Thừa Cân tại kinh Bàng Quang cùng huyệt Thương Khâu để điều trị chứng mỏi chân.
  • Phối huyệt Tuyệt Cốt và huyệt Trung Phong giúp đẩy lùi chứng tê dại cả cơ thể.
  • Huyệt phối cùng huyệt Đại Chung để trị chứng Tâm Đởm nhiệt.
  • Phối cùng huyệt Trung Lữ Du kinh Bàng Quang giúp bệnh nhân điều trị chứng lưng đau nhức, người bệnh không thể thực hiện động tác cúi ngửa.
  • Huyệt đạo Kinh Cốt phối cùng huyệt Đại Trữ của kinh Bàng Quang phát huy tác dụng trị chứng đau cứng vùng cổ gáy, bệnh nhân không thể cúi ngửa như bình thường.
  • Phối với huyệt Thiếu Phủ, huyệt Nội Quan, huyệt Khích Thượng và huyệt Thông Lý để trị chứng cơ tim viêm.

Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, huyệt Kinh Cốt mang đến rất nhiều công dụng đẩy lùi bệnh tật. Với mỗi cách phối huyệt, huyệt đạo này sẽ mang đến những tác dụng trên từng bệnh lý khác nhau. Bệnh nhân có thể đến các phòng khám, trung tâm y học cổ truyền để thực hiện các bài bắt mạch, châm cứu chữa bệnh hiệu quả. 

bài viết hữu ích

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua