Vảy nến da đầu: Dấu hiệu nhận biết và giải pháp điều trị hiệu quả nhất
Vảy nến da đầu không hề hiếm gặp, bệnh dễ nhầm lẫn sang gàu khiến việc điều trị khó khăn hơn. Chính vì vậy để tránh lây lan, bùng phát bệnh mọi người cần sớm nắm được thông tin nhận biết và giải pháp khắc phục.
Bệnh vảy nến da đầu là gì?
Vảy nến da đầu (tên tiếng anh là scalp psoriasis) là tình trạng rối loạn da, bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch khiến da đầu bị nổi vảy. Vảy nến trên da đầu có các lớp vảy dày, màu bạc phân lớp, khi gãi, loại bỏ lớp vảy này dễ gây chảy máu, viêm loét.
Ở người bình thường các tế bào da được sinh ra và mất khoảng gần 1 tháng để xuất hiện dưới dạng keratin. Với bệnh nhân bị vảy nến ở da dầu chỉ mất khoảng 4 – 5 ngày để có thể tạo ra một với keratin dày.
Theo học viện Da liễu Hoa Kỳ, có tới 50% người bệnh vảy nến ít nhất 1 lần bị bùng phát trên đầu. Chúng có thể xuất hiện ở một vài vị trí cố định trên da đầu. Thường gặp nhất là sau gáy nhưng cũng có thể lan ra khắp đầu, trán, trong tai.
Khi bị vảy nến ở đầu thể nhẹ mọi người khó có thể nhận ra. Chỉ khi các lớp vảy lan rộng, tổn thương nghiêm trọng như loét, rỉ máu ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, thẩm mỹ mọi người mới tìm cách chạy chữa.
Phân loại mức độ vảy nến da đầu:
- Theo diện tích tổn thương: Chia theo diện tích bệnh vảy nến da đầu được chia thành thể nhẹ nếu diện tích vảy nến dưới 5%; thể trung bình nếu diện tích từ 5 – 10% da đầu và nặng nếu diện tích tổn thương trên 10%.
- Thể bệnh: Vảy nến trên đầu có nhiều thể gồm thể mảnh, thể giọt, thể mủ…
Tùy theo ảnh hưởng, thể bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Nhận biết dấu hiệu vảy nến da đầu
Trong giai đoạn đầu của bệnh hầu hết mọi người đều nhầm lẫn vảy nến ở da đầu thành gàu và cố gắng gãi ngứa, sử dụng dầu gội để gội đầu thường xuyên. Tuy nhiên chính hành động này khiến tổn thương ở da đầu thêm nghiêm trọng. Để sớm nhận biết bệnh và chữa trị mọi người đừng bỏ lỡ những dấu hiệu nhận biết sau đây:
- Vảy trắng bạc, mảnh như gàu: Trên da đầu (ở mỗi người vị trí nổi vảy sẽ khác nhau) xuất hiện các mảng bám mỏng gồm các chấm nhỏ hoặc loang thành từng vùng. Lớp vảy trên cùng có màu trắng giống như gàu nên thường bị nhầm lẫn, xem nhẹ.
- Dưới lớp vảy là vùng da đỏ, loang lổ: Ngay dưới lớp vảy trắng, khi người bệnh gãi, cạy, vảy bong ra sẽ là lớp da màu đỏ sần, gồ hoặc xếp chồng lên thành mảng. Dễ thấy nhất nếu các lớp vảy nến xuất hiện ở phần tiếp giáp giữa đầu và trán.
- Da đầu bị khô: Bình thường da đầu bị khô, khi bị vảy nến tình trạng này thêm nghiêm trọng có thể do người bệnh loại dầu gội không hợp. Điều này càng khiến lớp vảy trắng càng dễ bong tróc, rụng khỏi đầu như bụi hoặc thành mảng.
- Ngứa liên tục, bứt rứt trên đầu: Trên thực tế 80% bệnh nhân bị vảy nến da đầu không bị ngứa, chỉ 20% còn lại có cảm giác bứt rứt, đau nhói, châm chích trên da đầu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc.
- Các vết nứt trên bề mặt lớp vảy: Ở vùng da vảy nến khi quan sát kỹ trên gương hay khi soi trên máy móc tại bệnh viện mọi người có thể thấy các vết nứt thậm chí là chảy dịch, máu (trong trường hợp nặng)
- Rụng tóc: Đây cũng là dấu hiệu dễ gặp ở bệnh nhân vảy nến trên da đầu. Do tổn thương trên da đầu, các nang tóc bị bít, dinh dưỡng không đủ để nuôi tóc dẫn đến khô, xơ, tóc rụng, gãy nhiều hơn. Thậm chí có những người bị rụng cả mảng tóc lớn.
Nguyên nhân vảy nến da đầu
Cũng tương tự các vùng da bị vảy nến khác, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây hiện tượng này. Tuy nhiên yếu tố miễn dịch được xác định, làm tăng nhanh sự tái tạo da, tích tụ thành các lớp, mảng. Bên cạnh đó một số yếu tố cũng được xem xét có liên quan đến chứng bệnh viêm da mãn tính này. Cụ thể:
- Yếu tố di truyền: Trong một gia đình nếu các thế hệ trước đặc biệt là bố mẹ, anh chị em bị bệnh bạn có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 so với bình thường. Bộ gen gây bệnh cũng được xác định là nhiễm sắc thể số 6.
- Tâm lý căng thẳng: Những người thường xuyên căng thẳng, stress cũng kích hoạt hệ thống miễn dịch gây nhầm lẫn tăng khả năng bị vảy nến da đầu. Đồng thời khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng nếu căng thẳng kéo dài, thường xuyên.
- Do chấn thương cơ học: Có tới 14% trường hợp được xác định có liên quan đến chấn thương này. Nguyên nhân là do cúng kích hoạt bệnh bùng phát. Các yếu tố gây chấn thương cơ học trên da đầu gồm có dầu gội (chứa chất kích thích, mẫn cảm với da đầu, chứa nhiều hóa chất), do quá trình ma sát, gãi ngứa; tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài.
- Chế độ dinh dưỡng: Một số nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng không khoa học với bệnh vảy nến. Trong đó người bị nhảy cảm với thành phần gluten dễ mắc bệnh hơn bình thường.
- Nhiễm vi khuẩn, virus: Cơ thể nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ở các bệnh về mũi họng, amidan, liên cầu khuẩn dễ gây kích thích các phản ứng bất thường từ đó làm bùng phát bệnh.
- Yếu tố nội tiết: Có thể bạn không biết rối loạn nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến tế bào lympho T, kích thích da đóng vảy. Đó cũng là lý do ở phụ nữ sau sinh, mang thai vảy nến da đầu thường lan nhanh, nặng hơn.
Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Ảnh hưởng gì?
Căn bệnh vảy nến nói chung đã được chỉ ra không có khả năng gây lây nhiễm từ người qua người khi tiếp xúc hay sử dụng chung đồ cá nhân. Do đó mọi người hoàn toàn có thể yên tâm. Mặc dù vậy những người trong gia đình nên cảnh giác bởi chứng bệnh này mang tính di truyền.
Vảy nến da đầu có nguy hiểm không? Trả lời vấn đề này chuyên gia y tế cho hay đây là bệnh mãn tính nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe trong giai đoạn tiến triển. Tuy nhiên bệnh lại khiến người bệnh khó chịu, tự ti do ảnh hưởng đến thẩm mĩ, tâm lý. Với trường hợp nặng, nhiễm trùng có thể gây loét, biến chứng sang viêm khớp, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận thậm chí là ung thư hóa…
Chẩn đoán bệnh vảy nến da đầu chính xác
Bệnh nhân bị vảy nến ở da đầu khi thăm khám tại bệnh viện sẽ trải qua quá trình chẩn đoán xác định và phân biệt bởi các bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể:
- Khám lâm sàng và kiểm tra bệnh sử: Bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng, câu hỏi cho người bệnh về tiền sử gia đình, thời gian mắc bệnh, chế độ dinh dưỡng sinh hoạt… để tìm ra nguyên nhân.
- Chẩn đoán xác định: Giúp tìm ra vị trí tổn thương với các biện pháp cạo vảy Brocq, hiện tượng Koebner.
- Chẩn đoán phân biệt: Được sử dụng để phân biệt với một số bệnh có biểu hiện tương tự như: Á sừng liên cầu, chàm khô, vảy phấn hồng Gibert
Các xét nghiệm mô bệnh học, sinh thiết da cũng được thực hiện để xác định mức độ, vị trí tổn thương.
Vảy nến da đầu có chữa được không? Chữa bằng cách nào tốt?
Bệnh vẩy nến da đầu có chữa được không? Hiện chưa có giải pháp trị dứt điểm hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên có nhiều cách giúp cải thiện tình trạng da đầu bị vảy nến. Điều quan trọng là người bệnh cần phát hiện kịp thời, lựa chọn đúng phương pháp điều trị do cơ địa, mức độ bệnh ở mỗi người là khác nhau. Sau đây là một số giải pháp bạn có thể tham khảo:
Chữa vảy nến da đầu bằng mẹo dân gian
Với các trường hợp bị vảy nến đầu nhẹ, áp dụng mẹo dân gian là sự lựa chọn không tồi. Bởi tinh chất trong các loại thảo dược lành tính, giúp làm sạch, giảm viêm ngứa khá tốt. Đặc biệt những cách này có thể thực hiện ngay tại nhà, ít tốn chi phí điều trị. Một vài bài thuốc để bạn tham khảo gồm:
Sử dụng giấm táo
Giấm táo được sử dụng nhiều trong các mẹo làm đẹp, giảm viêm ngứa da. Đây được xem là phương thuốc tự nhiên cho bệnh nhân vảy nến nhờ thành phần axit lactic.
Thực hiện:
Lấy 2 thìa canh giấm táo trộn cùng 1/2 cốc nước ấm để nguội (hoặc nước sạch). Lấy tăm bông thấm rồi thoa đều lên hết vùng da đầu. Có thể dùng hỗn hợp này để ủ nếu vảy nến lan rộng trên da đầu.
Để nguyên trên da khoảng 20 phút rồi gội sạch lại với nước.
Bồ kết
Dùng bồ kết gội đầu được các bà, các mẹ dùng vô cùng phổ biến. Ngoài tác dụng làm sạch gàu, nuôi dưỡng tóc, giảm gãy rụng, gội bồ kết thường xuyên còn giúp chống viêm, ức chế vi khuẩn phát triển ở bệnh nhân vảy nến.
Thực hiện:
- Dùng 4 – 5 quả bồ kết đem nướng cháy xém phần vỏ ngoài, có mùi thơm.
- Cho bồ kết đã nướng vào nồi nước có thể thêm sả hoặc lá bưởi vào đun sôi 15 phút.
- Vớt bồ kết ra bóp nát hòa lại với nước vừa đun rồi gội đầu.
Dùng sữa chua
Thêm mẹo chữa vảy nến da đầu đơn giản tại nhà bạn có thể dễ dàng thực hiện đó là sử dụng sữa chua. Lợi khuẩn cùng các thành phần dinh dưỡng trong sữa chua giúp loại bỏ tế bào chết, giảm bong tróc, vảy trên da đầu.
Thực hiện:
- Lấy 1 hộp sữa chua không đường đem thoa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến hoặc toàn bộ da đầu.
- Massage nhẹ nhàng rồi để nguyên trong 20-30 phút.
- Gội lại với nước ấm sạch.
Thuốc trị vẩy nến da đầu
Các loại thuốc tân dược vô cùng thông dụng, được đa số người bệnh lựa chọn khi phát hiện bản thân mắc bệnh. Tất cả là nhờ tác dụng nhanh, tiện lợi khi sử dụng và mang theo. Thuốc chữa vảy nến da đầu gồm 2 nhóm chính là thuốc uống và thuốc bôi.
Thuốc uống gồm các loại:
- Kháng sinh: Dùng trong trường hợp bị vảy nến kèm theo viêm nhiễm tại vùng da đó.
- Methotrexate: Có tác dụng chống viêm, ức chế hệ miễn dịch, giảm các triệu chứng vảy nến, ngừa bệnh tiến triển, biến chứng.
- Retinoid (vitamin A): Có tác dụng làm lành vết thương dùng trong điều trị bệnh vẩy nến, mụn trứng cá, á sừng…
- Thuốc corticoid: Giúp giảm ngứa, chống viêm, cải thiện các triệu chứng.
- Thuốc Cylosporine có tác dụng ức chế miễn dịch, giảm viêm thường được dùng trong điều trị vảy nến và các bệnh ngoài da.
Thuốc bôi gồm có:
- Anthralin: Loại kem bôi, dầu gội trực tiếp lên da đầu có tác dụng kiểm soát hoạt động của lớp biểu bì, ức chế tăng sinh tế bào thượng bì.
- Corticoid bôi (Dermovate, Eumovate…) được dùng khá phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến trên da tay, chân, da đầu.
- Betamethasone và calcipotriene: Loại thuốc bôi có sự kết hợp của 2 thành phần trên mang lại tác dụng giảm viêm ngứa, bong tróc vảy, làm lành tổn thương trên da đầu.
- Calcipotriene: Được sản xuất dạng xà phòng, kem bôi giúp loại bỏ tổn thương do vảy nến da đầu gây ra.
Thuốc đông y trị
Điều trị vảy nến da đầu bằng y học cổ truyền cũng là một trong những cách được đông đảo bệnh nhân quan tâm áp dụng sau khi điều trị bằng tây y không đạt kết quả mong muốn. Với cơ chế trị bệnh tận gốc kết hợp nuôi dưỡng bảo vệ da đầu từ bên trong. Rất nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh vảy nến này và không bị tái phát.
Tất cả là nhờ sự kết hợp của các thành phần thảo dược tự nhiên, dược liệu quá trong bài thuốc. Có thể kể đến một số vị thuốc thường dùng trong điều trị vảy nến da đầu như: kim ngân hoa, bồ công anh, tạng bạch bì, ô liên rô, ké đầu ngựa, sài đất…
Tùy vào mức độ tổn thương, cơ địa từng người mà lương y sẽ gia giảm thành phần, kê đơn bốc thuốc. Hiện thuốc đông y điều trị không chỉ là thuốc uống mà còn có thuốc gội, ngâm rửa cho hiệu quả trong ngoài. Để dùng thuốc người bệnh nên tìm tới cơ sở y học cổ truyền uy tín đề được kê đơn, bốc thuốc trị bệnh.
Biện pháp phòng ngừa vẩy nến da đầu
Nếu không muốn mắc phải căn bệnh viêm da mãn tính này, mọi người cần chủ động phòng ngừa, thay đổi từ các thói quen nhỏ nhất. Cụ thể:
- Gội đầu thường xuyên, nên gội đầu vào buổi sáng, tránh để đầu ẩm ướt, chưa được sấy khô đi ngủ.
- Không gội đầu bằng nước quá nóng, tốt nhất là dùng nước ấm để gội.
- Sử dụng dầu gội từ thiên nhiên, ít gây kích ứng.
- Không sử dụng móng tay để cào, gãi mạnh với mục đích loại bỏ gàu, tế bào chết trên da đầu.
- Massage đầu khi gội.
- Hạn chế đội mũ, bịt kín đầu.
- Hạn chế tối đa việc uốn, nhuộm, sử dụng hóa chất ở trên tóc, da đầu.
Vảy nến da đầu là bệnh lý mãn tính, dễ tái phát và chuyển biến nặng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cuộc sống. Chính vì vậy ngay khi nhận thấy các triệu chứng bệnh mọi người cần chủ động tìm cách xử lý, nhờ sợ hỗ trợ của chuyên gia y tế để đẩy lùi bệnh tận gốc.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!