Bệnh vảy nến kiêng ăn gì, nên ăn gì để da chóng lành, nhanh khỏi bệnh?

Đánh giá bài viết

Không chỉ thuốc, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần cải thiện triệu chứng bệnh, ngừa biến chứng. Chính vì vậy ngày càng nhiều người quan tâm đến vấn đề  bệnh vảy nến kiêng ăn gì, nên ăn gì tốt nhất? Để biết câu trả lời hãy cùng tapchidongy tìm hiểu.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị vảy nến
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị vảy nến

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến bệnh vảy nến

Nhiều người chỉ tập trung vào việc tìm các loại thuốc uống, kem bôi khi bị vẩy nến mà không chú trọng đến dinh dưỡng hàng ngày. Chính điều này khiến quá trình điều trị kéo dài mãi mà không đạt kết quả mong muốn.

Theo Thạc sĩ, BS Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện YHCT Trung ương: “Chế độ dinh dưỡng, các thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với làn da đặc biệt với người bệnh da liễu như vảy nến. Tuy không có tác dụng điều trị nhưng ăn uống đúng cách sẽ hỗ trợ, ức chế viêm, ngứa. Vì vậy bản thân người bệnh nên tìm hiểu kỹ và xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày cho khoa học.”

Cụ thể, nếu biết bệnh vẩy nến kiêng ăn gì, nên ăn gì sẽ giúp da khỏe hơn, chóng phục hồi hơn. Còn trong trường hợp ăn uống tùy thích, thiếu lành mạnh, thường sử dụng các thực phẩm gây kích ứng da có thể khiến tổn thương tại vùng da bị vảy nến thêm nghiêm trọng.

Để biết một chế độ dinh dưỡng tốt cho mình, bạn hoàn toàn có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn hoặc đơn giản hơn là tìm kiếm thông tin tại các trang sức khỏe uy tín

Bị bệnh vảy nến kiêng ăn gì giảm ngứa, lành da?

Đầu tiên người bệnh phải biết đâu là “kẻ thù” đối với bệnh vảy nến. Bởi có rất nhiều chất có trong thực phẩm, đồ uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày sẽ kích hoạt cơ chế viêm, ngứa, gia tăng cảm giác khó chịu. Từ đó bệnh vảy nến không những không cải thiện mà tiến triển nặng nề hơn.

Sau đây là danh sách những thực phẩm cần tránh xa, hạn chế:

Bệnh vảy nến không nên ăn gì? Thịt đỏ

Các nghiên cứu đã chỉ ra chất Arachidon có trong thịt đỏ động vật khiến vết thương ngoài da, các bệnh da liễu lâu lành, hiện tượng viêm tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn. Chính bởi vậy khi bị vảy nến bệnh nhân cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống, hạn chế các loại thịt này.

Giảm lượng thịt đỏ để giúp da chóng liền sẹo
Giảm lượng thịt đỏ để giúp da chóng liền sẹo

Các loại thịt đỏ người bị vảy nến cần tránh gồm:

  • Thịt dê
  • Thịt ngựa
  • Thịt bò
  • Thịt cừu

Bên cạnh đó, xúc xích, pate, thịt xông khói, chế phẩm của các loại thịt này cũng cần hạn chế

Đồ cay nóng, nhiều gia vị

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Đây chính là nhóm thứ 2 người bệnh cần hạn chế. Bởi khi ăn cay nóng, tẩm ướp nhiều gia vị, chất phụ gia sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động nhiều hơn, tuyến mồ hôi tiết nhiều, lỗ chân lông bị bít tắc gây ảnh hưởng tới vùng da bị vảy nến. Do đó hãy hạn chế tối đa nhóm thực phẩm này nếu muốn da chóng lành.

Những loại gia vị cay nóng, món ăn cay nên hạn chế gồm:

  • Ớt, tương ớt, ớt chưng, ớt khô
  • Wasabi
  • Sa tế
  • Mù tạt

Bị vảy nến kiêng ăn gì? Các loại hải sản

Hải sản thường chứa hàm lượng lớn histamin đặc biệt là những loại hải sản có vỏ. Khi ăn nhiều, thường xuyên nhóm thực phẩm này sẽ kích ứng da, gây dị ứng, nổi mề đay, khiến vùng da bị vảy nến càng ngứa, khó chịu hơn. Đây chính là lý do khiến bác sĩ khuyên người bệnh viêm da nên hạn chế nhóm đồ ăn giàu dinh dưỡng này.

Để kiểm soát tốt bệnh hãy tránh xa:

  • Hàu
  • Sò lông, sò huyết
  • Ghẹ, cua
  • Các loại ốc
  • Tôm, bề bề

Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn không dành cho bệnh nhân vảy nến

Hàu hết các loại đồ ăn đóng hộp đều chứa chất bảo quản, trong khi đồ ăn nhanh, chế biến sẵn có chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol không tốt cho cơ thể dễ gây dị ứng. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể từ đó khiến tổn thương tại vùng da bị vảy nến thêm nặng hơn.

Bị vảy nên kiêng ăn gì? Đồ hộp không dành cho người bệnh
Bị vảy nên kiêng ăn gì? Đồ hộp không dành cho người bệnh

Một số thực phẩm cần giảm thiểu tối đa khi bị vảy nến bao gồm:

  • Mì gói, mì hộp
  • Cá, thịt, các loại hạt đóng hộp
  • Đồ khô, dưa cà muối

Bị bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Nội tạng động vật không dành cho người bệnh

Nội tạng động vật là nhóm thực phẩm mà cả người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều. Chính vì vậy khi bị vảy nến bạn càng phải hạn chế. Bởi chúng nhiều cholesterol, chất béo bão hòa chưa kể nếu làm không sạch sẽ, vệ sinh còn chứa nhiều sản, khuẩn có hại cho con người. Do đó bệnh vảy nến kiêng ăn gì nội tạng động vật chính là nhóm cần tránh xa.

Một số đồ nội tạng phải kể đến như:

  • Gan
  • Lòng
  • Dạ dày
  • Cật
  • Phổi

Kiêng ăn đồ chứa gluten

Theo các chuyên gia da liễu, cơ thể người bệnh vảy nến bị nhạy cảm, không dung nạp với thành phần gluten. Khi ăn nhiều sẽ tác động xấu tới hệ tiêu hóa, lâu khỏi bệnh.

Những thực phẩm giàu gluten phải nhắc tới gồm:

  • Lúa mì, các đồ ăn chứa thành phần lúa mì.
  • Lúa mạch đen, sản phẩm chứa thành phần lúa mạch.
  • Các loại mì ống, mì sợi.

Đồ có hàm lượng đường cao

Người bệnh vảy nến cần kiêng đường, chất ngọt nhân tạo. Bỏi khi dung nạp nhiều dễ gây béo phì, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa, tăng kích thích ngứa tại vùng da bị vảy nến, gây khó lành.

Giảm lượng đường trong các bữa ăn hàng ngày cũng như bánh kẹo
Giảm lượng đường trong các bữa ăn hàng ngày cũng như bánh kẹo

Hãy tránh xa:

  • Bánh kẹo
  • Nước ngọt có ga
  • Kem
  • Socola
  • Bánh kem

Sữa và chế phẩm từ sữa – Thực phẩm giải đáp “Bị bệnh vảy nến kiêng ăn gì”

Không chỉ bệnh vảy nến mà hầu hết những người mắc bệnh da liễu đều được khuyên nên hạn chế sử dụng nhóm đồ uống, đồ ăn được làm từ sữa. Do đồ uống này khiến lượng đường trong máu tăng, gây rối loạn quá trình tiết dầu ở da từ đó khiến hiện tượng ngứa kéo dài, da lâu lành hơn.

Có thể liệt kê một số món từ sữa cần hạn chế là:

  • Sữa tươi, sữa bột
  • Phô mai
  • Kem tươi

Đồ uống chứa chất kích thích

Những người bị vảy nến nhưng thường xuyên uống rượu bia chẳng khác nào tự rước họa vào người. Khi dung nạp các loại đồ uống này gia tăng áp lực cho gan, cơ thể sẽ sản sinh histamin dẫn tới da bị bị viêm, ngứa mãi không khỏi.

Nhóm đồ uống chứa chất kích thích gồm:

  • Cà phê
  • Nước chè đặc
  • Đồ uống lên men, cocktail
  • Rượu gạo, rượu vang
  • Bia

Đồ uống chứa chất kích không tốt cho bệnh nhân vảy nến
Đồ uống chứa chất kích không tốt cho bệnh nhân vảy nến

Bệnh vảy nến nên ăn gì tốt nhất cho người bệnh?

Khi đã biết bệnh vảy nến kiêng ăn gì người bệnh cũng cần biết đâu là những thực phẩm “vàng” giúp việc điều trị trở nên dễ dàng, da nhanh phục hồi. Dưới đây là list các nhóm thực phẩm, thực phẩm cần bổ sung:

Cá biển – Nhóm thực phẩm tốt cho người bị vảy nến

Hàm lượng omega-3 dồi dào trong cá biển được khoa học nghiên cứu và chỉ ra giúp ức chế quá trình gây viêm, đặc biệt tốt cho người bị bệnh vảy nến và quá trình phục hồi. Mỗi ngày sử dụng khoảng 150g cá biển sẽ rất có lợi cho người bệnh.

Một số loại cá biển được khuyên dùng:

  • Cá thu
  • Cá ngừ
  • Cá hồi

Rau quả giàu beta-caroten

Rau quả giàu beta-caroten có tác dụng làm sạch nguyên tử oxy hóa tự do trên da, giúp cải thiện các tổn thương về da, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa lão hóa.

Bạn có thể bổ sung nhóm beta-caroten qua:

  • Quả anh đào
  • Mận
  • Củ cải
  • Cải xoong
  • Rau diếp

Ăn nhiều rau củ quả tốt cho người bị vảy nến
Ăn nhiều rau củ quả tốt cho người bị vảy nến

Bị vảy nến nên ăn vừng đen để cải thiện bệnh

Các nghiên cứu đã chỉ ra trong vừng đen có hàm lượng dầu béo tương tự omega-3 trong cá biển. Chưa kể lượng vitamin E trong loại hạt này cũng rất cao tốt cho lớp sợi liên kết dưới da. Vì vậy người bệnh vẩy nến hoàn toàn có thể sử dụng loại hạt dinh dưỡng này để cải thiện tổn thương da của mình.

Bông cải xanh (súp lơ xanh) – Thực phẩm vàng cho bệnh nhân vảy nến

Với hàm lượng lớn sulforaphane và kaempferol bông cải xanh chính là một trong những loại thực phẩm hàng đầu người bị vảy nến nên ăn hàng ngày. Chất kaempferol được chứng minh làm giảm tác động của tác nhân dị ứng với cơ thể; sulforaphane giúp tái tạo tổn thương, giảm viêm nhiễm.

Tăng cường thực phẩm giàu kẽm

Ở nhiều bệnh nhân vảy nến xảy ra hiện tượng thiếu hụt kém. Trong khi chúng lại giúp kháng viêm, giảm kích ứng và sẹo mụn trên da. Vì vậy chuyên gia da liễu thường khuyên bệnh nhân vảy nến cần tăng cường chất này.

Một số thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao người bệnh nên tham khảo là:

  • Nấm: Nấm sò, nấm hương, nấm rơm…
  • Các loại hạt: Vừng, hạt thông, hạt bí…
  • Đậu: Đậu xanh, đậu nành, đậu đen…

Bệnh vẩy nến nên ăn gì? Dầu thực vật

Các loại dầu thực vật thường chứa hàm lượng chất béo omega-3, omega-6 khá cao. Những chất này có tác dụng giảm viêm hiệu quả. Bởi vậy đừng bỏ qua nhóm dầu ăn này để sớm cải thiện bệnh.

Một số dầu thực vật được khuyên dùng gồm có:

  • Dầu cá
  • Dầu oliu
  • Dầu hạt lanh
  • Dầu dừa

Bổ sung dầu thực vật thay vì mỡ động vật 
Bổ sung dầu thực vật thay vì mỡ động vật

Uống nhiều nước khi bị vảy nến

Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người bảo gồm cả làn da. Khi bổ sung đủ lượng nước cần thiết sẽ giúp đào thải độc tố, giúp da khỏe mạnh hơn, giảm thiểu tổn thương tại khu vực da bị vảy nến. Cùng với nước lọc, bạn có thể dùng nước canh, nước ép hay sinh tố…

Một số lưu ý cho người bị vảy nến

Bị bệnh vảy nến kiêng ăn gì, nên ăn gì là vô cùng quan trọng. Nhưng bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đến những thói quen sinh hoạt hàng ngày đặc biệt là việc vệ sinh da, phòng ngừa tác nhân gây hại. Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia bạn nhất định phải tuân thủ.

  • Giữ ẩm cho làn da

Do vùng da bị vảy nến thường khô, bong tróc do đó để cải thiện người bệnh có thể sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng ẩm. Chúng sẽ giúp da mềm hơn, giảm sự lây lan cũng như cảm giác khô ngứa.

  • Tránh lo âu căng thẳng

Đây cũng là điều quan trọng mà hầu hết người bệnh đều quên. Hãy tìm cách để giải tỏa tâm lý, nghĩ tích cực, lạc quan để giúp quá trình điều trị bệnh thuận lợi.

  • Tăm nước ấm mỗi ngày

Dùng nước ấm để tắm hoặc dùng các loại lá tắm như lá trà xanh, lá lốt, tinh dầu thảo dược… sẽ giúp làm sạch bụi bẩn, giảm cảm giác ngứa, khó chịu ở da.

  • Không gãi ngứa, chà xát mạnh trên da

Đây cũng là hành động cần chấm dứt ngay nếu bạn không muốn tổn thương, nhiễm trùng tại vùng da bị vảy nến. Bởi việc gãi ngứa không khiến chúng ta hết cảm giác khó chịu mà còn tạo điều kiện đưa bụi bẩn xâm nhập sâu hơn vào vùng da bị kích ứng. Hãy sử dụng các loại thuốc mỡ, kem bôi để cải thiện.

  • Tắm nắng

Điều mà ít người nghĩ tới khi điều trị bệnh vảy nến đó chính là tắm nắng. Một số nghiên cứu chứng minh nếu tắm nắng 2 – 3 lần/tuần vào buổi sáng sớm sẽ giúp cải thiện da bị vảy nến nhờ vitamin D.

Nên tắm nắng để cải thiện da bị vảy nến
Nên tắm nắng để cải thiện da bị vảy nến
  • Tránh xa môi trường bụi bẩn ô nhiễm

Tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, tác nhân gây kích ứng da thường xuyên sẽ chỉ khiến bệnh vảy nến thêm nặng. Do đó bạn cần hạn chế tối đa bằng cách tránh tiếp xúc, sử dụng đồ bảo hộ kín toàn thân.

  • Tập luyện thể dục thể thao

Lựa chọn môn thể thao lành mạnh, nhẹ nhàng giúp tăng cường sức đề kháng cải thiện tình trạng viêm ngứa da. Yoga, đi bộ hay đạp xe đều rất tốt cho sức khỏe của bạn.

  • Thăm khám định kỳ

Khi bệnh chưa dứt điểm hẳn người bệnh vẫn cần sự trợ giúp của bác sĩ. Chính vì vậy hãy tái khám theo chỉ định để theo dõi tiến triển bệnh cũng như áp dụng phương pháp trị bệnh phù hợp.

Có thể thấy xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh vảy nến không hề đơn giản. Tùy theo cơ địa, mức độ tổn thương, tác nhân gây bệnh mà bác sĩ, chuyên gia sẽ đưa lời khuyên bệnh vảy nến kiêng ăn gì, nên ăn gì tốt.  Do đó hãy lắng nghe và tuân thủ đúng theo hướng dẫn để sớm đạt được kết quả mong muốn.

Chia sẻ

Giải pháp từ các chuyên gia hàng đầu với 40 năm kinh nghiệm này đang được đánh giá là bước đột phá giúp hàng ngàn người thoát khỏi bệnh da liễu dai dẳng, ngăn nguy cơ tái phát

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua