15+ Thuốc Trị Vảy Nến Hiệu Quả Và Mới Nhất Hiện Nay

Đánh giá bài viết

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị vảy nến, từ Tây y cho đến Đông y. Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà lựa chọn loại thuốc sao cho hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau là điều cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa tái phát. Tham khảo top 15+ thuốc chữa vảy nến hiệu quả và mới nhất hiện nay trong bài viết dưới đây. 

Top các loại thuốc chữa bệnh vảy nến Tây Y mới nhất

Sử dụng các loại thuốc Tây Y được rất nhiều người ưa chuộng bởi đem lại hiệu quả cải thiện các triệu chứng nhanh chóng. Giúp cải thiện ngứa rát, sưng viêm, da bong tróc. 

Phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Phổ biến nhất vẫn là thuốc mỡ, kem bôi, gel thoa ngoài da và kem dưỡng thể. Dưới đây là một số loại thuốc trị vảy nến hiệu quả nhất mà bạn đọc có thể tham khảo.

Các loại thuốc bôi ngoài da trị vảy nến

Đây là phương pháp điều trị đầu tiên được khuyên dùng cho bệnh nhân vảy nến từ nhẹ đến trung bình. Thuốc bôi có tác động tại chỗ, đem lại hiệu quả giảm ngứa, đau rát, giải phóng tức thì vùng da bị tổn thương. Vậy khi bị vảy nến bôi thuốc gì thì hiệu quả?

Acid Salicylic

Đây là loại kem bôi dạng mỡ có thể cần kê đơn hoặc không.

Kem thoa da chứa Acid Salicylic điều trị vảy nến

Công dụng: Cấp ẩm cho da, giảm khô da, thúc đẩy và loại bỏ bong tróc da, bong lớp sừng, hạn chế lây lan sang các vùng da lân cận. Đồng thời kháng khuẩn, sát trùng, ngừa viêm nhiễm.

Chỉ định: Sử dụng cho bệnh vảy nến da đầu, vảy nến toàn thân, viêm da đầu và các trường hợp bong tróc da khác.

Tác dụng phụ: Sử dụng quá liều, thoa trên vùng da quá rộng có thể kích ứng da, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, phát ban, gây rụng tóc tạm thời. 

– Lưu ý: Tránh bôi vào mắt, miệng, niêm mạc và hậu môn.

Kem chứa Steroid 

Các loại kem chứa Steroid thường được kê gồm Flucinar, Tempovate, Eumovate, Lorinden, Diprosone, Sicorten,…

Công dụng: Giảm ngứa, chống viêm, ngăn cản sự tăng sinh quá mức tế bào, cải thiện bong tróc da.

Chỉ định: Thuốc trị vảy nến chứa Steroid dùng cho trường hợp nhẹ đến nặng.

Tác dụng phụ: Dùng hàm lượng cao tối đa 2 tuần, lạm dụng có thể gây kích ứng da, đỏ rát da, bỏng da, nổi ban, teo da, mỏng da. 

Retinoid dạng kem bôi 

Đây là một dạng vitamin A tổng hợp, các chế phẩm này không có hiệu quả nhanh như Steroid. Một số loại thuốc chữa vảy nến có chứa thành phần Retinoid như Tretinoin, Retinoid, Tazorac, Avage,… 

Kem trị vảy nến Tretinoin Cream

– Công dụng: Điều hòa tăng trưởng và biệt hóa tế bào sừng, làm chậm quá trình viêm, giảm vảy sừng, tái tạo tế bào biểu bì da, kích thích tái tạo mô liên kết.

– Chỉ định: Dùng cho các trường hợp vảy nến toàn thân, diện rộng, vảy nến thể mủ và viêm khớp vảy nến. 

– Tác dụng phụ: Có thể khiến da bị khô, dễ bị kích ứng, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ có thai, dự định có thai và đang cho con bú, có thể gây dị tật bẩm sinh, rối loạn phát triển thai nhi.

Thuốc trị vảy nến Anthralin

Anthralin có tên biệt dược là Dritho – Scalp, một số loại kem thường được kê dùng như Zithranol Shampoo (Anthralin 1%),… Bác sĩ da liễu thường sử dụng loại kem này kết hợp với quang liệu pháp để điều trị vảy nến. 

– Công dụng: Làm bình thường hóa hoạt động tăng trưởng tế bào da, loại bỏ vảy nến, chống viêm nhiễm, làm chậm quá trình tăng sinh quá mức tế bào sừng.

– Chỉ định: Thường dùng cho người vảy nến thể mảng và vảy nến da đầu.

Tác dụng phụ: Dùng trong thời gian dài có thể gây kích ứng da, nổi mẩn ngứa, phát ban đỏ. 

– Lưu ý: Không để dính thuốc vào mắt, trong vòng 1 tiếng sau khi bôi thuốc không tắm nước nóng. Thuốc có thể nhuộm màu trên da tay, tóc, quần áo, nên sử dụng găng tay và quần áo cũ, rộng thoáng.

Thuốc mỡ chứa Coal Tar

Đây là một trong loại thuốc chữa vảy nến lâu đời nhất. Thuốc Coal Tar thực chất là một loại than đá, được sản xuất từ các sản phẩm trong quá trình chưng cất than dầu khí. 

Bên cạnh thuốc mỡ, Coal Tar còn được bào chế thành dầu gội đầu, phổ biến nhất là thuốc mỡ Goudron và dầu gội Fragrance.

Dầu gội đầu Coal Tar chuyên dùng cho vảy nến da đầu

– Công dụng: Làm chậm sự tăng sinh của tế bào da, giảm ngứa, giảm viêm nhiễm, hạn chế tổn thương lan rộng, giảm các triệu chứng của vảy nến.

– Chỉ định: Thích hợp cho vảy nến da đầu và vảy nến toàn thân. 

– Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra mụn nhọt, phát ban, viêm nang lông.

– Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc chứa Coal Tar khi có chỉ định của bác sĩ. Sản phẩm có mùi hơi hăng, khó chịu, dễ bám bẩn màu đen xám lên quần áo, giường ngủ.

Thuốc chữa vảy nến dạng mỡ Calcipotriol

Đây là một trong những loại thuốc chữa vảy nến hiệu quả, nhất là khi kết hợp với kem bôi có chứa Corticosteroid. Một số loại thuốc chứa thành phần Calcipotriol thường dùng kể đến như Daivonex, Daivobet,…

– Công dụng: Biệt hóa, ức chế sự tăng sinh của tế bào da, giảm các phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, cải thiện các triệu chứng bệnh. 

– Chỉ định: Dùng cho các trường hợp vảy nến thông thường và thể mảng ở mức độ nhẹ đến trung bình. 

– Tác dụng phụ: Lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng tồn đọng canxi tại chỗ, tăng canxi huyết, làm thâm, cứng da, tăng nguy cơ mắc tim, thận.

– Lưu ý: Không bôi quá 16% diện tích da cơ thể, liều dùng không quá 100g/tuần. Sau khi bôi thuốc phải rửa tay sạch sẽ ngay lập tức.

Thuốc uống và tiêm trị vảy nến hiệu quả

Tuỳ tình trạng bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống hoặc tiêm

Trong một số trường hợp vảy nến nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch, sau khi dùng thuốc bôi. Đây là các loại thuốc trị vảy nến có hoạt tính tương đối mạnh, liều dùng hạn chế so với thuốc bôi. Do đó, người bệnh cần phải cẩn trọng và tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. 

Thuốc Retinoid đường uống

Retinoid là các dẫn xuất vitamin A, dùng để điều trị vảy nến trung bình cho đến nặng bằng cách giảm tăng sinh các tế bào da. 

Loại thuốc dạng uống Retinoid được cục FDA chấp nhận sử dụng trong điều trị vảy nến là Acitretin (Soriatane), thường được khuyên kết hợp với quang trị liệu.

– Công dụng: Giảm tăng sinh tế bào da, cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến. 

– Chỉ định: Dùng cho bệnh nhân vảy nến trung bình đến nặng, vảy nến toàn thân và vảy nến thể mủ.

– Tác dụng phụ: Ảnh hưởng chức năng của gan, mỡ máu do đó người bệnh được yêu cầu xét nghiệm chỉ số men gan, mỡ máu thường xuyên. Phụ nữ có thai không được sử dụng, có thể gây dị tật bẩm sinh.

– Lưu ý: Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản phải ngừng uống thuốc Retinoid trong ít nhất 3 năm trước khi mang thai.

Cyclosporine

Đây là loại thuốc có hiệu quả cao trong ức chế hệ miễn dịch của cơ thể.

Thuốc tiêm trị vảy nến nặng Cyclosporine

– Công dụng: Ức chế hệ miễn dịch, giảm tăng sinh tế bào da, cải thiện các triệu chứng, ngừa tái phát bệnh. 

– Chỉ định: Dùng cho bệnh nhân vảy nến mức độ nặng, diện tích vảy nến rộng toàn thân. 

– Tác dụng phụ: Sử dụng trong thời gian dài làm tăng nguy cơ cao huyết áp. 

– Lưu ý: Bác sĩ yêu cầu thường xuyên xét nghiệm máu, kiểm tra và theo dõi huyết áp. Chỉ dùng trong thời gian ngắn từ 3 – 6 tháng, tuân thủ tuyệt đối yêu cầu của bác sĩ.

Thuốc Methotrexate

Methotrexate được sử dụng như một loại thuốc hóa trị ung thư và chữa các loại viêm khớp khác nhau. Đây là thuốc chữa vảy nến hiệu quả nhất với người mắc bệnh thể mủ và thể mảng.

– Công dụng: Ngăn ngừa phản ứng miễn dịch, giảm tăng sinh tế bào da, cải thiện viêm da, bong tróc vảy. 

– Chỉ định: Dùng cho viêm khớp vảy nến, vảy nến thành mảng và mủ, cho các trường hợp vừa đến nặng.

– Tác dụng phụ: Gây mệt mỏi, khó chịu ở dạ dày, chán ăn. Sử dụng lâu dài gây tác dụng phụ nghiêm trọng ở máu như giảm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, gây tổn thương gan. 

– Lưu ý: Cần phải đi xét nghiệm máu thường xuyên để có biện pháp xử lý. Phụ nữ mang thai hoặc đang có ý định mang thai tuyệt đối không dùng, làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. Nam giới đang sử dụng thuốc cần sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục để nữ giới không mang thai thời điểm này.

Hydroxyurea

Loại thuốc trị vảy nến này có thể sử dụng với quang liệu pháp nhưng hiệu quả đem lại không tốt như sử dụng thuốc Cyclosporin và Methotrexate. 

Thuốc trị vảy nến dạng viên uống Hydroxyurea Capsules vỉ 500mg

– Công dụng: Giảm đau do viêm nhiễm, giảm thiểu các triệu chứng và ngừa tái phát. 

– Chỉ định: Dùng cho bệnh vảy nến nặng.

– Tác dụng phụ: Giảm hồng cầu gây thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu.

– Lưu ý: Phụ nữ có thai, chuẩn bị mang thai không sử dụng do nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi và sảy thai.

Chế phẩm sinh học – Thuốc chữa vảy nến mới nhất

Các chế phẩm sinh học là thuốc chữa bệnh vảy nến được làm từ protein người hoặc động vật, hiệu quả, tân tiến nhưng rất đắt tiền. 

Các loại thuốc này được sử dụng bằng cách tiêm hoặc truyền vào cơ thể. Một số loại thuốc sinh học đã được phê duyệt gồm: Adalimumab, Brodalumab, Certolizumab, Etanercept, Infliximab,…

– Công dụng: Tác động vào phản ứng miễn dịch của cơ thể đem lại hiệu quả điều trị cao. 

– Chỉ định: Bệnh nhân vảy nến nặng, viêm khớp vảy nến, không đáp ứng với những phương pháp điều trị truyền thống.

– Tác dụng phụ: Đem lại hiệu quả nhanh chỉ sau một vài tuần. Tuy nhiên người bệnh cũng phải đối mặt với tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gặp ở gan, thận, nhiễm trùng và một số bệnh ung thư. 

– Lưu ý: Phụ nữ mang thai và có ý định mang thai không được sử dụng, có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi. Người bệnh viêm khớp vảy nến không được sử dụng thuốc sinh học Efalizumab.

Các liệu pháp trị vảy nến hiện đại 

Bên cạnh những loại thuốc dạng bôi, tiêm hoặc uống, tùy tình trạng mà người bệnh có thể được yêu cầu kết hợp thêm các liệu pháp điều trị hiện đại. 

Liệu pháp laser

Sử dụng tia laser chiếu thẳng vào khu vực da bị vảy nến, tấn công tế bào da. Sau khoảng 4 – 5 tuần điều trị, các mảng da mỏng dần, giảm nhanh các triệu chứng vảy nến. 

Liệu pháp Laser chữa vảy nến hiện đại

Liệu pháp này không gây đau đớn, không tổn thương đến các vùng da lành lân cận. Một số trường hợp bị đỏ da hoặc phồng rộp nhẹ.

Quang trị liệu

Quang trị liệu hay còn được gọi là liệu pháp ánh sáng, sử dụng tia cực tím để ngăn chặn sự phát triển tế bào da quá mức. Có hai cách quang trị liệu phổ biến gồm:

– PUVA: Kết hợp chiếu tia cực tím UVA với thuốc Psoralen.

– UVB: Chiếu ánh sáng cực tím UVB băng rộng hoặc UVB băng hẹp. 

Mặc dù hiệu quả nhưng sử dụng quang trị liệu làm tăng nguy cơ ung thư da. Sử dụng tia UVB băng hẹp được đánh giá đem lại hiệu quả cao nhất, bởi đem lại hiệu quả tương đương PUVA nhưng ít có khả năng gây ung thư hơn.

Do đó, các bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện chiếu tia với hàm lượng và thời gian phù hợp. Phương pháp quang trị liệu không gây đau đớn. 

Nhìn chung, các loại thuốc Tây đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng sau một thời gian ngưng sử dụng, bệnh vảy nến có nguy cơ tái phát trở lại. Đặc biệt, sử dụng thuốc Tây tùy tiện hoặc dùng trong thời gian dài có thể gây ra phản ứng ngược, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những lưu ý cần nhớ khi sử dụng thuốc trị vảy nến 

Bệnh vảy nến là căn bệnh mãn tính rất khó điều trị, đòi hỏi cần kiên trì trong thời gian dài. Bên cạnh đó, trong quá trình dùng thuốc chữa bệnh vảy nến, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây.

– Thăm khám y tế và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Tiến hành các xét nghiệm tiểu cầu, HCG, CD4, phân tích tế bào máu, chụp X-quang trước khi sử dụng thuốc. 

– Người già, người suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV, giảm tiểu cầu, đang dùng vắc-xin sống hay đang mắc bệnh nhiễm trùng cẩn trọng khi dùng thuốc sinh học.

– Người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng với bất cứ thành phần nào của bài thuốc, phụ nữ mang thai và cho con bú không sử dụng thuốc Tây để điều trị. 

– Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng như đau đầu, nhức mỏi, người mệt mỏi, sốt, nhiễm trùng cơ hội. Trong khoảng 6 – 12 tuần điều trị đầu tiên có thể bùng phát vảy nến cấp tính. 

– Phụ nữ mang thai mắc vảy nến điều trị như thế nào? Trường hợp này bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp chữa an toàn. Các loại thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc truyền vào sữa mẹ, ảnh hưởng đến em bé. 

– Bệnh nhân mắc vảy nến nên ăn gì? Rau có màu xanh đậm như cải xoăn, bina, húng tây, thì là; hoa quả giàu vitamin như bơ, anh đào, đu đủ; thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá mòi; hạt như hạnh nhân, óc chó,…

Bệnh nhân vảy nến nên ăn nhiều rau củ màu xanh đậm

– Nên kiêng ăn gì? Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, thịt đỏ, các sản phẩm từ bơ, sữa, bia rượu, chất kích thích, đồ uống có cồn,…

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, kiểm soát cân nặng. Bởi theo nghiên cứu, người béo phì có nguy cơ mắc vảy nến cao hơn, nếu mắc bệnh các triệu chứng cũng nghiêm trọng hơn. Nguyên do lớp mỡ dưới da chứa một số protein có khả năng kích hoạt phản ứng viêm.

Trên đây là tổng hợp các loại thuốc trị vảy nến hiệu quả nhất và được sử dụng rộng rãi. Trong đó, sử dụng các bài thuốc Đông y được đánh giá cao hơn hẳn bởi điều trị tận căn nguyên gây bệnh. Bên cạnh đó, trước khi sử dụng bất cứ bài thuốc nào, bạn cần thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua