Cách chữa mẩn ngứa ở trẻ: Tìm đúng nguyên nhân, trị bệnh tận gốc

4.5/5 - (17 bình chọn)

Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở trẻ khiến bé khó chịu, quấy khóc cả ngày. Ở những diễn biến nặng, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh và biện pháp chữa trị dứt điểm là vô cùng cần thiết mà các bậc phụ huynh cần phải nắm được. 

Các vị trí mẩn ngứa ở trẻ thường gặp

Nổi mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là bệnh lý phổ biến thường gặp, gây rất nhiều phiền toái cho trẻ trong sinh hoạt và cuộc sống bởi cảm giác khó chịu. Có rất nhiều loại nổi mẩn ngứa ở trẻ em, dưới đây là một số loại phổ biến thường gặp nhất:

Trẻ bị mẩn ngứa ở tay chân

Biểu hiện đặc trưng của tình trạng này là các nốt mụn đỏ, đầu có thể chứa mủ, tạo cho trẻ cảm giác ngứa ngáy, châm chích rất khó chịu. Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng cụ thể, cha mẹ có thể chẩn đoán trẻ bị mẩn ngứa ở gan bàn chân do những bệnh lý như mề đay, dị ứng, tay chân miệng, viêm da cơ địa, chàm tổ đỉa…

Trẻ bị mẩn ngứa ở tay chân gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu
Trẻ bị mẩn ngứa ở tay chân gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu

Trẻ bị mẩn ngứa ở cổ

Một trong những triệu chứng về da liễu thường gặp nhất ở trẻ nhỏ là nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ. Biểu hiện của tình trạng này là vùng da cổ của trẻ mọc nhiều nốt mẩn đỏ, gây ngứa rát, có thể xuất hiện kèm mủ trắng hoặc vàng nếu bệnh diễn biến nặng. 

Thông thường, ở một số bệnh lành tính thì triệu chứng này có thể tự biến mất sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh mề đay, nhiễm nấm da, ghẻ, hắc lào… cha mẹ cần phát hiện sớm để có những biện pháp điều trị kịp thời. 

Trẻ mẩn ngứa ở mặt 

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa như dị ứng thời tiết, chàm sữa, mề đay, dị ứng… hoặc tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài dễ gây kích ứng da. Triệu chứng đặc trưng của những tình trạng này là bé xuất hiện nhiều nốt mụn đỏ ở vùng má, xung quanh miệng, mí mắt… gây ngứa ngáy, châm chích, có thể sưng phù rất khó chịu. Ở tình trạng nặng, các nốt mẩn đỏ có thể chứa mủ, rất dễ nhiễm trùng nếu không được vệ sinh, sát khuẩn sạch sẽ. 

Nổi mẩn ngứa ở mặt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ
Nổi mẩn ngứa ở mặt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ

Trẻ bị mẩn ngứa ở đầu

Tình trạng này khiến trên đầu trẻ xuất hiện nhiều nốt mẩn, có màu hồng nhạt, ở đầu mụn có thể ngứa chất lỏng màu trắng hoặc vàng. Triệu chứng này thường không nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ, có thể tự hồi phục mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ, nhẹ nhàng, tránh tổn thương da trẻ dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm…

Trẻ bị mẩn ngứa ở bụng

Nổi mẩn đỏ ở bụng là một tình trạng phổ biến, rất dễ gặp ở trẻ nhỏ. Biểu hiện đặc trưng là trẻ nổi mẩn đỏ li ti thành vùng lớn ở bụng, lưng và có thể lan ra toàn bộ cơ thể. Hiện tượng này là một dạng tổn thương da khiến trẻ gặp những triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sức khỏe của trẻ.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến như dị ứng thời tiết, côn trùng cắn, chàm sữa, thủy đậu, mề đay… Tùy thuộc vào nguyên nhân và những triệu chứng cụ thể, cha mẹ nên can thiệp sớm để điều trị dứt điểm, tránh bệnh chuyển biến nguy hiểm. 

Nổi mẩn ngứa ở bụng khiến trẻ có triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy
Nổi mẩn ngứa ở bụng khiến trẻ có triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy

Ngoài các loại nêu trên, có một số trường hợp trẻ nổi mẩn ngứa ở tay và chân, ở háng… Ở những diễn biến nặng, có thể dẫn đến nổi mẩn đỏ ngứa khắp người ở trẻ nhỏ. Lúc này, cha mẹ nên nhanh chóng cho con đến bệnh viện để thăm khám và nhận được phác đồ điều trị của bác sĩ.

Nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân rất khác nhau dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ em. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra như sau:

  • Do di truyền: Nổi mẩn đỏ có tính di truyền, khi bố mẹ có tiền sử bị mẩn ngứa thì sẽ tăng nguy cơ con bị mắc tình trạng này hơn.
  • Do dị ứng thời tiết: Khi thời tiết đột ngột thay đổi, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, không thể thích ứng kịp nên thường gây kích ứng da, xuất hiện tình trạng nổi mẩn ngứa khắp người ở trẻ nhỏ hoặc chỉ ở một số vị trí nhất định như lưng, mặt, chân…
  • Do thực phẩm: Cha mẹ cho trẻ ăn một số thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, trứng, đậu phộng… cũng sẽ gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ. Ngoài ra, mẹ đang cho con bú cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này để tránh hiện tượng bài tiết qua sữa mẹ.
  • Do mắc các bệnh lý về da liễu: Tình trạng sốt nổi mẩn ngứa ở trẻ em có thể do một số bệnh lý gây ra (như mề đay, viêm da kích ứng, viêm da tiết bã, nhiễm nấm Candida…)
  • Do các yếu tố bên trong cơ thể: Bé bị nhiễm giun sán, dị ứng thuốc, chức năng gan, thận suy giảm… cũng sẽ phát ra ngoài làn da, gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở nhiều bộ phận trên cơ thể như chân, tay, mặt…

Hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em cảnh báo bệnh gì?

Tùy thuộc vào những triệu chứng cụ thể, mẩn ngứa ở trẻ có thể là dấu hiệu của một số bệnh về da liễu. Dưới đây là những bệnh lý phổ biến mà trẻ em dễ mắc phải khi trẻ có biểu hiện nổi mẩn đỏ trên cơ thể:

Mụn hạt kê

Đây là một bệnh lý lành tính, có thể tự cải thiện sau vài tuần mà cha mẹ không cần chữa trị. Mụn hạt kê có nguồn gốc từ nang lông, ống dẫn mồ hôi và ống tuyến bã. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là xuất hiện các nốt mẩn sẩn, có màu hồng nhạt hoặc màu trắng, tập trung chủ yếu ở vùng mặt và phần thân cơ thể.

Mụn hạt kê là một bệnh lý lành tính, có thể tự biến mất mà không cần điều trị
Mụn hạt kê là một bệnh lý lành tính, có thể tự biến mất mà không cần điều trị

Nổi mề đay 

Trẻ mẩn ngứa ở mặt, chân tay… có thể do nguyên nhân nổi mề đay. Đây là bệnh lý do hệ miễn dịch giải phóng Histamin vào mao mạch trung bì gây ra tình trạng da nổi mẩn đỏ và gây ngứa. Nổi mề đay ở trẻ thường khởi phát do ăn các thực phẩm dị ứng, thời tiết thay đổi đột ngột, tiếp xúc với phấn hoa, lông chó mèo hoặc môi trường ô nhiễm, bụi bẩn…

Mẩn ngứa nổi mề đay ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời, để bệnh nặng có thể gây ra biến chứng sốc phản vệ, khó thở… rất nguy hiểm.

Sốt phát ban 

Sốt phát ban là dạng bệnh lý truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, do virus sởi và Rubella gây ra. Triệu chứng đặc trưng của sốt phát ban là trẻ sốt cao liên tục, đỏ mắt, ho và mệt mỏi. Sau khi bệnh thuyên giảm, da bắt đầu xuất hiện các vùng phát ban, nổi mẩn đỏ như muỗi đốt. Ở một số trẻ bị nặng, mẩn đỏ sẽ xuất hiện thêm mủ xung quanh, nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn….

Sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ
Sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ

Rôm sảy

Trẻ bị mẩn ngứa ở tay chân, lưng, bụng hoặc toàn bộ cơ thể có thể là dấu hiệu của rôm sảy. Đây là tình trạng nổi mẩn đỏ thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Nguyên nhân của bệnh là do tuyến mồ hôi bài tiết liên tục gây bít tắc, ứ đọng lỗ chân lông khiến phát mẩn ngứa ở ngoài da. Rôm sảy là bệnh lành tính, có thể tự thuyên giảm sau một thời gian mà không cần chữa trị. 

Tay chân miệng

Tay chân miệng thường xuất hiện phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi. Triệu chứng của bệnh là sốt cao, xuất hiện mẩn đỏ gây ngứa rát, khó chịu. Cha mẹ cần lưu ý vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm trùng da. Đây là bệnh lý truyền nhiễm nên cần cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác để tránh lây lan.

Tay chân miệng là bệnh lý rất dễ lây lan, cần cách ly trẻ bệnh với các trẻ khác
Tay chân miệng là bệnh lý rất dễ lây lan, cần cách ly trẻ bệnh với các trẻ khác

Trẻ bị dị ứng 

Làn da trẻ rất nhạy cảm, dễ bị dị ứng với một số yếu tố như sữa tắm, nước hoa, phấn, lông thú cưng… Khi bị dị ứng, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện nhiều vùng mẩn đỏ gây ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ nhỏ. Cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa, thay quần áo cho trẻ khi tiếp xúc với các yếu tố trên. Dị ứng có thể tự biến mất mà không cần phải chữa trị bằng thuốc.

Giãn mao mạch

Giãn mao mạch có thể khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa trên da. Nguyên nhân là do hệ thống mạch máu dưới da giãn nở hơn so với bình thường. Hiện tượng này dẫn đến da bị xuất huyết và nổi mẩn đỏ bên ngoài. Khi dùng tay ấn mạnh xuống da, mẩn đỏ sẽ biến mất tuy nhiên khi bỏ tay thì mẩn đỏ lại xuất hiện trở lại. Khi trẻ mắc bệnh lý này có thể thay đổi sắc tố da, thường có màu sẫm hơn bình thường. 

Ngoài một số bệnh lý trên, mẩn ngứa ở trẻ có thể cảnh báo một số bệnh khác như bệnh hồng ban, chốc lở, nhiễm nấm da, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh… Nếu bệnh kéo dài không đỡ, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Thông thường, trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa đều không quá nguy hiểm khi cha mẹ biết vệ sinh đúng cách, tránh cho bé tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

Nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em có thể biến chứng nguy hiểm
Nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em có thể biến chứng nguy hiểm

Tuy nhiên, nếu trẻ không được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ hoặc cha mẹ áp dụng biện pháp điều trị không phù hợp có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm như sau:

Nhiễm trùng máu:

Khi da trẻ bị tổn thương nặng, hình thành các vết thương hở sẽ tạo điều kiện để virus, vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm da và nhiễm trùng huyết. Theo thống kê có đến 20 – 50% trẻ em bị nhiễm trùng máu có nguy cơ tử vong cao bởi tình trạng sốc nhiễm trùng. 

Viêm mủ màng phổi hoặc viêm phổi do tụ cầu:

Khi có vết thương hở, các vi khuẩn, kí sinh trùng sẽ tấn công vào phổi tạo thành dịch, bọt khí dư thừa. Lượng dịch này tăng lên đến mức giới hạn sẽ khiến bóng khí vỡ ra, làm trẻ khó thở. Biến chứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ sau này. 

Tràn mủ màng tim:

Nếu vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong sẽ dẫn đến viêm màng tim, chèn ép tim khiến cơ quan này khó co bóp đẩy máu, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể. 

Viêm màng não mủ:

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất nếu trẻ bị nổi mẩn ngứa không được điều trị đúng cách. Các virus, vi khuẩn sẽ tấn công tận sâu bên trong, đến tủy sống và màng não. Ở tình trạng này, trẻ có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị và cấp cứu kịp thời. 

Để tránh những biến chứng nguy hiểm nêu trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám nếu trẻ có một số biểu hiện như:

  • Trẻ bị nổi mẩn ngứa dữ dội, không có biện pháp ức chế được cơn ngứa.
  • Mẩn đỏ nhanh chóng lan ra toàn bộ cơ thể và không có biểu hiện thuyên giảm.
  • Các vùng mẩn đỏ xuất hiện mủ, có dấu hiệu lở loét, dễ nhiễm trùng.
  • Xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao liên tục, nôn…

Cách chữa dị ứng mẩn ngứa cho trẻ phổ biến hiện nay

Nếu trẻ bị mắc một số bệnh lý thông thường như rôm sảy, mụn sữa, chàm… thì cơ thể có thể tự hồi phục mà không cần phải chữa trị. Tuy nhiên, nếu xuất hiện dấu hiệu trẻ bị nổi mề đay, dị ứng thì cha mẹ cần áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh kéo dài gây biến chứng khác. Một số cách trị mẩn ngứa ở trẻ nhỏ phổ biến như sau:

Chữa mẩn ngứa ở trẻ nhỏ bằng thuốc Tây y 

Sử dụng thuốc Tây y sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng tức thì. Tuy nhiên, đối với trẻ em, hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu, dùng các loại thuốc Tây y để điều trị cần phải giảm một số thành phần có công dụng kháng viêm mạnh. Các loại thuốc phổ biến được bác sĩ kê đơn để điều trị mề đay, dị ứng cho trẻ sơ sinh như sau:

  • Thuốc kháng Histamine H1: Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn các cơn ngứa và tiêu ban nốt đỏ. Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này bao gồm Hydroxyzine, Loratadine (Claritin) và Cetirizine (Zyrtec)
  • Thuốc kháng Histamin H2: Nhóm thuốc này không được kê đơn lẻ để điều trị, thường được kết hợp cùng với thuốc kháng Histamine H1.
  • Corticosteroids: Loại thuốc này có công dụng mạnh hơn, thường được dùng sau khi thuốc kháng Histamine H1 và H2 không mang lại hiệu quả.
Chữa mẩn ngứa ở trẻ nhỏ bằng thuốc Tây y có thể phát sinh một số tác dụng phụ
Chữa mẩn ngứa ở trẻ nhỏ bằng thuốc Tây y có thể phát sinh một số tác dụng phụ

Cha mẹ cần lưu ý chỉ được sử dụng thuốc Tây y khi có chỉ định, kê đơn của bác sĩ bởi thuốc Tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như đau đầu, buồn nôn, sốt cao… 

Áp dụng một số biện pháp dân gian để loại bỏ mẩn ngứa

Biện pháp này được nhiều cha mẹ ưa chuộng vì lành tính và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, tác dụng chữa bệnh tương đối chậm và thường chỉ có hiệu quả ở giai đoạn khởi phát bệnh. Một số mẹo mà cha mẹ có thể áp dụng bao gồm:

Sử dụng lá khế giảm ngứa ngáy

  • Mẹ lấy một nắm lá khế sau đó ngâm rửa sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn
  • Cho lá khế vào nồi, thêm 2 lít nước sau đó đun nhỏ lửa liu riu khoảng 10 phút để dược chất trong lá khế hòa tan vào nước. 
  • Để nguội hoặc chế thêm nước sôi tắm cho bé. Lưu ý mẹ để nước ấm khoảng 50 độ để không làm tổn thương da cho bé.

Dùng nha đam xoa dịu da

Mẹ lấy một lá nha đam tươi rồi sơ chế bằng cách loại bỏ vỏ bên ngoài, chỉ giữ lại nguyên phần ruột. Thoa gel nha đam trực tiếp lên da kết hợp massage nhẹ nhàng để gel nha đam thẩm thấu vào da trẻ giúp giảm nhanh mẩn đỏ, ngứa ngáy. Sau đó rửa lại sạch gel bằng nước trắng. 

Chườm lạnh:

Chườm lạnh là phương pháp giảm ngứa ngáy đơn giản mà mẹ có thể áp dụng nhanh chóng. Khi thấy hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ngáy trên da trẻ mẹ có thể sử dụng túi chườm lạnh để thoa lên da trẻ. Chú ý thoa nhẹ nhàng và khoảng 5 phút để tránh tổn thương cho da. 

Chữa mẩn ngứa ở trẻ nhỏ bằng phương pháp dân gian lành tính và an toàn
Chữa mẩn ngứa ở trẻ nhỏ bằng phương pháp dân gian lành tính và an toàn

Ngoài ra phụ huynh có thể sử dụng một số loại lá thảo dược để tắm cho trẻ như: lá trà xanh, lá tía tô, lá kinh giới,… Tuy nhiên mẹo dân gian chỉ có tác dụng tạm thời, được áp dụng trong trường hợp bệnh mới chớm nở. Trường hợp da mẩn ngứa lâu ngày, trẻ quấy khóc, biếng ăn mẹ cần đưa bé tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

Cách trị mẩn ngứa cho trẻ bằng thuốc Đông y 

Thuốc Đông y là cách chữa mẩn ngứa ở trẻ em hiệu quả, an toàn và không gây tác dụng phụ. Đây là phương pháp phổ biến và được nhiều cha mẹ ưa chuộng vì tác động tận gốc căn nguyên gây bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Thuốc Đông y được bào chế từ 100% dược liệu quý từ thiên nhiên, an toàn cho cả người lớn và trẻ sơ sinh. Một số bài thuốc được nhiều người tin dùng nhất như sau: 

Các bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh tận gốc
Các bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh tận gốc
  • Bài thuốc 1: Tổng hợp các vị thuốc bao gồm độc hoạt, xuyên khung, cát cánh, cam thảo, thục địa, trần bì, đương quy (mỗi loại 12g); quế (8g); bạch chỉ và tế tân (mỗi loại 10g); thương nhĩ và xương bồ (mỗi loại 16g). Cha mẹ sắc cho trẻ uống hàng ngày với liều lượng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc 2: Tổng hợp các vị thuốc bao gồm kinh giới, ý dĩ, bạch chỉ, ké đầu ngựa, quế chi, lá đơn (mỗi loại 16g); phòng phong, đan sâm và tô tử (mỗi loại 12g). Cha mẹ sắc cho trẻ uống hàng ngày với liều lượng 1 thang/ngày.

Một số lưu ý khi chữa da nổi mẩn ở trẻ em 

Ngoài áp dụng một số cách trị mẩn ngứa ở trẻ nêu trên, cha mẹ cũng cần lưu ý về cách vệ sinh, chế độ ăn uống để tăng sức đề kháng cho trẻ và ngăn ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị mẩn đỏ ngứa như sau:

Nên cho trẻ ăn gì?

  • Cho trẻ uống nhiều nước để cấp ẩm cho da, tránh khô ráp khó chịu.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung các vitamin và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Cha mẹ cần bổ sung cho trẻ nhiều rau xanh và trái cây
Cha mẹ cần bổ sung cho trẻ nhiều rau xanh và trái cây

Trẻ nên kiêng ăn gì?

  • Cha mẹ không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ kích ứng da như thịt bò, hải sản, trứng, đậu phộng,…
  • Nếu trong quá trình cho con bú, mẹ cũng nên hạn chế ăn một số thực phẩm dễ dị ứng nêu trên.

Cách chăm sóc và phòng ngừa

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi.
  • Lựa chọn trang phục cho bé rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi.
  • Phòng ngủ và môi trường sống của trẻ phải khô thoáng, rộng rãi, tránh ẩm thấp.
  • Lựa chọn sữa tắm phù hợp, tránh các loại có chứa hóa chất và nhiều bọt gây kích ứng da. 
  • Quá trình vệ sinh cho trẻ sử dụng khăn mềm sạch riêng, tránh chà mạnh gây tổn thương da của trẻ. 

Trên đây là những nguyên nhân và cách trị mẩn ngứa ở trẻ hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. Cha mẹ cần quan sát và theo dõi thường xuyên, nếu thấy những dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. 

Xem thêm:

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo