Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

4.5/5 - (15 bình chọn)

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ là triệu chứng về da liễu rất phổ biến. Thông thường, các biểu hiện này lành tính và có khả năng tự phục hồi nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, ở những trẻ diễn biến nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm da, nhiễm khuẩn… Cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp chữa trị phù hợp. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ 

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm nên bị nổi mẩn đỏ ở cổ là dấu hiệu thường gặp. Triệu chứng này gây ra tình trạng tổn thương da, nổi nốt đỏ khiến trẻ ngứa rát và khó chịu. Đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý phổ biến như:

Nước bọt thừa hoặc vệt sữa

Khi trẻ sơ sinh bú mẹ thường bị chảy sữa từ khóe miệng xuống cổ hoặc trẻ tiết nước bọt quá nhiều cũng thường gặp phải tình trạng này. Khi đó, những vệt sữa, nước bọt thừa sẽ đọng lại tại vùng nếp gấp ở cổ tạo thành môi trường ẩm ướt. Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên nếu không được vệ sinh thường xuyên khô ráo sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây kích ứng da. Vùng cổ bé xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ khiến bé ngứa ngáy và khó chịu.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ có thể do nước bọt thừa hoặc vệt sữa
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ có thể do nước bọt thừa hoặc vệt sữa

Rôm sảy

Tình trạng này thường xuất hiện vào mùa hè, thời tiết nắng nóng và oi bức. Lúc này, cơ thể trẻ tiết mồ hôi liên tục kết hợp với bã nhờn làm bít tắc lỗ chân lông, gây ra triệu chứng mẩn ngứa da. Bệnh lý này lành tính và có thể tự biến mất sau một thời gian ngắn. 

Rôm sảy xuất hiện chủ yếu ở các vùng da tiết nhiều mồ hôi như cổ, lưng, bụng và mặt. Các vùng da này thường xuất hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, có thể kèm theo chất lỏng ở đầu mụn, gây ngứa rát và châm chích. 

Bệnh chàm sữa 

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ có thể là dấu hiệu của bệnh chàm sữa. Bệnh lý này thường xuất hiện ở những tháng đầu đời của trẻ rồi biến mất chỉ sau một thời gian. Chàm sữa thường mọc ở mặt, cổ, chân, tay, ngực và có biểu hiện là da nổi mẩn đỏ li ti, có vảy ở rìa xung quanh. Ở một số trẻ bị nặng có thể xuất hiện mủ trắng hoặc vàng ở đầu mụn. Lúc này thời gian khỏi bệnh sẽ lâu hơn. 

Bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở những tháng tuổi đầu đời của trẻ
Bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở những tháng tuổi đầu đời của trẻ

Trẻ bị hăm da ở cổ 

Tình trạng hăm da không chỉ xuất hiện ở bẹn, nách mà cả ở cổ, đặc biệt là những bé có thân hình mũm mĩm, bụ bẫm. Phần cổ của trẻ có nhiều nếp gấp, ứ đọng nhiều mồ hôi và cọ xát thường xuyên với nhau gây ra tình trạng hăm da. 

Ở vùng hăm này sẽ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, có mụn nước li ti ở đầu. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời các nốt mẩn đỏ có thể lở loét, gây tổn thương da nghiêm trọng. Do vậy, khi bé bắt đầu có triệu chứng đỏ ở cổ, cha mẹ cần phải lưu ý thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và khô ráo. 

Bé bị dị ứng thời tiết

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu nên không thích nghi kịp với sự thay đổi của thời tiết. Lúc này, trẻ sơ sinh bắt đầu nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ, bụng, chân, tay… hoặc toàn thân. Tình trạng này có thể xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như ho, sốt, đau họng, sổ mũi… Biểu hiện nổi mẩn đỏ có thể tự biến mất mà không cần điều trị bằng thuốc. 

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ có thể là triệu chứng của dị ứng thời tiết
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ có thể là triệu chứng của dị ứng thời tiết

Sốt phát ban

Sốt phát ban là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Đặc trưng của bệnh lý này là trẻ sốt cao liên tục trong nhiều ngày. Sau khi hết sốt, cơ thể trẻ sẽ bị phát ban, nổi mẩn đỏ thành vùng ở cổ, chân, tay, bụng… nhưng không tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Các nốt ban sẽ tự tiêu sau vài ngày mà không cần các biện pháp chữa trị. 

Viêm da tiết bã 

Bệnh lý này có nguyên nhân do rối loạn tuyến bã nhờn và nấm Malassezia furfur gây ra. Khi bị viêm da tiết bã, trẻ sẽ bị tổn thương vùng da mặt, cổ, đầu, bẹn. Triệu chứng của bệnh này là nổi mẩn đỏ trên da, một thời gian sẽ thành vảy bong tróc nhưng không gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. 

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ có nguy hiểm không?

Thông thường, tình trạng trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở cổ lành tính, khởi phát nhanh chóng và có thể tự hồi phục. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không chú ý vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ có thể làm bệnh diễn biến xấu đi, gây tổn thương và nhiễm trùng, nhiễm khuẩn da.

Ở một số trường hợp đặc biệt, tình trạng nổi mẩn đỏ này có thể kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính, dễ tái phát nhiều lần. Một số bệnh lý có thể theo trẻ cả đời ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, sự phát triển của bé.

Thông thường các biểu hiện nổi mẩn đỏ ở cổ trẻ sơ sinh là lành tính, không quá nguy hiểm
Thông thường các biểu hiện nổi mẩn đỏ ở cổ trẻ sơ sinh là lành tính, không quá nguy hiểm

Nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường như sốt cao liên tục, tiêu chảy, ngứa ngáy dữ dội, bỏ ăn… thì có thể trẻ đang mắc những bệnh lý khác nguy hiểm hơn. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân, chữa trị đúng cách.

Cách điều trị tình trạng trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở cổ 

Đối với trẻ sơ sinh hệ miễn dịch còn yếu, việc phòng ngừa, khắc phục tình trạng này phải ưu tiên các biện pháp an toàn và lành tính. Đồng thời, cha mẹ hạn chế tối đa sử dụng thuốc khi không cần thiết để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tùy mức độ và tình trạng bệnh của trẻ, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp điều trị như sau:

Chữa trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở cổ bằng thuốc Tây y 

Nếu bé nổi mẩn đỏ ở cổ kéo dài mà không thuyên giảm, cha mẹ có thể sử dụng thuốc Tây y để điều trị cho con. Một số loại thuốc thường được sử dụng phổ biến nhất bao gồm:

  • Thuốc kháng Histamine thể H1
  • Thuốc Corticoid có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm
  • Thuốc bôi chứa thành phần Menthol 
  • Dùng các loại kem dưỡng da dành cho trẻ sơ sinh 
Cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y vì có thể gây nhiều tác dụng phụ
Cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y vì có thể gây nhiều tác dụng phụ

Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý không sử dụng thuốc Tây cho trẻ sơ sinh khi chưa có chỉ định, kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Vì trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch và sức đề kháng rất yếu, điều trị thuốc Tây dễ khiến trẻ nhờn thuốc và gặp một số tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

Điều trị trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ bằng biện pháp dân gian

Các mẹo dân gian rất lành tính và không gây tác dụng phụ cho trẻ. Cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dân gian để chữa trị cho bé như sau:

  • Dùng nha đam: Cha mẹ lột lấy phần ruột của nha đam tươi để thoa trực tiếp lên cổ cho trẻ, để khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước ấm sạch. Cần lưu ý chỉ dùng phần ruột vì phần vỏ của nha đam có hoạt chất gây ngứa, có thể khiến triệu chứng mẩn đỏ chuyển biến xấu.
  • Tắm các loại nước lá: Cha mẹ chuẩn bị lá kinh giới/khế/tía tô/trầu không,… đun sôi với khoảng 2 – 3l nước rồi tắm cho trẻ. Lưu ý để nước nóng vừa phải và cho thêm một chút muối biển loãng. 
  • Chườm lạnh: Nhiệt độ thấp có thể ức chế nhanh chóng cơn ngứa. Bạn cho một chút đá vào miếng vải mỏng, chườm trực tiếp lên cổ của bé. Cần lưu ý chỉ chườm trong thời gian ngắn để tránh trẻ bị nhiễm lạnh.

Cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở cổ bằng thuốc Đông y 

Đây được xem là phương pháp an toàn và tối ưu, được nhiều cha mẹ tin dùng. Các bài thuốc Đông y tác động vào sâu căn nguyên gây bệnh, chữa dứt điểm, ngăn ngừa tái phát. Đặc biệt, phương pháp này được sử dụng hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên, lành tính và không gây các tác dụng phụ cho trẻ sơ sinh. 

Thuốc Đông y được bào chế từ 100% dược liệu thiên nhiên nên an toàn và lành tính
Thuốc Đông y được bào chế từ 100% dược liệu thiên nhiên nên an toàn và lành tính

Một số dược liệu thường được sử dụng như kim ngân hoa, ké đầu ngựa, xuyên khung, phòng phong, cát cánh, thục địa… Cha mẹ rửa sạch, sắc thành thuốc để ngâm, rửa vùng da bệnh cho bé chứ không uống. Tùy vào thể trạng của trẻ, bạn xin tư vấn của bác sĩ để gia giảm tỷ lệ các dược liệu cho phù hợp. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý chọn cơ sở khám chữa y học cổ truyền uy tín, chất lượng để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

Biện pháp ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ 

Để đạt hiệu quả tối ưu khi điều trị bệnh, cha mẹ cần vệ sinh và chăm sóc trẻ đúng cách. Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần phải lưu ý:

  • Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân dị nguyên như phấn hoa, lông thú cưng, mỹ phẩm, hóa chất…
  • Vệ sinh cơ thể cho trẻ thường xuyên, sạch sẽ để loại bỏ mồ hôi, bã nhờn, bụi bẩn…
  • Mẹ không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, trứng… để phòng ngừa bài tiết qua sữa cho con bú.
  • Nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để tăng sức đề kháng.
  • Lựa chọn loại sữa tắm, dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh để chống kích ứng da.
  • Cho trẻ mặc trang phục mềm mại, rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm mồ hôi.
  • Nếu trẻ tiết nhiều nước bọt và chảy xuống cổ, cha mẹ cần lau khô, tránh để da bé ẩm ướt trong thời gian dài.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc Tây y để điều trị nổi mẩn đỏ cho trẻ vì có thể phát sinh tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Mẹ có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho con qua đường bài tiết sữa.

Trên đây là một số bệnh lý thường gặp khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ và cách điều trị phù hợp, an toàn. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường như sốt cao liên tục, tiêu chảy, nôn mửa… cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ sơ sinh đến cơ quan y tế để thăm khám và điều trị để không gây biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm:

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo