Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để [Cha mẹ cần chú ý]

4.9/5 - (28 bình chọn)

Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa là hiện tượng thường gặp ở những năm đầu đời. Tình trạng này khiến bé quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn, ngủ không ngon giấc. Cha mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, ngăn chặn bệnh diễn tiến phức tạp. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa

Khi vừa mới sinh ra, sức đề kháng của trẻ còn yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện đồng thời làn da vô cùng mỏng manh, nhạy cảm nên bé rất hay bị nổi mẩn ngứa, dị ứng mày đay,…

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]
Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau
Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau

Mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh được xác định từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó những nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

  • Bị côn trùng đốt: Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy dễ phản ứng với nọc độc hay dịch tiết của côn trùng. Do đó khi thấy trẻ bị nổi mẩn ngứa, quấy khóc, khó chịu thì có thể trẻ bị kiến, muỗi hay một loại côn trùng nào đó đốt.
  • Thời tiết: Mẩn ngứa dị ứng thời tiết là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ có làn da nhạy cảm. Nhiệt độ thay đổi đột ngột, không khí nóng ẩm đặc biệt trong thời điểm giao mùa được xác định là nguyên nhân khiến làn da trẻ sơ sinh bị dị ứng nổi mẩn ngứa. Khi trời quá nóng, trẻ có thể bị hăm, nổi ban đỏ. Còn khi trời lạnh trẻ trở nên khô hơn nên dễ bị nổi mẩn ngứa, kích ứng. 
  • Do một số dị nguyên dễ gây kích ứng: Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa còn có thể là do da trẻ tiếp xúc với một số dị nguyên dễ gây kích ứng như: lông chó mèo, phấn hoa, khói thuốc, hóa chất từ bột giặt, nước xả vải,… 
  • Dị ứng thực phẩm: Nguyên nhân có thể là do mẹ thu nạp một số thực phẩm dễ gây kích ứng như: đậu phộng, sữa, trứng,… nên sau khi cho trẻ bú có thể khiến trẻ bị phát ban đỏ, ngứa ngáy kèm theo hiện tượng tiêu chảy.
  • Do di truyền: Nếu bố mẹ có tiền sử bị mắc mề đay mẩn ngứa thì nguy cơ trẻ sơ sinh sau khi ra đời bị mẩn ngứa là rất cao. 

Bên cạnh những nguyên nhân được đề cập, mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh còn có thể là triệu chứng sớm của một số bệnh lý về da cha mẹ cần chú ý. 

Mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh cảnh báo bệnh lý gì?

Mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh có thể là triệu chứng điển hình của một số bệnh lý về da mà cha mẹ cần chú ý. Tùy theo biểu hiện lâm sàng mà mẹ có thể phát hiện bệnh cho bé:

Bé bị hăm da

Trẻ từ 08 – 10 tháng tuổi là đối tượng dễ bị hăm da. Vết hăm thường xuất hiện ở vùng da nhiều nếp gấp, ứ đọng mồ hôi như nổi mẩn ngứa háng, bẹn, trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa ở cổ. Vùng da bị hăm sẽ xuất hiện mẩn đỏ li ti, nóng hơn những vùng da khác gây cảm giác khó chịu cho bé. 

Hiện tượng nổi mẩn ngứa có thể do bé bị hăm
Hiện tượng nổi mẩn ngứa có thể do bé bị hăm

Bé bị rôm sảy 

Rôm sảy là bệnh lý về da thường xuất hiện vào mùa nóng, mồ hôi khó bài tiết mà sẽ ngưng tụ dưới lớp thượng bì từ đó hình thành các đám mụn li ti có màu trắng hoặc màu đỏ. Mụn rôm thường mọc ở vùng da có nhiều mồ hôi như bẹn, nách, trán của trẻ. 

Mụn trứng cá sơ sinh

Hay còn được gọi là mụn nang kê, thường xuất hiện với bé 1 tuần tuổi. Cha mẹ có thể nhận biết bệnh khi thấy trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa ở mặt, đặc biệt ở hai bên má, một số bé bị nổi mụn sau lưng. Những đốm mụn này gây cảm giác đau rát khiến trẻ quấy khóc, đặc biệt khi tiếp xúc với sữa mẹ hay nước bọt. 

Sốt phan ban 

Cha mẹ chú ý tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn ngứa khắp người có thể cảnh báo bé bị sốt phát ban. Thời gian ủ bệnh thường 1 – 2 tuần, nốt mẩn đỏ thường phẳn và nằm ẩn tạo thành vùng da có quầng trắng. Trẻ nổi mụn và sốt kèm chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc cha mẹ cần cho bé đi thăm khám ngay để tránh biến chứng nguy hiểm. 

Cha mẹ chú ý khi bé bị mẩn ngứa khắp người bởi con có thể đang bị sốt phát ban
Cha mẹ chú ý khi bé bị mẩn ngứa khắp người bởi con có thể đang bị sốt phát ban

Bé có thể bị chàm (Eczema)

Chàm hay còn gọi là bệnh viêm da mãn tính, vùng da tổn thương của trẻ thường có màu đỏ, sờ thấy khô và có hiện tượng bong vẩy. Nếu chàm diễn tiến nặng có thể ứa nước, chảy mủ. 

Nhiễm nấm Candida

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn ngứa cũng có thể là triệu chứng sớm cảnh báo bé bị nhiễm nấm Candida. Tình trạng này thường xuất hiện ở vùng da có nhiều nếp gấp như bẹn, quanh mông. Nếu cha mẹ không phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời thì bệnh có thể lây lan ra vùng đùi, thậm chí biến chứng hình thành bệnh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ.  

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Cha mẹ cần lưu ý

Thông thường, trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa là hiện tượng khá phổ biến ( có khoảng 45% trẻ nhỏ gặp hiện tượng này). Tình trạng này có thể gây ra một số vùng tổn thương ngoài da khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, bỏ ăn, quấy khóc. Tuy nhiên sau một thời gian mẩn ngứa sẽ tự hết mà không cần can thiệp biện pháp y tế. 

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không được chủ quan mà không theo dõi điều trị. Bởi trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm, sức đề kháng còn non nớt nên chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây ra hệ quả khôn lường. 

Nếu cha mẹ không chữa dứt điểm mẩn ngứa có thể để lại nhiều biến chứng khôn lường
Nếu cha mẹ không chữa dứt điểm mẩn ngứa có thể để lại nhiều biến chứng khôn lường

Bệnh mẩn ngứa ở trẻ em nếu không điều trị sớm và đúng cách khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần, thậm chí gây ra biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng trẻ như:

  • Tràn mủ màng tim: Hiện tượng này xảy ra khi vi khuẩn ăn sâu vào máu khiến tim bị viêm dẫn tới tim bị chèn ép nên co bóp rất khó khăn. Tình trạng này sẽ làm thiếu hụt lượng máu đi nuôi cơ thể, kéo dài sẽ gây suy tim, mắc bệnh gan, thận. 
  • Viêm màng não mủ: Đây là biến chứng đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao khi vi khuẩn trong máu thâm nhập và gây ra nhiễm trùng nặng.
  • Sốc phản vệ: Mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh nếu không chữa trị kịp thời còn có thể gây biến chứng sốc phản vệ, nguy cơ tử vong cao. Khi thấy trẻ bị nổi mẩn kèm triệu chứng thở khò khè, sốt mê man, sưng phù mặt,… cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời.

Cách chữa mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh phổ biến hiện nay

Chữa mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh trước tiên cần đặt tính an toàn lên hàng đầu. Bởi lẽ cơ địa của trẻ rất nhạy cảm, hệ miễn dịch còn non yếu nếu không áp dụng đúng phương pháp có thể gây ra những tác dụng phụ khôn lường. Tây y, Đông y và mẹo dân gian là 3 cách chữa được sử dụng phổ biến. Mỗi cách chữa lại có những ưu – nhược riêng cha mẹ cần chú ý để lựa chọn phương pháp phù hợp cho bé.

Chữa mẩn ngứa cho bé bằng thuốc Tây

Một số loại thuốc Tây được sử dụng để giảm mẩn ngứa trên da trẻ. Tuy nhiên cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc để bôi hoặc cho trẻ uống nếu chưa tham vấn ý kiến bác sĩ.

Phụ huynh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ khi điều trị mẩn ngứa cho trẻ bằng thuốc Tây
Phụ huynh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ khi điều trị mẩn ngứa cho trẻ bằng thuốc Tây

Hiện nay, một số thuốc điều trị mề đay ở trẻ em được kê trong toa đơn bao gồm:

  • Nhóm thuốc kháng Histamine H1: Đây là nhóm thuốc được bào chế dưới dạng uống ( diphenhydramin) hoặc dạng kem bôi ngoài da ( hydroxyzin). Tác dụng của nhóm thuốc này đó là ngăn chặn thụ thể H1 – nguyên nhân chính gây kích ứng, nổi mẩn trên da từ đó giảm nhanh hiện tượng châm chích, nổi mẩn đỏ cho bé. 
  • Nhóm thuốc Corticosteroids: Với một số thuốc điển hình bao gồm: prednisone, betamethason,… Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm ngứa ngáy được chỉ định sử dụng khi trẻ không đáp ứng với thuốc kháng Histamine H1. Tuy nhiên, sử dụng thuốc Corticosteroids tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như: rối loạn hormone tăng trưởng, ảnh hưởng tới sự phát triển xương của trẻ. Do vậy cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng bác sĩ chỉ định.
  • Thuốc crotamiton: Được bào chế dưỡi dạng thuốc mỡ bôi ngoài da với liều lượng crotamiton 10% giúp thuyên giảm cảm giác ngứa ngáy, góp phần ngăn ngừa bội nhiễm da. 

Cách chữa nổi mẩn ngứa ở trẻ em theo mẹo dân gian 

Từ xa xưa, các bài thuốc chữa mẩn ngứa trong dân gian được lưu truyền từ đời cha sang đời con. Đây đều là những bài thuốc sử dụng thảo dược có sẵn trong vườn nhà nên khá an toàn và lành tính. Hơn nữa, đây còn là nguyên liệu rẻ tiền, cách thực hiện đơn giản, được nhiều mẹ tin tưởng.

Cha mẹ có thể tắm nước lá cho trẻ để giảm mẩn ngứa
Cha mẹ có thể tắm nước lá cho trẻ để giảm mẩn ngứa

Một số cách chữa mẩn ngứa cho trẻ theo dân gian bao gồm:

  • Tắm lá thảo dược: Đây là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn ngứa. Sử dụng một số lá thảo dược như: lá khế, lá tía tô, lá trà xanh, mướp đắng,… đun lấy nước tắm có thể cải thiện tình trạng mẩn ngứa ở mức độ nhẹ.
  • Dùng gel nha đam: Nha đam được biết tới với công dụng dưỡng ẩm cho da rất tốt. Cho đó cha mẹ có thể sử dụng gel nha đam khi thấy trẻ sơ sinh bị nổi mẩn ngứa ở cổ hay ở mặt. Mẹ lấy phần ruột trắng nha đam, sơ chế qua sau đó bôi lên vùng da tổn thương của bé khoảng 5 – 10 phút.
  • Tắm bột yến mạch: Thành phần trong bột yến mạch có tác dụng giảm kích ứng, cân bằng độ ẩm cho da, từ đó góp phần cải thiện tình trạng bong tróc, khô da. Mẹ lấy một lượng bột yến mạch vừa đủ sau đó trộn cùng sữa chua không đường. Thoa hỗn hợp lên vùng da bị mẩn ngứa, massage nhẹ nhàng khoảng 20 phút sau đó tắm lại với nước sạch. 

Các bài thuốc dân gian chữa mẩn ngứa chủ yếu có tính kháng khuẩn, làm dịu vùng da tạm thời. Chúng chỉ có tác dụng khi mẩn ngứa ở mức nhẹ, các triệu chứng vừa mới chớm nở. Khi bệnh kéo dài lâu thì cách này hầu như không mang lại hiệu quả.

Cách chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh bằng bài thuốc Đông y

Việc sử dụng thuốc Tây cho trẻ sơ sinh thường hạn chế bởi những tác dụng phụ của thuốc Tây có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, những bài thuốc Đông y chiết xuất từ thảo dược, an toàn lành tính ngày càng được cha mẹ tin tưởng và lựa chọn. 

Phương pháp Đông y điều trị mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh chú trọng loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Tức các bài thuốc sẽ đi sâu điều trị triệu chứng, đồng thời thanh nhiệt, tiêu độc giúp tăng cường chức năng gan, thận, ngăn chặn nguy cơ tái nhiễm. 

Cách chữa mẩn đỏ ngứa cho trẻ theo Đông y an toàn và hiệu quả cao
Cách chữa mẩn đỏ ngứa cho trẻ theo Đông y an toàn và hiệu quả cao

Các chuyên gia da liễu cũng đánh giá cao về phương pháp điều trị mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh theo Đông y. Một số vị thảo dược có tác dụng thanh lọc cơ thể, giảm kích ứng da được sử dụng như:

  • Bồ công anh: Bổ gan, giải độc cơ thể
  • Kim ngân cành: Thông mật, giải độc, trừ tà
  • Ké đầu ngừa: Lương huyết, khu phong
  • Xuyên khung: Nâng cao vinh vệ, cơ địa ổn định
  • Diệp hạ châu: Thanh lọc cơ thể, bổ gan, mát thận
  • Cúc tần: Cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, thông mật. 

Tuy nhiên để đạt được hiệu quả và đảm bảo tính an toàn tuyệt đối, cha mẹ cần tìm tới địa chỉ khám chữa YHCT uy tín.

Chăm sóc, phòng tránh trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa

Song song với việc điều trị mẩn ngứa bằng thuốc, mẹo dân gian, cha mẹ cũng nên chú ý tới quá trình chăm sóc, kiêng kỵ đúng cách cho trẻ. Từ đó giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng. 

  • Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ: Hằng ngày, mẹ nên vệ sinh, tắm gội sạch sẽ cho bé giúp ngăn chặn sự lây lan và phát triển của vi khuẩn. Thời gian bị mẩn ngứa, mẹ nên hạn chế sử dụng sữa tắm, dầu gội, thay vào đó hãy sử dụng một số loại lá thảo dược tắm cho trẻ. 
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Nếu mẩn ngứa kèm theo tình trạng da bị bong tróc, mẹ nên tìm kiếm một số loại kem dưỡng ẩm để thoa cho trẻ. Điều này giúp làm dịu vùng da, giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho con. Tuy nhiên sử dụng loại kem dưỡng ẩm nào mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 
  • Cắt móng tay, móng chân cho bé: Ba mẹ nên cắt ngắn móng tay, móng chân để hạn chế việc bé chà xát gây tổn thương da. 
  • Mặc quần áo rộng rãi: Nên lựa chọn quần áo, tã lót rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để thông thoáng da cho bé. 
  • Vệ sinh môi trường sống: Nên thường xuyên vệ sinh giường chiếu, môi trường đặt bé để đảm bảo không có các dị nguyên gây kích ứng cho da. 
  • Mẹ nên ăn uống hợp lý: Do trẻ sơ sinh tiếp nhận trực tiếp dinh dưỡng từ sữa mẹ vì thế mẹ nên thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn nhiều rau củ quả chứa nhiều vitamin, tránh thức ăn dễ gây dị ứng. 
  • Chăm sóc giấc ngủ cho con: Cho trẻ ngủ đủ giấc để nâng cao sức đề kháng giúp con chống chọi với bệnh tật tốt hơn. 

Tuy hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn ngứa không quá nguy hiểm nhưng cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Thay vào đó hãy chủ động theo dõi, quan sát các biểu hiện của trẻ từ đó có được biện pháp xử lý kịp thời, tránh biến chứng. Hy vọng thông tin bài viết có thể giúp ích cho cha mẹ trong việc chăm sóc, điều trị mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh.

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc đã nhận được phản hồi tích cực từ đông đảo người bệnh và giới chuyên môn về hiệu quả cũng như tính an toàn. [Xem review chi tiết]

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo